Tổng giáo phận Hà Nội

Tổng Giáo phận Hà Nội

Archidioecesis Hanoiensis
Vị trí
Quốc giaViệt Nam
Địa giớiphần lớn Hà Nội (toàn bộ các quận nội thành Hà Nội (trừ quận Long Biên) và huyện Thanh Trì)
toàn bộ tỉnh Hà Đông
Hà Nam
Nam Định (phần lớn thành phố Nam Định (trừ giáo xứ Khoái Đồng) và các huyện Vụ Bản, Ý Yên)
Hòa Bình (các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Sơn)
Hưng Yên (một giáo xứ )
Giáo tỉnhGiáo tỉnh Hà Nội
Thống kê
Khu vực6.688 km2 (2.582 dặm vuông Anh)
Dân số
- Địa bàn
- Giáo dân
(tính đến 2019)
~11.000.000[1]
314.246 (2019)[1]
Giáo hạt7 (2020)
Giáo xứ189 (2021)[1]
Thông tin
Giáo pháiCông giáo Rôma
Thành lập9 tháng 9 năm 1659
(365 năm, 3 tháng, 1 tuần và 2 ngày)
Nhà thờ chính tòaNhà thờ chính tòa Thánh Giuse
Nhà thờ chính tòa khácVương cung thánh đường Sở Kiện
Toà giám mục40 Nhà Chung, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Thánh bổn mạngThánh Giuse
Linh mục đoàn162 (2019)[1]
Linh mục giáo phận143 (2019)
Linh mục dòng19 (2019)[1]
Tổng số Tu sĩ542 (2017)
Nam Tu sĩ13 (2017)
Nữ Tu sĩ529 (2017)
Giáo lý viên1.430 (2017)
Lãnh đạo hiện tại
Giáo hoàngGiáo hoàng Phanxicô
Tổng giám mục Giuse Vũ Văn Thiên
Giáo phận trực thuộcGiáo phận Hải Phòng
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Lạng Sơn và Cao Bằng
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Thanh Hóa
Giáo phận Vinh
Giáo phận Hà Tĩnh
Giám mục phụ tá Giuse Vũ Công Viện
Tổng Đại diện Antôn Nguyễn Văn Thắng
Chưởng ấn Anphongsô Phạm Hùng
Nguyên giám mục Lôrensô Chu Văn Minh
Tổng giám mục danh dự Giuse Ngô Quang Kiệt
Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Bản đồ
Khu vực Tổng giáo phận Hà Nội quản lý.
Khu vực Tổng giáo phận Hà Nội quản lý.
Trang mạng
https://tonggiaophanhanoi.org/

Tổng giáo phận Hà Nội (tiếng Latinh: Archidioecesis Hanoiensis) [2] là một tổng giáo phận Công giáoViệt Nam, quản lý giáo dân vùng thủ đô Hà Nội, Hà Nam, một phần các tỉnh Nam Định, Hưng YênHòa Bình.[3][4] Tổng diện tích lãnh thổ của tổng giáo phận này xấp xỉ 7.000 km²[5]. Hiện nay, tổng giáo phận được cai quản bởi Tổng giám mục Giuse Vũ Văn Thiên (từ 2018)[6] và giám mục phụ tá tân cử Giuse Vũ Công Viện (bổ nhiệm năm 2024).

Tổng giáo phận Hà Nội thuộc Giáo tỉnh Hà Nội (cũng được gọi là Giáo tỉnh Miền Bắc). Vì thế, đây là hai khái niệm khác nhau.

Lịch sử hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn 1659 đến 1679

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước năm 1659, đã có nhiều hoạt động truyền giáo trên lãnh thổ Đại Việt, chủ yếu do các giáo sĩ Dòng Tên thực hiện. Năm 1626, thầy cả Giuliano Baldinotti người Ý và tu huynh Julius Piani người Nhật đến kinh thành Kẻ Chợ và được chúa Trịnh Tráng cho diện kiến. Năm 1627, công cuộc truyền giáo tại Đàng Ngoài chính thức được khai mở, thầy cả Alexandre de Rhodes người Avinhon và thầy cả Pedro Marques người Bồ Đào Nha đến Kẻ Chợ vào ngày lễ Đức Mẹ Thăm viếng (2 tháng 7).[7]

Ngày 9 tháng 9 năm 1659, Giáo hoàng Alexanđê VII phân chia Giáo phận Ma Cao, với phần lãnh thổ thuộc Đại Việt thành 2 Hạt Đại diện Tông tòa và giao cho 2 giám mục Hội Thừa sai Paris làm giám quản:

Giai đoạn 1679 đến 1845

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1678, Giáo hoàng Innôcentê XI tôn phong Thánh Giuse làm Thánh Bảo trợ Việt Nam và các nước lân cận.

