Nicôla Huỳnh Văn Nghi

Giám mục
 
Nicôla Huỳnh Văn Nghi
Giám quản Tông Tòa Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh (1993–1998)
Giám mục chính tòa Giáo phận Phan Thiết
(1979–2005)
Giáo hộiCông giáo Rôma
Chức vụ chính yếu
Giám quản Tông Tòa
Tổng giáo phận Sài Gòn
Giáo tỉnhGiáo tỉnh Sài Gòn
Tổng giáo phậnTổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh
Bổ nhiệmNgày 8 tháng 8 năm 1993
Hết nhiệmNgày 1 tháng 3 năm 1998
Tiền nhiệmTiên khởi
Kế nhiệmGiuse Đỗ Mạnh Hùng
Giám mục chính tòa
Giáo phận Phan Thiết
Giáo tỉnhGiáo tỉnh Sài Gòn
TòaGiáo phận Phan Thiết
Bổ nhiệmNgày 6 tháng 12 năm 1979
Hết nhiệmNgày 1 tháng 4 năm 2005
Tiền nhiệmPhaolô Nguyễn Văn Hòa
Kế nhiệmPhaolô Nguyễn Thanh Hoan
Giám quản Tông Tòa
Giáo phận Phan Thiết
Giáo tỉnhGiáo tỉnh Sài Gòn
Giáo phậnGiáo phận Phan Thiết
TòaHiệu tòa Selsea
Bổ nhiệmNgày 19 tháng 3 năm 1975
Tựu nhiệmNgày 17 tháng 4 năm 1975
Hết nhiệmNgày 6 tháng 12 năm 1979
Tiền nhiệmTiên khởi
Kế nhiệmTôma Nguyễn Văn Trâm
Giám mục Phụ tá
Tổng giáo phận Sài Gòn
Giáo tỉnhGiáo tỉnh Sài Gòn
Tổng giáo phậnTổng giáo phận Sài Gòn
TòaHiệu tòa Selsea
Bổ nhiệmNgày 1 tháng 7 năm 1974
Tựu nhiệmNgày 11 tháng 8 năm 1974
Hết nhiệmNgày 19 tháng 3 năm 1975[1]
Tiền nhiệmPhanxicô Xaviê Trần Thanh Khâm
Kế nhiệmLuy Phạm Văn Nẫm
Các chức khácGiám mục Hiệu tòa Selsea (1974–1979)
Truyền chức
Thụ phongNgày 20 tháng 12 năm 1959
Tấn phongNgày 11 tháng 8 năm 1974
Thông tin cá nhân
Tên khai sinhHuỳnh Văn Nghi
Sinh(1927-05-01)1 tháng 5, 1927
Quận Nhì, Sài Gòn
Mất6 tháng 5, 2015(2015-05-06) (88 tuổi)
Nơi an tángNhà thờ chính tòa Phan Thiết
Cha mẹHuỳnh Văn Độ (Cha)
Anna Nguyễn Thị Nên (Mẹ)
Alma materChủng viện Thánh Giuse Sài Gòn (1939–1945)
Đại chủng viện Issy les Moulineaux (Pháp)
(1950–1953)
Khẩu hiệu"Thiên Chúa là Tình yêu"'
Cách xưng hô với
Nicôla Huỳnh Văn Nghi
Danh hiệuĐức Giám mục, Đức Giám quản
Trang trọngĐức Giám mục, Đức Giám quản
Thân mậtCha, Đức Cha
Khẩu hiệuDeus Caritas est
TòaGiáo phận Phan Thiết

Nicôla Huỳnh Văn Nghi (1927–2015) là một Giám mục Công giáo người Việt, từng giữ chức Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Sài Gòn, rồi Giám mục chính tòa Giáo phận Phan ThiếtGiám quản Tông Tòa Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Trong Hội đồng Giám mục Việt Nam, ông đã đảm nhiệm các chức vụ: Phó Tổng thư ký Giáo tỉnh Sài Gòn nhiệm kỳ IV và V (1989–1995), Phó Chủ tịch I, nhiệm kỳ VI và VII (1995–2001) và Thủ quỹ, nhiệm kỳ VII (1998–2001).[2] Năm 2000, ông được Giáo hoàng bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng Cor Unum (Đồng Tâm) với nhiệm kỳ 5 năm.

