Dòng thời gian của hôn nhân cùng giới

Dưới đây là dòng thời gian các sự kiện quan trọng liên quan đến hôn nhân cùng giới và sự công nhận hợp pháp của các cặp đồng tính trên toàn thế giới.

Bảng tóm tắt thế kỉ 21

[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng tóm tắt dưới đây liệt kê theo thứ tự thời gian các quốc gia có chủ quyền (các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc thêm Đài Loan) đã hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới. Tính đến tháng 12 năm 2023, 35 quốc gia đã hợp pháp hóa.

Thời gian được ghi là khi hôn nhân giữa các cặp cùng giới bắt đầu được chứng nhận chính thức. Khi có sự khác nhau, thời gian đầu tiên là ngày hợp pháp hóa tại khu vực tài phán địa phương đầu tiên (tiểu bang, tỉnh hoặc quốc gia cấu thành) và ngày thứ hai là ngày hoàn thành cho tất cả các khu vực tài phán, không tính các lãnh thổ bên ngoài hoặc quyền tài phán của bộ lạc có bán-chủ quyền (trong trường hợp của Hoa Kỳ). Dấu gạch ngang cho biết hôn nhân cùng giới chưa hợp pháp ở tất cả các khu vực pháp lý. Đây là trường hợp của Vương quốc Hà Lan, nơi các quốc gia cấu thành Aruba, Curaçao và Sint Maarten chưa hợp pháp hóa.

Quốc gia
thành viên
Quyền tài phán
đầu tiên
Quốc gia phán quyết hoặc
quyền tài phán cuối cùng
 Hà Lan 2001
 Bỉ 2003
 Canada 2003 2005
Hoa Kỳ  Hoa Kỳ
2004 2015
 Tây Ban Nha 2005
 Nam Phi 2006
Na Uy  Na Uy 2009
 Thụy Điển 2009
 México 2010 2022
 Bồ Đào Nha 2010
 Iceland 2010
 Argentina 2010
 Brasil 2012 2013
 Đan Mạch 2012 2017
 Pháp 2013
 Uruguay 2013
 New Zealand
2013
 Anh Quốc
2014 2020
 Luxembourg 2015
 Ireland 2015
 Colombia 2016
 Phần Lan 2017
 Malta 2017
 Đức 2017
 Úc 2017
 Áo 2019
 Đài Loan 2019
 Ecuador 2019
 Costa Rica 2020
 Chile 2022
 Thụy Sĩ 2022
 Slovenia 2022
 Cuba 2022
 Andorra 2023
 Nepal 2023
 Estonia 2024
 Hy Lạp 2024

Theo châu lục

[sửa | sửa mã nguồn]

Các quốc gia công nhận được liệt kê dưới đây theo thứ tự thời gian.

Châu Âu là lục địa có nhiều nước công nhận hôn nhân cùng giới sớm nhất (2001) và nhiều nhất. Các nước công nhận hôn nhân cùng giới là các nước Tây và Bắc Âu như Hà Lan (2001), Bỉ (2003), Tây Ban Nha (2005), Na Uy (2009), Thụy Điển (2009), Bồ Đào Nha (2010), Iceland (2010), Đan Mạch (2012), Pháp (2013), Vương Quốc Anh (2014), Luxemburg (2015), Ireland (2015), Phần Lan (2017), Malta (2017), Đức (2017), Áo (2019), Thụy Sĩ (2022) và Slovenia (2022).

Hà Lan là nước đầu tiên mở rộng luật hôn nhân cho các cặp đồng tính, theo sự đề nghị của một ủy ban đặc biệt được Quốc hội chỉ định để xem xét vấn đề này từ năm 1995. Dự luật Hôn nhân cùng giới năm 2000 trình qua Quốc hội Hà Lan thảo luận, đã được Hạ viện thông qua với 103 phiếu thuận/33 phiếu chống.[1][2][3]. Sau đó Dự luật được Thượng viện phê chuẩn với 49 phiếu thuận/26 phiếu chống. Toàn bộ 26 phiếu chống lại dự luật ở thượng viện là của các nghị sĩ Kitô giáo, chiếm 26/75 số ghế tại thời điểm đó.[4][5] Luật hôn nhân cùng giới tại Hà Lan chính thức có hiệu lực từ ngày 04 tháng 1 năm 2001.[6][7]

Thị trưởng thành phố Liège, Willy Demeyer, cử hành lễ hôn nhân của một cặp đồng tính.