Ngày 24 tháng 7 năm 1678, Tòa Thánh Rôma cho tách Hạt Đại diện Tông Tòa Đàng Ngoài thành hai Hạt đại diện Tông Tòa mới, lấy sông Hồng làm ranh giới:

  • Giám mục Jacques de Bourges M.E.P. giai đoạn từ ngày 25 tháng 11 năm 1679 đến ngày 9 tháng 8 năm 1714.
  • Giám mục Edme Bélot kế vị và cai quản đến ngày 2 tháng 1 năm 1717.
  • Giám mục François-Gabriel Guisain, từ ngày 3 tháng 10 năm 1718 đến ngày 17 tháng 11 năm 1723.
  • Giám mục Louis Néez, M.E.P, từ ngày 08 tháng 10 năm 1738 đến ngày 19 tháng 10 năm 1764.
  • Giám mục Bertrand Reydellet, M.E.P, kế vị và cai quản đến ngày 27 tháng 7 năm 1780.
  • Giám mục Jean Davoust, M.E.P, từ ngày 18 tháng 7 năm 1780 đến ngày 17 tháng 8 năm 1789.
  • Giám mục Jacques-Benjamin Longer Gia, M.E.P, kế vị và cai quản đến ngày 8 tháng 2 năm 1831.
  • Giám mục Joseph-Marie-Pélagie Havard Du, M.E.P, kế vị và cai quản đến ngày 5 tháng 7 năm 1838.
  • Thánh Linh mục Pierre Dumoulin-Borie Cao, M.E.P, kế vị và cai quản đến 24 tháng 11 năm 1838.
  • Giám mục Pierre-André Retord Liêu, M.E.P, cai quản từ ngày 24 tháng 11 năm 1839 đến ngày 22 tháng 10 năm 1858.

Giai đoạn 1846 đến 1894

[sửa | sửa mã nguồn]
Các linh mục công giáo Bắc Kỳ thế kỷ XIX

Ngày 17 tháng 3 năm 1846, Giáo hoàng Grêgôriô XVI đã tách các giáo xứ thuộc Nghệ An, Hà Tĩnh và một phần Quảng Bình (phía Bắc sông Gianhsông Son) của Hạt Đại diện Tông Tòa Tây Đàng Ngoài để thành lập Hạt Đại diện Tông Tòa Nam Đàng Ngoài và giao cho Giám mục Jean Denis Gauthier [8] (tên Việt là Ngô Gia Hậu) cai quản.

Giai đoạn 1895 đến 1900

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 15 tháng 4 năm 1895, Giáo hoàng Lêô XIII đã tách các giáo xứ thuộc Sơn Tây, Hưng HóaTuyên Quang của Hạt Đại dện Tông Tòa Tây Đàng Ngoài để thành lập Hạt Đại diện Tông Tòa Đoài, còn gọi là Hạt Đại diện Tông toà Thượng du Bắc Kỳ (Tonkin Supérieur), và giao cho Giám mục Paul Marie Raymond [9] (tên Việt là Lộc), Dòng thừa sai, cai quản.

Giai đoạn 1901 đến nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 15 tháng 4 năm 1901, Tòa Thánh tách các giáo xứ thuộc Ninh BìnhThanh Hóa của Hạt Đại diện Tông Tòa Tây Đàng Ngoài để thành lập Hạt Đại diện Tông Tòa Duyên hải Bắc kỳ, giao cho Giám mục Jean Pierre Marcou [10] (tên Việt là Thành), Dòng thừa sai, cai quản.

Ngày 3 tháng 12 năm 1924, Giáo hoàng Piô XI đã cho đổi tên một loạt các Hạt Đại diện Tông Tòa tại Việt Nam theo địa bàn hành chính nơi đặt toà giám mục. Theo đó, Hạt Đại diện Tây Đàng Ngoài đổi tên thành Hạt Đại diện Tông Tòa Hà Nội.

Ngày 24 tháng 11 năm 1960, Giáo hoàng Gioan XXIII cho thành lập hàng Giáo phẩm Việt Nam và chính thức nâng Hạt Đại diện Tông Tòa Hà Nội lên hàng Tổng Giáo phận đô thành, Tổng giáo phận Hà Nội.