Ông thụ phong linh mục năm 1953 rồi tấn phong giám mục năm 1974 với chức vụ ban đầu là Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Sài Gòn. Năm 1975, ông được bổ nhiệm làm Giám mục Giám quản Giáo phận Phan Thiết vừa thành lập để đón Giám mục Tiên khởi Phaolô Nguyễn Văn Hòa. Tuy nhiên, vì một số lý do, Giám mục Hòa không đến được đây và sau đó Tòa Thánh bổ nhiệm ông làm Giám mục chính tòa Giáo phận Nha Trang, Giám mục Huỳnh Văn Nghi tiếp tục làm Giám quản tại đây đến năm 1979 thì được bổ nhiệm chính thức làm Giám mục chính tòa Giáo phận Phan Thiết. Do Giám mục Hòa chưa cai quản giáo phận Phan Thiết một ngày nào nên có thể coi ông là giám mục tiên khởi (trên luật định) còn Giám mục Nghi là giám mục tiên khởi (trên thực tế) của giáo phận này.

Trong lần gặp gỡ giữa Vatican và chính phủ Việt Nam năm 1992 và 1993, Tòa Thánh ngỏ ý chọn ông làm Tổng giám mục Phó Tổng giám mục Thành phố Hồ Chí Minh nhưng sự việc đi kèm là việc Tổng giám mục Phó Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận ra Hà Nội không được chính phủ đồng ý và việc bổ nhiệm này không được thực hiện. Tuy vậy tháng 8 năm 1993, Tòa Thánh lên tiếng bổ nhiệm Giám mục Huỳnh Văn Nghi làm Giám quản Tông Tòa Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh (tên cũ là Sài Gòn) và chính quyền Việt Nam đã hết sức phản đối việc này, ngăn cản ông thi hành nhiệm vụ tại đây. Tuy vậy, ông vẫn thực hiện nhiệm vụ Giám quản Tổng giáo phận, và kết thúc nhiệm vụ của mình khi đón Tân Tổng giám mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, nguyên là Giám mục Phó Giáo phận Mỹ Tho đến nhậm chức tại Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn.

Năm 2005, ông chính thức nghỉ hưu và qua đời ngày 6 tháng 5 năm 2015, thọ 88 tuổi.

Thân thế và tu tập

[sửa | sửa mã nguồn]

Giám mục Huỳnh Văn Nghi sinh ngày 1 tháng 5 năm 1927 tại Giáo xứ Vĩnh Hội, Quận Nhì, Sài Gòn (nay thuộc phường 6, quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh), thuộc Tổng giáo phận Sài Gòn và được rửa tội theo nghi lễ Công giáo sau đó vào ngày 15 tháng 5 cùng năm tại nhà thờ Cầu Kho. Cha ông là một công nhân đường sắt, có 12 người con, Giám mục Huỳnh Văn Nghi là người con thứ 7. Song thân của giám mục Huỳnh Văn Nghi là ông Phêrô Huỳnh Văn Độ (1893 – 1979), quê ở Tân Thới Nhì - huyện Hóc Môn (nay là phường Tân Thới Nhì, quận 12) và bà Anna Nguyễn Thị Nên (1898 – 1976), quê tại Tân Quy Đông (nay là phường Tân Quy Đông, quận 7).

Ngày 10 tháng 8 năm 1939, gia đình cho cậu bé Huỳnh Văn Nghi theo học tại Tiểu chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn để dự tu. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, chủng viện tạm đóng cửa nên cậu bé Nghi trở về sống với gia đình. Sau đó hai năm, ngày 13 tháng 8 năm 1947, chủng sinh Huỳnh Văn Nghi được kêu gọi tiếp tục con đường tu học bằng cách nhập học tại Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn. Chủng sinh Huỳnh Văn Nghi đã học phân môn triết học tại đây và sau đó được đi du học ở Chủng viện Issy les Moulineaux (Pháp) từ năm 1950.[2][3]

