Cho tới nay đã có 6 giáo sĩ Công giáo người Việt Nam được nhận tước hồng y,[2][4] trong số đó có 5 người là hồng y đẳng linh mục và 1 người là hồng y đẳng phó tế.[b] Trong số sáu hồng y, hai người còn sống nhưng hiện tại không còn bất kỳ một hồng y cử tri nào,[c][12] kể từ khi hồng y Nguyễn Văn Nhơn bước qua tuổi 80 vào tháng 4 năm 2018.[13] Trong số bốn hồng y đã qua đời, duy nhất một hồng y được tôn phong danh hiệu Đấng đáng kính (hồng y Nguyễn Văn Thuận).[2] Hồng y đầu tiên, Trịnh Như Khuê, được giáo hoàng công bố ban tước hiệu dưới hình thức hồng y in pectore (quen gọi là Hồng y trong lòng)[14] vào năm 1976.[15][16]
Có ba hồng y từng đảm nhận chức chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, trong đó hai giáo sĩ nhận tước hồng y khi đương chức Chủ tịch, và một giáo sĩ nhận tước hồng y sau khi đã rời chức chủ tịch Hội đồng Giám mục.[21] Cho đến năm 2024, hồng y người Việt Nam giữ tước vị này lâu nhất là hồng y Phạm Minh Mẫn (hơn 20 năm), và hồng y giữ tước vị này ngắn nhất là hồng y Nguyễn Văn Thuận (1 năm 7 tháng).[e] Giáo sĩ Công giáo Việt Nam trẻ tuổi nhất từng được nhận tước vị hồng y là hồng y Trịnh Văn Căn (58 tuổi) và lớn tuổi nhất là Trịnh Như Khuê (78 tuổi). Vào thời điểm nhận tước, trong số sáu hồng y, một người trong độ tuổi 50–60, một người trong độ tuổi 60–70, và bốn người trong độ tuổi 70–80. Một nửa (ba trong số sáu) hồng y người Việt Nam nhận tước vị ở độ tuổi trên 75.[f]
^Số liệu thâm niên tước Hồng y như sau: Trịnh Như Khuê (2,5 năm),[22] Trịnh Văn Căn (10,8 năm)[23] Phạm Đình Tụng (14,2 năm),[24] Nguyễn Văn Thuận (1,5 năm),[25] Phạm Minh Mẫn (20,36 năm),[26] và Nguyễn Văn Nhơn (9,04 năm)[27]
^Số liệu chi tiết như sau: Trịnh Như Khuê (77,4 tuổi),[22] Trịnh Văn Căn (58,2 tuổi),[23] Phạm Đình Tụng (75,4 tuổi),[24] Nguyễn Văn Thuận (72,8 tuổi),[25] Phạm Minh Mẫn (69,6 tuổi)[26] và Nguyễn Văn Nhơn (76,8 tuổi).[27]
^Thời kỳ là thầy giảng, ông từng là thông ngôn cho Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương Constantino Ayuti.[28][29] Ông là giáo sĩ Việt Nam đầu tiên quản lý Hạt Đại diện Tông Tòa Hà Nội, tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội đầu tiên (từ khi nâng cấp thành tổng giáo phận),[30] Hồng y Việt Nam đầu tiên,[31] và là hồng y duy nhất được ban tước vị dưới thời Giáo hoàng Phaolô VI.[32]
^Ông là tổng giám mục thứ hai của Tổng giáo phận Hà Nội.[30] Ông còn là một dịch giả Thánh Kinh Công giáo và thánh ca,[35] cũng như chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam đầu tiên.[36]
^Khẩu hiệu thời làm Giám mục của ông là "Thương yêu, vui mừng, bình an", sau khi nhận tước hồng y, ông đã thêm cụm từ "hy vọng" vào khẩu hiệu của mình.[37]
^Ông là nghĩa tử của linh mục Phêrô Phạm Bá Trực, Phó Ban Thường vụ (Phó Chủ tịch) Quốc hội Khóa I.[38][39] Ông là giáo sĩ nhận chức Tổng giám mục cao tuổi nhất ở Việt Nam,[40] từng bị quản chế trong 26 năm làm giám mục, được nhớ đến vì viết về cuộc đời Giêsu bằng thơ lục bát.[41]
^Ông là cháu ruột của Tổng giám mục Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục và cựu Tổng thống Ngô Đình Diệm,[43] 13 năm bị giam tù (1975–1988),[44] bị từ chối trở về Việt Nam (từ năm 1991) và từng đảm nhận chức Chủ tịch Uỷ ban Công lý và Hòa bình thuộc Giáo triều Rôma.[45][46] Ông là một Đấng đáng kính[47] và tên ông được đặt cho một quỹ [từ thiện] của Giáo triều Rôma.[48]
^Thuở thơ ấu, ông được linh mục Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp gợi ý theo con đường tu trì.[50] Ông là hồng y duy nhất nhận tước hồng y khi đương nhiệm Tổng giám mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh.[51]
^Việc bổ nhiệm Giám mục Nguyễn Văn Nhơn chức Tổng giám mục phó Tổng giáo phận Hà Nội vào năm 2010 đã gây tranh cãi.[54] Ông là giáo sĩ duy nhất không đương chức chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam được nhận tước hồng y.[21]
^Triều giáo hoàng Phaolô VI có sáu công nghị ban tước hồng y, với tổng cộng 143 hồng y. Có một tân hồng y Việt Nam được ban tước, vào công nghị năm 1976.[32]
^Triều giáo hoàng Gioan Phaolô II có chín công nghị ban tước hồng y, với tổng cộng 231 hồng y. Có bốn tân hồng y Việt Nam lần lượt được ban tước, vào bốn công nghị riêng lẻ: 1979, 1994, 2001 và 2003.[58]
^Triều giáo hoàng Biển Đức XVI có năm công nghị ban tước hồng y, với tổng cộng 90 hồng y. Không có hồng y Việt Nam nào được ban tước trong triều giáo hoàng này.[59]
^Tính đến sau công nghị tháng 9 năm 2023, triều giáo hoàng Phanxicô đã có chín công nghị ban tước hồng y, với tổng cộng 142 hồng y. Có một tân hồng Việt Nam được ban tước trong triều giáo hoàng này, vào công nghị 2015.[10]
^Michael J. Duffy (24 tháng 5 năm 1976). “Pope Installs New Cardinals” [Giáo hoàng vinh thăng các tân hồng y]. The Courier News (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ Ngày 22 tháng 2 năm 2024. Truy cập Ngày 22 tháng 2 năm 2024.
^Ngô Quốc Đông. “The South Vietnam Bishops in The Process of "Going With Nation"” [Các giám mục miền Nam Việt Nam trong tiến trình "đồng hành cùng quốc gia"] (bằng tiếng Anh). Vjol. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2016. Truy cập Ngày 29 tháng 2 năm 2024.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
Lê Ngọc Bích (1995), Nhân vật Công Giáo Việt Nam - Tập Bốn: Các vị giám mục một thời đã qua (1933-1995)
Phan Phát Huồn (1962), Việt Nam Giáo sử (Quyển II)(PDF), Sài Gòn: Cứu Thế Tùng Lâm, Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2019, truy cập Ngày 4 tháng 3 năm 2024
Antôn Nguyễn Ngọc Sơn (2004), Niên giám Giáo hội Công giáo Việt Nam 2004, Nhà xuất bản Tôn giáo