Danh sách các giáo xứ

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa giới tổng giáo phận: phía bắc giáp giáo phận Bắc Ninh, phía nam giáp giáo phận Phát Diệm, phía đông giáp giáo phận Thái Bìnhgiáo phận Bùi Chu, phía tây giáp giáo phận Hưng Hóa.

Giáo hạt Chính Tòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hạt Chính Tòa gồm 30 giáo xứ nằm trên địa bàn các quận nội thành (trừ quận Long Biên) và các huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì thuộc thành phố Hà Nội, xếp theo ABC:

  1. Giáo xứ An Thái (Kẻ Bưởi) - 43/460 Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
  2. Giáo xứ Cát Thuế - Thôn Cát Thuế, xã Vân Côn, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
  3. Giáo xứ Chính Tòa - 40 Nhà Chung, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
  4. Giáo xứ Cổ Nhuế - 220 Cổ Nhuế, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
  5. Giáo xứ Cửa Bắc - 56 Phan Đình Phùng, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
  6. Giáo xứ Đa Minh - 1 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
  7. Giáo xứ Đình Quán - 60A/59 Văn Tiến Dũng, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
  8. Giáo xứ Đông Lao - Thôn Đông Lao, xã Đông La, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
  9. Giáo xứ Đồng Trì - Thôn Đồng Trì, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
  10. Giáo xứ Giảng Võ - 766 La Thành, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
  11. Giáo xứ Giang Xá - Khu 3, thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
  12. Giáo xứ Hà Đông - 1 Hoàng Hoa Thám, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
  13. Giáo xứ Hàm Long - 21 Hàm Long, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
  14. Giáo xứ Hàng Bột - 162 Tôn Đức Thắng, phường Hàng Bột, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
  15. Giáo xứ Lại Yên - Thôn 3, xã Lại Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
  16. Giáo xứ Nam Dư - 30/95 Nam Dư, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
  17. Giáo xứ Ngọc Mạch - 357 Xuân Phương, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
  18. Giáo xứ Pháp Vân - 36/1333 Giải Phóng, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
  19. Giáo xứ Phùng Khoang - 161 Phùng Khoang, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
  20. Giáo xứ Tân Lạc - 90 Đại La, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
  21. Giáo xứ Thái Hà - 2/180 Nguyễn Lương Bằng, phường Quang Trung, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
  22. Giáo xứ Thịnh Liệt (Kẻ Sét) - 111 Giáp Bát, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
  23. Giáo xứ Thượng Thụy (Kẻ Bạc) - 21/409 An Dương Vương, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
  24. Giáo xứ Thụy Phương - 34-36/291 Thụy Phương, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
  25. Giáo xứ Thụy Ứng - Thôn Bãi Thụy, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
  26. Giáo xứ Trung Chí - 172 Đê Trần Khát Chân, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
  27. Giáo xứ Vạn Phúc - Thôn 3, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
  28. Giáo xứ Yên Duyên - 35/295 Yên Duyên, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
  29. Giáo xứ Yên Lộ - 72/65 Yên Lộ, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

Giáo hạt Lý Nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hạt Lý Nhân gồm 32 giáo xứ nằm trên địa bàn huyện Lý Nhân, một phần thị xã Duy Tiên và một phần huyện Bình Lục thuộc tỉnh Hà Nam cùng với một phần nhỏ thành phố Hưng Yên thuộc tỉnh Hưng Yên, xếp theo ABC:

  1. Giáo xứ Bàng Ba - Thôn Bàng Ba, xã Nhân Thịnh, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
  2. Giáo xứ Cao Đường - Thôn Cao Đường, xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
  3. Giáo xứ Cát Lại - Thôn Cát Lại, xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
  4. Giáo xứ Chợ Nội - Thôn Chợ Nội, xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
  5. Giáo xứ Công Xá - Thôn Công Xá, Thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
  6. Giáo xứ Đồng Phú - Thôn Đồng Phú, xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
  7. Giáo xứ Đồng Yên - Thôn Đồng Yên, xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
  8. Giáo xứ Dưỡng Thọ - Thôn Dưỡng Thọ, xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
  9. Giáo xứ Hoàng Hạ - Thôn Hoàng Hạ, xã Bảo Khê, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
  10. Giáo xứ Hoàng Xá - Thôn Tân Hưng, xã Hùng Cường, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
  11. Giáo xứ Lảnh Trì - Thôn Lảnh Trì, xã Mộc Hoàn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
  12. Giáo xứ Lý Nhân - Thôn Lý Nhân, xã Phú Phúc, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
  13. Giáo xứ Mạc Thượng - Thôn Mạc Thượng, xã Chính Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
  14. Giáo xứ Mang Sơn - Thôn Mang Sơn, xã Yên Nam, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
  15. Giáo xứ Nam Xá - Thôn Nam Xá, xã Nhân Nghĩa, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
  16. Giáo xứ Ngô Khê - Thôn Ngô Khê, xã Tràng An, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
  17. Giáo xứ Ngọc Lũ - Xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
  18. Giáo xứ Nhân Khang - Xã Nhân Khang, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
  19. Giáo xứ Phú Đa - Thôn Phú Đa, xã Công Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
  20. Giáo xứ Phúc Châu - Thôn Phúc Châu, xã Văn Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
  21. Giáo xứ Quan Hạ - Thôn Quan Hạ, xã Văn Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
  22. Giáo xứ Thượng Vỹ (Khoan Vỹ) - Thôn Thượng Vỹ, xã Nhân Chính, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
  23. Giáo xứ Trác Bút (Bút Đông) - Phường Châu Giang, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
  24. Giáo xứ Tràng Duệ - Thôn Tràng Duệ, xã Tràng An, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
  25. Giáo xứ Trung Kỳ - Thôn Trung Kỳ, xã Tiến Thắng, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
  26. Giáo xứ Tử Thanh - Thôn Tử Thanh, xã An Nội, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
  27. Giáo xứ Vạn Lương - Thôn Thủy Cơ, xã Yên Nam, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
  28. Giáo xứ Vạn Xá - Thôn Tường Nguyên, xã Trác Văn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
  29. Giáo xứ Vĩnh Đà (Cao Đà) - Thôn Vĩnh Đà, xã Nhân Mỹ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
  30. Giáo xứ Vĩnh Trụ - Thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
  31. Giáo xứ Vũ Điện - Thôn Vũ Điện, xã Chính Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
  32. Giáo xứ Yên Mỹ - Thôn Yên Mỹ, xã Chuyên Ngoại, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

Giáo hạt Mỹ Đức - Hòa Bình

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hạt Mỹ Đức - Hòa Bình gồm 23 giáo xứ nằm trên địa bàn các huyện Mỹ Đức, Ứng Hòa thuộc thành phố Hà Nội và các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình, xếp theo ABC:

  1. Giáo xứ Bắc Sơn - Thôn Nam Hưng, xã An Phú, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
  2. Giáo xứ Bến Cuối - Thôn Bến Cuối, xã Tân Thành, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
  3. Giáo xứ Đoan Nữ - Thôn Đoan Nữ, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
  4. Giáo xứ Đồn Vận - Thôn Đồn Vận, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
  5. Giáo xứ Đồng Cháy - Thôn Đồng Phú, xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
  6. Giáo xứ Đồng Chiêm - Thôn Đồng Chiêm, xã An Phú, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
  7. Giáo xứ Đồng Gianh - Thôn Đồng Gianh, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình
  8. Giáo xứ Đồng Gội - Thôn Đồng Gội, xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
  9. Giáo xứ Giang Soi - Thôn Giang Soi, xã Cao Sơn Tiến, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
  10. Giáo xứ Gò Mu - Thôn Gò Mu, xã Thanh Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
  11. Giáo xứ Mường Cắt - Thôn Mường Cắt, xã Nhân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình
  12. Giáo xứ Mường Đồn - Thôn Mường Đồn, xã Hương Nhượng, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình
  13. Giáo xứ Mường Riệc - Thôn Riệc 1, xã Mỹ Thành, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình
  14. Giáo xứ Mường Tre - Thị trấn Bo, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình
  15. Giáo xứ Nghĩa Ải - Thôn Nghĩa Ải, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
  16. Giáo xứ Phúc Lâm - Xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
  17. Giáo xứ Sơn Lãng - Thôn Miêng Thượng, xã Hoa Viên, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
  18. Giáo xứ Thượng Lâm - Thôn Đồng Tâm, xã Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
  19. Giáo xã Tụy Hiền - Thôn Tụy Hiền, xã An Tiến, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
  20. Giáo xứ Vân Đình - Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
  21. Giáo xứ Vạn Thắng - Thôn Vạn Thắng, xã An Tiến, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
  22. Giáo xứ Vụ Bản - Thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình
  23. Giáo xứ Xuy Xá - Thôn Nghĩa, xã Xuy Xá, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