Linh mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi sang du học chỉ gần hai năm, ngày 20 tháng 12 năm 1952, chủng sinh Nicôla Huỳnh Văn Nghi được phong chức Phó tế tại nhà thờ St-Sulpice, Tổng giáo phận Paris. Chủ phong phong chức Phó tế là Tổng giám mục Maurice Feltin, Tổng giám mục đô thành Tổng giáo phận Paris. Sau khi truyền chức phó tế được hơn sau tháng, Phó tế Nghi tiếp tục được thụ phong linh mục tại Nhà thờ Đức Bà Paris vào ngày 25 tháng 6 năm 1953 bởi Hồng y, Tổng giám mục Paris Maurice Feltin.[4]

Sau khi truyền chức linh mục, linh mục Huỳnh Văn Nghi trở về Việt Nam. Tân linh mục được bổ nhiệm giữ các chức vụ trong nội thành Sài Gòn như sau: Giáo sư tại Chủng viện từ năm 1953. Năm 1961, linh mục Nghi được bổ nhiệm đảm nhận vai trò linh mục chánh xứ Giáo xứ Gò Vấp và từ năm 1965, ông là linh mục chánh xứ giáo xứ Tân Định cho đến năm 1974.[2] Song song với các trách vụ trên, từ năm 1967, linh mục Huỳnh Văn Nghi còn đảm nhận vai trò giám đốc Caritas Sài Gòn, hỗ trợ cho nhiều hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là các trẻ em. Ông cũng được ghi nhận với tư cách một linh mục đã tham gia vào công tác đào tạo chủng sinh tại chủng viện. Linh mục Huỳnh Văn Nghi chứng minh được khả năng của mình trong giai đoạn là chính xứ Tân Định, một nhà thờ lớn nằm tại trung tâm Sài Gòn. Ngày 14 tháng 3 năm 1972, ông được Bộ Xã hội Việt Nam Cộng hòa tặng Xã hội Bội tinh đệ nhất đẳng.[3]

Giám mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Sài Gòn

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 1 tháng 7 năm 1974, Giáo hoàng Phaolô VI bổ nhiệm linh mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi làm Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Sài Gòn, hiệu tòa Selsea. Ngày 11 tháng 8 năm 1974, lễ tấn phong Giám mục cho vị giám mục Tân cử do Hồng y Agnelo Rossi - Tổng trưởng Thánh bộ Truyền bá Phúc Âm (giáo triều Rôma) làm chủ phong tại Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn.[2][3] Hai vị phụ phong gồm Tổng giám mục đô thành Tổng giáo phận Sài Gòn Phaolô Nguyễn Văn Bình và Tổng giám mục đô thành Tổng giáo phận Huế Philípphê Nguyễn Kim Điền.[4]

Giám quản, Giám mục Phan Thiết

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 19 tháng 3 năm 1975, Tòa Thánh bổ nhiệm Giám mục Huỳnh Văn Nghi kiêm nhiệm thêm vai trò Giám quản Tông Tòa Giáo phận Phan Thiết để tạm trông coi giáo phận mới được thành lập này, trong lúc chờ tấn phong giám mục chính tòa tiên khởi của giáo phận là giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa. Tuy nhiên, chưa đầy 20 ngày nhận chức giám mục chính toà Phan Thiết (thực tế là giám mục Hòa chưa ở Phan Thiết ngày nào), Giám mục Hòa lại được Tòa Thánh chuyển đi làm Giám mục chính tòa Giáo phận Nha Trang vào ngày 25 tháng 4 năm 1975. Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi tiếp giữ chức giám quản Tông Tòa Giáo phận Phan Thiết trong thời gian trống tòa de jure.[2][3] Ngày từ ngày 17 tháng 4 năm 1975, một phái đoàn ít người từ Tổng giáo phận Sài Gòn, gồm Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình, giám mục Huỳnh Văn Nghi bay đến Phan Thiết trên chuyến bay cuối cùng đến địa điểm này. Đoàn đến sân bay Bình Tú, Phan Thiết vào 9 giờ 30 phút sáng, trong hoàn cảnh chiến sự. Nghi thức nhậm chức giám quản diễn ra sau đó hai giờ đồng hồ tại Nhà thờ chính tòa Phan Thiết, trong buổi nghi thức Chầu Thánh Thể. Hiện diện tại Phan Thiết gồm có 15 linh mục và 50 giáo dân giáo xứ chính tòa.[5]