Bỉ là nước thứ 2 trên thế giới chính thức công nhận hôn nhân cùng giới, có hiệu lực từ 1 tháng 6 năm 2003. Ban đầu, Bỉ chỉ cho phép đám cưới của các cặp đồng tính ngoại quốc, nếu quốc gia họ cũng chấp nhận kiểu hôn thú này. Tuy nhiên luật pháp có hiệu lực vào tháng 10 năm 2004, cho phép bất cứ cặp nào làm đám cưới, nếu một trong 2 người đã sống ở đó ít nhất 3 tháng. Năm 2006, các cặp vợ chồng cùng giới được phép nhận con nuôi.[8][9]

Tây Ban Nha là nước thứ 3 trên thế giới đã hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới, luật có hiệu lực kể từ ngày 3 tháng 7 năm 2005, được ủng hộ bởi đa số người dân.[10][11]. Vào năm 2004, khi chính quyền của Đảng công nhân Xã hội chủ nghĩa mới được bầu, đã bắt đầu chiến dịch hợp pháp hóa hôn nhân cùng với quyền được nhận con nuôi của các cặp đồng tính.[12] Sau nhiều cuộc tranh luận, luật cho phép hôn nhân đồng tính đã được quốc hội Tây Ban Nha thông qua ngày 30 tháng 6 năm 2005. Nhà vua Tây Ban Nha Juan Carlos, mặc dù có 30 ngày để quyết định sự chấp thuận của hoàng gia, đã gián tiếp cho thấy sự tán thành bằng cách ký tên vào ngày 1 tháng 7 năm 2005. Luật đã được công bố một ngày sau đó.[13]

Na Uy trở thành quốc gia thứ 6 công nhận hôn nhân cùng giới. Luật hôn nhân cùng giới hợp pháp có hiệu lực tại Na Uy kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2009, khi một Dự luật về "hôn nhân trung tính" được ban hành sau khi được thông qua bởi cơ quan lập pháp Na Uy vào tháng 6 năm 2008[14][15].

Vào tháng 1 năm 2015, chính phủ Ireland đã đưa một dự luật để cải tổ hiến pháp ra quốc hội để biểu quyết. Theo dự luật, câu sau sẽ được thêm vào hiến pháp: "Một cuộc hôn nhân giữa hai người, không phân biệt giới tính, có thể được thực hiện theo quy định của luật pháp." Sau khi hạ viện đã đồng ý vào ngày 11 tháng 3 năm 2015, thượng viện đã thông qua vào ngày 27 tháng 3 năm 2015 với tỉ lệ ủng hộ áp đảo là 29/3.[16] Những cải tổ hiến pháp ngoài sự chấp thuận của quốc hội còn phải được sự đồng ý của người dân. Cuộc trưng cầu dân ý đã được tổ chức tại Ireland vào ngày 22 tháng 5 năm 2015, với 62,1% số phiếu đồng ý việc tổ hiến pháp công nhận hôn nhân cùng giới.[17] Bằng việc sửa đổi hiến pháp, Ireland trở thành nước đầu tiên chấp thuận hôn nhân cùng giới qua một cuộc trưng cầu dân ý.[18]

Ngày 29 tháng 10 năm 2015, Luật hôn nhân cùng giới chính thức có hiệu lực ở Ireland. Ireland cũng là nước có truyền thống Công giáo đầu tiên (với tỷ lệ gần 90% dân số theo đạo Thiên Chúa) thông qua luật về hôn nhân cùng giới bằng hình thức trưng cầu dân ý.[19][20]

Luật mới về hôn nhân thay thế cho hình thức quan hệ đối tác đăng ký áp dụng cho các cặp vợ chồng đồng tính đã tồn tại từ năm 1993. Luật mới trao cho các cặp vợ chồng đồng tính có đầy đủ các quyền như người dị tính, bao gồm cả quyền tổ chức tiệc cưới tại nhà thờ, quyền nhận con nuôi và hỗ trợ mang thai. Ngoài ra, luật mới cũng sửa đổi lại định nghĩa của hôn nhân dân sự để nó mang tính "trung lập".[21][22][23] Các cặp vợ chồng trong quan hệ đối tác đăng ký có thể giữ lại tình trạng đó hoặc chuyển đổi sang hình thức hôn nhân[15].

