Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. |
D. H. Lawrence | |
---|---|
Sinh | David Herbert Lawrence 11 tháng 9 năm 1885 Eastwood, Nottinghamshire, Anh |
Mất | 2 tháng 3 năm 1930 Vence, Pháp | (44 tuổi)
Nghề nghiệp | Tiểu thuyết gia, Nhà thơ |
Quốc tịch | Anh |
Alma mater | Đại học Nottingham |
Giai đoạn sáng tác | 1907–1930 |
Thể loại | Chủ nghĩa hiện đại |
Tác phẩm nổi bật | |
David Herbert Lawrence (11 tháng 9 năm 1885 – 2 tháng 3 năm 1930) là một tiểu thuyết gia, nhà thơ, nhà viết kịch, viết luận, nhà phê bình văn chương và họa sĩ người Anh, dưới bút danh D. H. Lawrence. Những tác phẩm nối tiếp nhau của ông, cũng như nhiều tác phẩm khác, đã phản ánh mặt trái vô nhân tính của thời kỳ hiện đại và công nghiệp hóa. Những nội dung mà Lawrence đi sâu khám phá bao gồm sự lành mạnh về cảm xúc, sức sống, tính tự phát và bản năng.
Những tư tưởng của Lawrence khiến ông có nhiều kẻ thủ, ông phải chịu đựng những ngược đãi, kiểm duyệt, xuyên tạc của chính quyền đối với những tác phẩm đầy sáng tạo trong suốt nửa cuối cuộc đời, trong đó có nhiều năm ông tự đày ải mình mà ông gọi là "cuộc hành hương về nơi hoang dã".[4] Lúc qua đời, công chúng biết đến ông như một người viết truyện khiêu dâm, một kẻ đã lãng phí tài năng lớn của mình. E. M. Forster, trong một bản cáo phó, đã lên tiếng thách thức dư luận và gọi ông là "Tiểu thuyết gia sáng tạo bật nhất trong thế hệ của chúng ta."[5] Sau đó, một nhà phê bình có sức ảnh hưởng lớn ở Đại học Cambridge là F. R. Leavis đã bênh vực cho cả tính chính trực về phương diện nghệ thuật và tính nghiêm túc về phương diện đạo đức của ông, qua đó đặt những tiểu thuyết của Lawrence's nằm trong số những tác phẩm truyền thống kinh điển của tiểu thuyết Anh.
Là con thứ tư của Arthur John Lawrence, một thợ mỏ ít học vấn, và Lydia (tên thời con gái là Beardsall), từng là giáo viên, nhưng vì những khó khăn tài chính của gia đình, phải làm thợ thủ công trong một xuởng đăng-ten,[6] Lawrence sống những năm đầu trong một thị trấn khai thác than mỏ ở Eastwood, Nottinghamshire. Ngôi nhà nơi ông sinh ra ở Eastwood, số 8a đường Victoria, ngày nay là bảo tàng nơi khai sinh D.H. Lawrence (D.H. Lawrence Birthplace Museum).[7] Gia cảnh thuộc tầng lớp công nhân, cùng với những căng thẳng trong mối quan hệ giữa cha mẹ trở thành nguồn nguyên liệu thô cho một số tác phẩm đầu tay của ông. Sau đó Lawrence thường về quên và viết những tác phẩm về thị trấn Underwood kế bên, gọi nó là "quê hương của trái tim tôi"[8], lấy nó làm bối cảnh cho nhiều tiểu thuyết của ông.
Cậu bé Lawrence theo học tại trường Beauvale Board (nay được đổi tên thành Trường Tiểu học Greasley Beauvale D. H. Lawrence để tỏ lòng tôn kính ông) từ năm 1891 đến năm 1898, trở thành học sinh đầu tiên giành được học bổng của Hội đồng Địa hạt để chuyển lên học tại Trường Trung học Nottingham ở Nottingham gần kề. Cậu ra trường năm 1901, làm thư ký cho một xưởng sản xuất dụng cụ phẫu thuật trong vòng ba tháng, nhưng một cơn viêm phổi nặng đã khiến cậu không thể tiếp tục công việc. Trong thời kỳ dưỡng bệnh, cậu thường đến thăm nông trại Hagg's, nơi trú ngụ của gia đình Chambers, và bắt đầu làm bạn với Jessie Chambers. Một khía cạnh quan trọng trong mối quan hệ với Chambers cũng như với những thanh thiếu niên khác là lòng yêu sách, một sở thích đã theo Lawrence suốt cuộc đời. Trong những năm 1902 - 1906, Lawrence làm giáo viên ở trường British, Eastwood. Rồi chàng trai trẻ trở thành sinh viên toàn thời gian và nhận Chứng chỉ giảng dạy tại Đại học Nottingham năm 1908. Trong những năm đầu đời này, Lawrence đã viết những vần thơ đầu tiên, vài truyện ngắn, và bản thảo một cuốn tiểu thuyết có tựa Laetitia, mà sau này trở thành quyển Chim công trắng. Cuối năm 1907 ông thắng một cuộc thi viết truyện ngắn ở Nottingham Guardian, đây là lần đầu tiên ông được biết đến rộng rãi hơn về tài năng văn chương.
Mùa thu năm 1908, chàng trai trẻ vừa tốt nghiệp Lawrence bỏ lại ngôi nhà thời thơ ấu, chuyển đến Luân Đôn. Ông vẫn tiếp tục viết lách trong thời gian giảng dạy ở trường Davidson Road. Một vài bài thơ đầu tiên, được Jessie Chambers trình bày, đã giành được sự chú ý của Ford Madox Ford, người sau này được biết đến dưới cái tên Ford Hermann Hueffer, biên tập của tạp chí The English Review, một tờ báo có tầm ảnh hưởng lớn. Sau Hueffer cho đăng truyện Hương cúc. Sau khi truyện được đăng trên tạp chí này, Heinemann, một nhà xuất bản ở Luân Đôn, đã đến mời Lawrence về làm việc. Sự nghiệp viết lách nghiêm túc của ông bắt đầu, dù ông vẫn dạy ở trường thêm một năm nữa. Không lâu sau khi bản in thử tiểu thuyết đầu tay của ông, Chim công trắng, xuất hiện năm 1910, mẹ Lawrence qua đời vì ung thư. Chàng trai trẻ đau đớn tột cùng. Ông đã miêu tả những tháng sau ấy là một "năm đau ốm". Rõ ràng Lawrence có mối quan hệ vô cùng thân thiết với mẹ, và nỗi đau ấy đã trở thành bước ngoặt lớn trong đời ông, như việc bà Morel qua đời đã đánh dấu một cột mốc mới trong cuốn tiểu thuyết tự truyện Những đứa con trai và những người tình của ông, một tác phẩm thuật lại nhiều về quãng thời gian ông còn học ở tỉnh lẻ.