Đến ngày 6 tháng 12 năm 1979, Tòa Thánh bổ nhiệm Giám mục Giám quản Huỳnh Văn Nghi làm Giám mục chính tòa của Giáo phận Phan Thiết. Vì giám mục Hòa thực tế chưa đặt chân đến đây nên một số tài liệu xem Giám mục Nghi là giám mục chính tòa tiên khởi của Giáo phận Phan Thiết.[2][3]

Dịp mừng kỷ niệm 25 năm giám mục của Giám mục Huỳnh Văn Nghi xảy ra lũ lụt lớn, khiến hàng ngàn người trong địa bàn Giáo phận Phan Thiết bị mất nhà cửa, hàng chục người thiệt mạng. Trước khi cử hành lễ kỷ niệm, ngày 9 và 10 tháng 8 năm 1999, đoàn giám mục và linh mục đã đi thăm các khu vực bị thiệt hại nặng nề bởi việc mưa lũ. Linh mục người Nhật Isamu Ando, khách mời dịp lễ này cùng đi và kêu gọi Quỹ Từ thiện công giáo Caristas Quốc tế ủng hộ 895.000 USD. Nhằm hỗ trợ các nạn nhân, giám mục Huỳnh Văn Nghi ra lời kêu gọi hỗ trợ các gia đình mất nhà cửa làm lại nhà, cung cấp lúa giống cho nông dân.[6]

Giám quản Tông Tòa Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 14 tháng 1 năm 1992, phái đoàn Toà Thánh do Đức ông C.Celli dẫn đầu đến Hà Nội để làm việc với chính phủ Việt Nam, đề nghị giải pháp toàn bộ gồm ba điểm: Một là, bổ nhiệm Giám mục Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng hiện là giám quản trở thành tổng giám mục Hà Nội; hai là, Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận hiện là tổng giám mục phó Thành phố Hồ Chí Minh được thuyên chuyển về làm tổng giám mục Phó Hà Nội; và ba là, Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi làm tổng giám mục phó Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, do chính phủ Việt Nam không chấp nhận Giám mục Thuận làm tổng giám mục phó Hà Nội, và Toà Thánh cho đây là biện pháp toàn bộ nên giải pháp ba điểm này bất thành, phái đoàn Toà Thánh trong lần làm việc với chính phủ năm 1994 thừa nhận đây là một sai lầm.[7]

Sau đó, cuộc gặp từ ngày 1 đến ngày 7 tháng 2 năm 1993, phái đoàn Toà Thánh đưa ra giải pháp toàn bộ mới, trong đó bớt đi đề nghị đầu tiên so với năm 1992, vẫn giữ nguyên 2 đề nghị sau về các giám mục Huỳnh Văn Nghi và Nguyễn Văn Thuận. Nhưng chính phủ chỉ đồng ý đề nghị về phần Giám mục Nghi mà không chấp nhận Giám mục Thuận ra Hà Nội, vì là một giải pháp toàn bộ, Toà Thánh không bổ nhiệm Giám mục Nghi làm Tổng giám mục Phó như đã định.[8] Tổng giám mục Celli được cho là cố gắng linh động nhằm chọn được các giám mục kế vị ở Hà Nội để kế vị Hồng y Tổng giám mục Giuse Maria Trịnh Văn Căn cũng như ở Sài Gòn để kế vị Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình.[9]

Mộ phần Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi trong Nhà thờ chính tòa Phan Thiết

Năm 1993, Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình ngã bệnh không thể điều hành Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh (đã đổi tên từ Tổng giáo phận Sài Gòn). Vào thời điểm đó, tổng giám mục phó của tổng giáo phận này là Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận lại bị cản tòa, không được phép trở lại Việt Nam vì lý do chính trị nên không thực hiện được quyền kế vị chức tổng giám mục.[10] Vì thế, ngày 8 tháng 8 năm 1993, Tòa Thánh bổ nhiệm Giám mục Nicôla Nghi giữ kiêm thêm chức Giám quản Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh đồng thời tiếp tục làm Giám mục chính tòa Phan Thiết theo quyết định số 3677/93 của Tòa Thánh. Tổng Giám mục Phaolô Bình lúc này bàn giao mọi việc điều hành Tổng giáo phận cho Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi, nhưng vẫn giữ quyền tổng giám mục.[3][11]