Châu Mỹ

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện tại các nước tại châu Mỹ công nhận hôn nhân cùng giới là Canada (2005), Argentina (2010), Brasil (2013), Uruguay (2013), Hoa Kỳ (2015), Costa Rica (2020), Chile (2022), Cuba (2022) và hầu hết các bang tại Mexico.

Ngày 20 tháng 7 năm 2005, Canada trở thành nước thứ 4 trên thế giới, và là nước đầu tiên ngoài Âu Châu, hợp thức hóa toàn quốc. Các quyết định của tòa án, bắt đầu từ năm 2003, đã hợp thức hóa hôn nhân cùng giới trong 8 của 10 vùng, mà số dân tổng cộng là 90% dân số Canada. Trước khi đạo luật được ra đời, đã có hơn 3.000 cặp đồng tính đã làm hôn thú trong những khu vực này.[24] Những quyền lợi về pháp lý mà có liên quan tới hôn nhân đã được mở rộng ra cho những cặp đồng tính sống chung với nhau từ năm 1999.

Một cặp mới cưới ở Minnesota ngay sau hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ở Hoa Kỳ

Ngày 15 tháng 7 năm 2010, thượng viện Argentina đã chấp thuận dự luật mở rộng quyền hôn nhân cho các cặp đồng tính, mà được ủng hộ bởi chính quyền của nữ tổng thống Cristina Fernández de Kirchner, tuy nhiên bị chống đối bởi nhà thờ Công giáo.[25] Luật mới có hiệu lực từ ngày 22.7.2010. Các cuộc trưng cầu dân ý cho thấy 70% người Argentina ủng hộ cho các cặp đồng tính cùng quyền hôn nhân như các cặp khác giới tính.[26] Argentina là nước đầu tiên ở Châu Mỹ Latin, nước thứ hai ở Châu Mỹ sau Canada, và nước thứ 10 trên thế giới chấp nhận hôn nhân cùng giới.[27],[28]

Ngày 26 tháng 6 năm 2015, Hoa Kỳ trở thành quốc gia thứ 21 trên thế giới hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới sau phán quyết của Tối cao Pháp viện tuyên bố hôn nhân đồng tính được công nhận ở tất cả 50 bang trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ. Trước đó, hôn nhân cùng giới đã được công nhận ở một số bang của Mỹ nhưng chưa áp dụng trên toàn quốc[29]

Công nhận chính thức hôn nhân cùng giới ở Nam Phi là do kết quả của quyết định tòa án hiến pháp vào ngày 1 tháng 12 năm 2005, theo đó luật hôn nhân hiện tại đã vi phạm chương 9 về quyền bình đẳng trong hiến pháp, bởi vì nó phân biệt căn bản về định hướng tình dục. Tòa án đã cho quốc hội một năm để chỉnh sửa sự bất công.[30][31] Luật mới đã được quốc hội thông qua vào ngày 14 tháng 12 năm 2006, với số phiếu thuận là 230 so với 41. Nó bắt đầu có hiệu luật vào ngày 30 tháng 11 năm 2006.[32] Nam Phi là nước thứ 5, cũng là nước đầu tiên ở châu Phi hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới.

