Quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc bao gồm 193 quốc gia có chủ quyền là thành viên của Liên Hợp Quốc và có quyền đại diện bình đẳng ở Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.[1] Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới, vượt mặt Tổ chức Hợp tác Hồi giáo.[2]
Tiêu chí kết nạp thành viên mới vào Liên Hợp Quốc được đề ra ở Khoản 4, Chương II của Hiến chương Liên Hợp Quốc:[3]
Với mỗi đề cử kết nạp thành viên mới, cần ít nhất 9/15 phiếu thuận từ Hội đồng Bảo an, mà không vấp phải bất cứ phủ quyết nào từ thành viên thường trực nào. Sau đó, đề cử này phải tiếp tục được Đại hội đồng thông qua với ít nhất 2/3 phiếu thuận.[4]
Về căn bản, chỉ có quốc gia có chủ quyền mới có thể trở thành thành viên Liên Hợp Quốc, và hiện tại, tất cả thành viên Liên Hợp Quốc đều là quốc gia có chủ quyền. Mắc dù đã có 5 thành viên vẫn chưa có chủ quyền khi gia nhập Liên Hợp Quốc, các quốc gia đó sau này đều lần lượt giành được độc lập hoàn toàn trong giai đoạn 1946-1991. Bởi vì 1 quốc gia chỉ có thể được kết nạp làm thành viên Liên Hợp Quốc khi có sự ủng hộ của Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng, một số quốc gia mà vấn đề chủ quyền còn đang tranh cãi theo tiêu chí của Công ước Montevideo vẫn chưa thể là thành viên của Liên Hợp Quốc. Lý do là Liên Hợp Quốc không công nhận chủ quyền cho các nhà nước này, đa phần là bởi thiếu sự công nhận quốc tế hoặc bởi quyền phủ quyết từ 1 trong các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an.
Danh sách dưới đây liệt kê các quốc gia tham gia vào Liên Hợp Quốc cùng với thời gian gia nhập. Những quốc gia tô xanh là những quốc gia đồng sáng lập ra Liên Hợp Quốc.
Lưu ý: Có một số quốc gia sẽ được hiển thị với tên gọi đầy đủ giống như trên trang web chính thức của Liên Hợp Quốc thay vì tên gọi thông thường.