Phản ứng trước sự việc này, ngày 15 tháng 9 năm 1993, Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh cho đọc toàn văn thông báo phản đối Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi hoạt động tôn giáo trên cương vị Giám quản Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh.[8] Ngày 22 tháng 9 năm 1993, ông Trương Tấn Sang, bấy giờ là Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, có gởi thư cho Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình để nói về quan điểm của chính quyền về vụ bổ nhiệm này. Theo đó, chính quyền Việt Nam chỉ chấp nhận giải pháp bổ nhiệm Giám mục Nghi từ Phan Thiết về làm Tổng giám mục phó với quyền kế vị. Họ cho rằng, Tòa Thánh Vatican sở dĩ không làm như vậy mà lại đơn phương bổ nhiệm Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi chỉ làm Giám quản Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh là có ý đồ "giữ chỗ" để đưa Tổng giám mục phó Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận về hoạt động tôn giáo tại thành phố này.[12]

Năm 1995, Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình qua đời, Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi nhận quyền điều hành Tổng giáo phận trên cương vị Giám quản Tông Tòa Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian 3 năm trống tòa cho đến khi Tòa Thánh bổ nhiệm tân Tổng giám mục là Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn vào ngày 9 tháng 3 năm 1998.[13] Ngày 27 tháng 1 năm 2000, Giám mục Huỳnh Văn Nghi được bổ nhiệm làm thành viên Hội Đồng Tòa Thánh Cor Unum Đồng Tâm, với nhiệm kỳ 5 năm.[14]

Ngày 29 tháng 6 năm 2003, dịp kỉ niệm kim khánh (50 năm) linh mục của mình, Giám mục Huỳnh Văn Nghi nhận được rất nhiều điện thư chúc mừng, của giáo hoàng, Hồng y Tổng trưởng, Giám mục Chủ tịch Hồi đồng Giám mục Việt Nam Phaolô Nguyễn Văn Hòa,..[15] Gần một năm sau đó, ông cũng tổ chức kỉ niệm 30 năm Giám mục của mình, và như dịp kỉ niệm năm trước, ông cũng nhận được rất nhiều điện thư chúc mừng.[16]

Giám mục Huỳnh Văn Nghi chính thức nghỉ hưu từ ngày 1 tháng 4 năm 2005.[17]

Qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Giám mục Huỳnh Văn Nghi qua đời lúc 15 giờ 15 phút ngày 6 tháng 5 năm 2015 tại Phan Thiết với 62 năm linh mục và 41 năm giám mục.[18] Ngày 11 tháng 5, tại Nhà thờ chính tòa Giáo phận Phan Thiết, lễ an táng Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi, được cử hành lúc 9 giờ sáng do Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội chủ tế. Đồng tế với Hồng y Nhơn còn có 21 Giám mục của cả ba giáo tỉnh và gần 300 linh mục, tu sĩ nam nữ, người thân và hàng ngàn giáo dân.[19]

Nhận xét

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhân dịp kỉ niệm 25 năm giám mục của giám mục Huỳnh Văn Nghi, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã viết thư chúc mừng, trong đó có nhận xét về giám mục này:[20]

Viết trong Hồi ký, linh mục Roco Nguyễn Tự Do, Dòng Chúa Cứu Thế đưa ra nhận định về giám mục Huỳnh Văn Nghi:[21]

Tông truyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi được tấn phong giám mục năm 1974, dưới thời Giáo hoàng Phaolô VI, bởi:[4]

Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi là giám mục Chủ phong cho giám mục:[4]

Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi là Giám mục Phụ phong cho các giám mục:[4]

Tóm tắt chức vụ

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền nhiệm:
Phanxicô Xaviê Trần Thanh Khâm
Giám mục Phụ tá
Tổng giáo phận Sài Gòn

1974 – 1975
Kế nhiệm:
Louis Phạm Văn Nẫm
Tiền nhiệm:
không có
Giám quản Tông Tòa
Giáo phận Phan Thiết