Năm 2019, Đài Loan trở thành quốc gia/vùng lãnh thổ đầu tiên ở châu Á công nhận hôn nhân cùng giới.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Dutch Legislators Approve Full Marriage Rights for Gays”. Nytimes.com. ngày 13 tháng 9 năm 2000. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2011.
  2. ^ “Netherlands legalizes gay marriage”. BBC News. ngày 12 tháng 9 năm 2000. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2011.
  3. ^ “Dutch legalise gay marriage”. BBC News. ngày 12 tháng 9 năm 2000. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2011.
  4. ^ “Same-Sex Dutch Couples Gain Marriage and Adoption Rights”. Nytimes.com. ngày 20 tháng 12 năm 2000. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2011.
  5. ^ “Dutch gays allowed to marry”. BBC News. ngày 19 tháng 12 năm 2000. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2011.
  6. ^ “World's first legal gay weddings”. TVNZ. ngày 1 tháng 4 năm 2001. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2009.
  7. ^ “Dutch gay couples exchange vows”. BBC News. ngày 1 tháng 4 năm 2001. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2011.
  8. ^ “Belgium legalizes gay marriage”. UPI. ngày 31 tháng 1 năm 2003.
  9. ^ “Belgium backs gay adoption plans”. BBC News. ngày 2 tháng 12 năm 2005.
  10. ^ “Spain approves liberal gay marriage law”. St. Petersburg Times. ngày 1 tháng 7 năm 2005. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2007.
  11. ^ Giles, Ciaran (ngày 21 tháng 4 năm 2005). “Spain: Gay marriage bill clears hurdle”. Planetout.com. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2006.
  12. ^ “Spain's new government to legalize gay marriage”. SignonSanDiego.com. Reuters. ngày 15 tháng 4 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2009.
  13. ^ “Disposiciones Generales” (PDF) (bằng tiếng Tây Ban Nha). Boletin Oficial del Estado. ngày 2 tháng 6 năm 2005. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2007.
  14. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2015.
  15. ^ a b “New law in Norway grants gay couples marriage rights”. Usatoday.com. ngày 17 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2015.
  16. ^ Thirty-fourth Amendment of the Constitution (Marriage Equality) Bill 2015
  17. ^ [1]
  18. ^ “Ireland says Yes to same-sex marriage”. RTE. ngày 23 tháng 5 năm 2015.
  19. ^ Ireland chính thức ký luật hôn nhân đồng giới
  20. ^ “Ireland chính thức đưa hôn nhân đồng giới vào luật”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2015.
  21. ^ “Norway moves to legalise gay marriage • PinkNews”. Pinknews.co.uk. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2015.
  22. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2015.
  23. ^ Dennis Ravndal & Gjermund Glesnes and Øystein Eian (ngày 11 tháng 6 năm 2008). “Tårer da ekteskapsloven ble vedtatt” (bằng tiếng Na Uy). Verdens Gang. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2008.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  24. ^ “Canada passes bill to legalize gay marriage”. The New York Times. ngày 29 tháng 6 năm 2005. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2013.
  25. ^ Barrionuevo, Alexei (ngày 16 tháng 7 năm 2010). “Argentina Approves Gay Marriage, in a First for Region”. The New York Times. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2012.
  26. ^ Barrionuevo, Alexei (ngày 13 tháng 7 năm 2010). “Argentina Senate to Vote on Gay Marriage”. The New York Times.
  27. ^ Forero, Juan (ngày 15 tháng 7 năm 2010). “Argentina becomes second nation in Americas to legalize gay marriage”. seattletimes.nwsource.com. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2010.
  28. ^ Fastenberg, Dan (ngày 22 tháng 7 năm 2010). “International Gay Marriage”. Time. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2011.
  29. ^ “U.S. 21st country to allow same-sex marriage nationwide”. CNN. ngày 26 tháng 6 năm 2015.
  30. ^ “Media Summary: Minister of Home Affairs and Another v Fourie and Another, Lesbian and Gay Equality Project and Eighteen Others v Minister of Home Affairs and Others” (PDF). Constitutional Court of South Africa. ngày 1 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2011.
  31. ^ Bản mẫu:Cite SAFLII
  32. ^ “South Africa Gay Marriage Bill Goes To President”. 365Gay. ngày 28 tháng 11 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2009.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Làm thế nào để có lợi thế khi ra trường
Làm thế nào để có lợi thế khi ra trường
Chúng ta có thể có "điểm cộng" khi thi đại học nhưng tới khi ra trường những thứ ưu tiên như vậy lại không tự nhiên mà có.
Sức mạnh và khả năng của Lục Nhãn - Jujutsu Kaisen
Sức mạnh và khả năng của Lục Nhãn - Jujutsu Kaisen
Lục nhãn hay Rikugan là khả năng độc nhất, chỉ luôn tồn tại một người sở con mắt này trong thế giới chú thuật
Danh sách địa điểm du lịch Tết cực hấp dẫn tại Châu Á
Danh sách địa điểm du lịch Tết cực hấp dẫn tại Châu Á
Bạn muốn du lịch nước ngoài trong dịp tết này cùng gia đình hay bạn bè? Sẽ có nhiều lựa chọn với những vùng đất đẹp như mơ trong mùa xuân này. Dưới đây là những địa điểm du lịch tại Châu Á mà bạn phải đến trong dịp Tết này.
Kusanali không phải Thảo Thần của Sumeru
Kusanali không phải Thảo Thần của Sumeru
Thảo Thần là một kẻ đi bô bô đạo lý và sống chui trong rừng vì anh ta nghèo