1975 – 1979
Kế nhiệm:
Tôma Nguyễn Văn Trâm
Tiền nhiệm:
Phaolô Nguyễn Văn Hòa
Giám mục chính tòa
Giáo phận Phan Thiết

1979 – 2005
Kế nhiệm:
Phaolô Nguyễn Thanh Hoan
Tiền nhiệm:
không có
Giám quản Tông Tòa
Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh

1993 – 1998
Kế nhiệm:
Giuse Đỗ Mạnh Hùng

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn

  1. ^ Antôn Nguyễn Ngọc Sơn 2016, tr. 242
  2. ^ a b c d e f “Thánh Lễ an táng Đức giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi, nguyên Giám mục giáo phận Phan Thiết”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 4 năm 2016. Truy cập Ngày 12 tháng 2 năm 2019.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  3. ^ a b c d e f “Cáo Phó: Đức Giám mục Nicolas HUỲNH VĂN NGHI Nguyên Giám mục GP Phan Thiết”. Báo Công giáo. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 4 năm 2016. Truy cập Ngày 12 tháng 2 năm 2019.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  4. ^ a b c d e “Bishop Nicolas Huynh Van Nghi † Bishop Emeritus of Phan Thiết, Viet Nam”. Catholic Hierachy. Bản gốc lưu trữ Ngày 12 tháng 2 năm 2019. Truy cập Ngày 12 tháng 2 năm 2019.
  5. ^ Lm Giuse Nguyễn Hữu An (sưu tầm) (8 tháng 5 năm 2015). “Những mốc điểm thời gian đáng nhớ về cuộc đời Giám mục của Đức Cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi”. Viet Catholic. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 4 năm 2023. Truy cập Ngày 4 tháng 4 năm 2023.
  6. ^ “Đức Giám mục Phan Thiết mừng Ngân Khánh Giám mục và kêu gọi giúp đỡ các nạn nhân bão lụt”. Catholic. Ngày 12 tháng 2 năm 2019. Bản gốc lưu trữ Ngày 12 tháng 2 năm 2019.
  7. ^ Trương Bá Cần 1996, tr. 131
  8. ^ a b Trương Bá Cần 1996, tr. 134
  9. ^ “Vatican softens stance on communist states The Irish Times”. Irish Times. ngày 1 tháng 11 năm 1996. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2015.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  10. ^ Năm 1975, Tổng giáo phận Sài Gòn cần thêm Giám mục phụ giúp mục vụ cho Tổng Giám mục Phaolô Bình nên vào ngày 23 tháng 4 năm 1975, Tòa Thánh bổ nhiệm Giám mục Phanxicô Xaviê Thuận, đang là Giám mục Nha Trang về làm Tổng Giám mục phó Tổng giáo phận Sài Gòn với quyền kế vị. Tuy nhiên do chiến sự mãi đến ngày 7 tháng 5, Giám mục Thuận mới về đến Sài Gòn để nhận nhiệm vụ mới. Khi đó, chính quyền mới Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tuyên bố không công nhận sự bổ nhiệm này vì họ cho rằng đó là một "mưu đồ chính trị" (Giám mục Thuận là cháu gọi Tổng Giám mục Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục và cố Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm là cậu ruột). Ngày 1 tháng 7 năm 1975, chính quyền mới chính thức yêu cầu Giám mục Thuận trở về chức vụ cũ tại Giáo phận Nha Trang như trước đây. Trong những năm sau đó, Giám mục Thuận bị giam giữ, quản thúc ở nhiều nơi trước khi được phép ra nước ngoài chữa bệnh. Trong thời gian chữa bệnh tại Roma, chính phủ Việt Nam tuyên bố ông không còn được trở lại Việt Nam (persona non grata)
  11. ^ “Lược sử Tổng Giáo phận Sài Gòn, Trung tâm Mục vụ, và Đại Chủng viện Thánh Giuse”. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 3 năm 2016. Truy cập Ngày 12 tháng 2 năm 2019.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  12. ^ “TGM Nguyễn Văn Thuận, nguyên nhân 13 năm lưu đày khổ nhục (II)”. Giáo huấn công giáo. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 9 năm 2017. Truy cập Ngày 12 tháng 2 năm 2019.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  13. ^ “Catholics mourn the death of Mgr Van Nghi, defender of religious freedom in Vietnam”. Asian News. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 5 năm 2016. Truy cập Ngày 16 tháng 4 năm 2016.
  14. ^ Văn phòng Báo chí Tòa Thánh 2000, tr. 644
  15. ^ “Chúc Mừng Kim Khánh Linh mục của Đức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi (29/06/1953-29/06/2003)”. Catholic. Bản gốc lưu trữ Ngày 12 tháng 2 năm 2019. Truy cập Ngày 12 tháng 2 năm 2019.
  16. ^ “Chúc Mừng Ngân Khánh Giám mục Đức Cha Phaolô Huỳnh Đông Các và Đức Cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi”. Ngày 12 tháng 2 năm 2019. Bản gốc lưu trữ Ngày 12 tháng 2 năm 2019.
  17. ^ “Đức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi Nguyên Giám mục Giáo phận Phan Thiết”. Taiwan Catholic. Bản gốc lưu trữ Ngày 12 tháng 2 năm 2019. Truy cập Ngày 12 tháng 2 năm 2019.
  18. ^ “Cáo Phó: Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi”. Tổng giáo phận Sài Gòn. Bản gốc lưu trữ Ngày 12 tháng 2 năm 2019. Truy cập Ngày 12 tháng 2 năm 2019.
  19. ^ “Thánh Lễ an táng Đức Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi, nguyên Giám mục giáo phận Phan Thiết”. Giáo phận Đà Lạt. Bản gốc lưu trữ Ngày 12 tháng 2 năm 2019. Truy cập Ngày 12 tháng 2 năm 2019.
  20. ^ “Thư mừng của Đức Gioan Phaolô II thân gởi Hiền Huynh đáng kính Nicôla Huỳnh Văn Nghi Giám mục Phan Thiết”. Catholic. Bản gốc lưu trữ Ngày 12 tháng 2 năm 2019. Truy cập Ngày 12 tháng 2 năm 2019.
  21. ^ “Hồi ký 50 năm linh mục của Lm Nguyễn Tự Do, DCCT (kỳ 1 và kỳ 2)”. Văn Thơ Công giáo. Bản gốc lưu trữ Ngày 9 tháng 1 năm 2020. Truy cập Ngày 9 tháng 1 năm 2020.

Sách

  • Trương Bá Cần (1996), Công giáo Việt Nam sau quá trình 50 năm (1945 - 1995), Thành phố Hồ Chí Minh: Công giáo và dân tộc
  • Antôn Nguyễn Ngọc Sơn (2016), Niên giám Giáo hội Công giáo Việt Nam 2016, Nhà xuất bản Tôn giáo
  • Văn phòng Báo chí Tòa Thánh (2000), Acta Apostolicae Sedis 2000 (PDF), Văn phòng Báo chí Tòa Thánh

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sự hình thành Teyvat dưới thời của vị thần đầu tiên và vị thần thứ hai
Sự hình thành Teyvat dưới thời của vị thần đầu tiên và vị thần thứ hai
Tất cả những thông tin mà ta đã biết về The Primordial One - Vị Đầu Tiên và The Second Who Came - Vị Thứ 2
Giả thuyết: Câu chuyện của Pierro - Quan chấp hành đầu tiên của Fatui
Giả thuyết: Câu chuyện của Pierro - Quan chấp hành đầu tiên của Fatui
Nếu nhìn vào ngoại hình của Pierro, ta có thể thấy được rằng ông đeo trên mình chiếc mặt nạ có hình dạng giống với Mặt nạ sắt nhuốm máu
Tại sao blockchain chết?
Tại sao blockchain chết?
Sau một chu kỳ phát triển nóng, crypto có một giai đoạn cool down để ‘dọn rác’, giữ lại những thứ giá trị
Review cuốn sách I, Robot: The Illustrated Screenplay của Harlan Ellison
Review cuốn sách I, Robot: The Illustrated Screenplay của Harlan Ellison
I, Robot: The Illustrated Screenplay vốn ban đầu là một kịch bản do Harlan Ellison viết hồi cuối thập niên 70