Giáo hạt Nam Định

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hạt Nam Định gồm 27 giáo xứ nằm trên địa bàn thành phố Nam Định (trừ giáo xứ Khoái Đồng) và các huyện Vụ Bản, Ý Yên thuộc tỉnh Nam Định, xếp theo ABC:

  1. Giáo xứ An Lộc (Yên Lộc) - Thôn An Lộc, xã Hồng Quang, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
  2. Giáo xứ Bảo Long (Chân Ninh) - Thôn Bảo Long, xã Mỹ Hà, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
  3. Giáo xứ Bình Cách (Bình Thượng) - Thôn Bình Cách, xã Yên Thọ, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
  4. Giáo xứ Đại Lại (Kẻ Đại) - Thôn Đại Lại, xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định
  5. Giáo xứ Đào Duyên (Đống Đất) - Thôn Đào Duyên, xã Minh Tân, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định
  6. Giáo xứ Đồng Đội - Thôn Đồng Đội, xã Cộng Hòa, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định
  7. Giáo xứ Gia Trạng (Chánh Châu) - Thôn Gia Trạng, xã Yên Phúc, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
  8. Giáo xứ Lập Thành (Kẻ Man) - Thôn Lập Thành, xã Hợp Hưng, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định
  9. Giáo xứ Lỗ Xá - Thôn Lỗ Xá, xã Phú Hưng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
  10. Giáo xứ Nam Định - 16 Hai Bà Trưng, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
  11. Giáo xứ Như Thức - Thôn Như Thức, xã Mỹ Thắng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
  12. Giáo xứ Ninh Mật - Thôn Ninh Mật, xã Hồng Quang, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
  13. Giáo xứ Phú Ốc - Phường Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
  14. Giáo xứ Phú Thứ - Thôn Phú Thứ, xã Tam Thanh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định
  15. Giáo xứ Phùng Xá - Thôn An Tĩnh, xã Yên Bình, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
  16. Giáo xứ Thiện Mỹ - Thôn Thiện Mỹ, xã Yên Mỹ, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
  17. Giáo xứ Thôi Ngôi (Kẻ Nguồi) - Thôn Thôi Ngôi, xã Yên Trị, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
  18. Giáo xứ Tiên Hào - Thôn Tiên Hào, xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định
  19. Giáo xứ Trại Mới - Thôn Trại Mới, xã Mỹ Hưng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
  20. Giáo xứ Trình Xuyên (Kẻ Trình) - Thôn Trình Xuyên, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định
  21. Giáo xứ Trung Đồng - Thôn Trung Đồng, xã Hồng Quang, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
  22. Giáo xứ Tường Loan - Thôn Tường Loan, xã Mỹ Tân, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
  23. Giáo xứ Tường Loát - Thôn Tường Loát, xã Yên Trị, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
  24. Giáo xứ Vạn Điểm - Thị trấn Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
  25. Giáo xứ Vỉ Nhuế (Kẻ Nấp) - Thôn Vỉ Nhuế, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
  26. Giáo xứ Vĩnh Trị (Kẻ Vĩnh) - Thôn Vĩnh Trị, xã Yên Trị, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
  27. Giáo xứ Xuân Bảng (Kẻ Báng) - Thôn Xuân Bảng, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định

Giáo hạt Phủ Lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hạt Phủ Lý gồm 36 giáo xứ nằm trên địa bàn thành phố Phủ Lý, thị xã Kim Bảng và huyện Thanh Liêm cùng với một phần thị xã Duy Tiên và một phần huyện Bình Lục thuộc tỉnh Hà Nam, xếp theo ABC:

  1. Giáo xứ An Khoái - Thôn An Khoái, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
  2. Giáo xứ An Phú (Kẻ Tâng) - Thôn An Phú, xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
  3. Giáo xứ An Tập - Thôn An Tập, thị trấn Bình Mỹ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
  4. Giáo xứ Bích Trì (Kẻ Đầm) - Phường Tân Liêm, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
  5. Giáo xứ Bói Hạ - Thôn Bói Hạ, xã Thanh Phong, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
  6. Giáo xứ Bói Kênh - Thôn Bói Kênh, xã An Lão, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
  7. Giáo xứ Bút Sơn - Thôn Bút Sơn, xã Thanh Sơn, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
  8. Giáo xứ Cẩm Sơn (Kẻ Non) - Thị trấn Tân Thanh, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
  9. Giáo xứ Châu Thủy - Thôn Lê Lợi, xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
  10. Giáo xứ Đại Phú - Phường Lê Hồ, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
  11. Giáo xứ Đạo Truyền - Thôn Đạo Truyền, xã Đồn Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
  12. Giáo xứ Đinh Đồng - Thôn Ba Làng, xã Thanh Phong, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
  13. Giáo xứ Đô Hai - Thôn Đô Hai, xã An Lão, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
  14. Giáo xứ Đồng Bào - Thôn Đồng Bào, xã Tiên Ngoại, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
  15. Giáo xứ Động Linh - Phường Duy Minh, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
  16. Giáo xứ Đồng Sơn - Thôn Đồng Sơn, xã Liên Sơn, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
  17. Giáo xứ Hà Ngoại (Kẻ Sông) - Thôn Hà Ngoại, xã An Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
  18. Giáo xứ Hạ Trang - Thôn Hạ Trang, xã Liêm Phong, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
  19. Giáo xứ Hòa Trung - Phường Tiên Nội, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
  20. Giáo xứ Khắc Cần - Thôn Khắc Cần, xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
  21. Giáo xứ Kim Bảng - Thôn Kim Thanh, xã Kim Bình, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
  22. Giáo xứ Lại Xá - Phường Thanh Tuyền, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
  23. Giáo xứ Lan Mát - Thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
  24. Giáo xứ Ngọc Thị - Phường Duy Minh, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
  25. Giáo xứ Phủ Lý - Đường Biên Hòa, phường Châu Cầu, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
  26. Giáo xứ Phú Lương - Thôn Phú Lương, xã Đinh Xá, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
  27. Giáo xứ Phù Tải - Thôn Phù Tải, xã An Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
  28. Giáo xứ Sở Kiện (Kẻ Sở) - Thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
  29. Giáo xứ Tân Lang - Phường Tân Sơn, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
  30. Giáo xứ Thượng Trang - Thôn Thượng Trang, xã Liêm Phong, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
  31. Giáo xứ Tiêu Hạ (Đồng Chuối Hạ) - Thôn Tiêu Hạ, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
  32. Giáo xứ Tiêu Thượng (Đồng Chuối Thượng) - Thôn Tiêu Thượng, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
  33. Giáo xứ Tràng Châu - Phường Châu Sơn, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
  34. Giáo xứ Trung Hiếu - Thôn Trung Hiếu, xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
  35. Giáo xứ Trung Lương - Xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
  36. Giáo xứ Văn Quán - Thôn Văn Quán, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

Giáo hạt Phú Xuyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hạt Phú Xuyên gồm 22 giáo xứ nằm trên địa bàn các huyện Thường Tín, Phú Xuyên và một phần nhỏ huyện Chương Mỹ thuộc thành phố Hà Nội, xếp theo ABC:

  1. Giáo xứ Bái Đô - Thôn Bái Đô, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội
  2. Giáo xứ Bái Xuyên - Thôn Bái Xuyên, xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội
  3. Giáo xứ Cẩm Cơ - Thôn Cơ Giáo, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
  4. Giáo xứ Chuôn Trung - Thôn Chuôn Trung, xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội
  5. Giáo xứ Chuyên Mỹ - Thôn Chuyên Mỹ, xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội
  6. Giáo xứ Cổ Liêu - Thôn Cổ Liêu, xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội
  7. Giáo xư Đại Ơn - Thôn Đại Ơn, xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
  8. Giáo xứ Hà Hồi (Kẻ Vồi) - Thôn Hà Hồi, xã Hà Hồi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
  9. Giáo xứ Hà Thao - Thôn Hà Thao, xã Quang Hà, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội
  10. Giáo xứ Hòa Khê - Thôn Hòa Khê, xã Bạch Hạ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội
  11. Giáo xứ Hoàng Nguyên - Thôn Hoàng Nguyên, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội
  12. Giáo xứ Kẻ Nghệ - Thôn Khôn Thôn, xã Minh Cường, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
  13. Giáo xứ La Phù - Thôn La Phù, xã Tân Minh, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
  14. Giáo xứ Long Đầm - Phường Châu Giang, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
  15. Giáo xứ Lường Xá - Thôn Lương Xá, xã Văn Hoàng, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội
  16. Giáo xứ Phú Mỹ - Thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội
  17. Giáo xứ Sở Hạ - Thôn Sở Hạ, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
  18. Giáo xứ Tầm Khê (Chăm Hạ) - Thôn Chăm Hạ, xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội
  19. Giáo xứ Tân Độ - Thôn Tân Độ, xã Hồng Minh, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội
  20. Giáo xứ Thành Lập - Thôn Thành Lập, xã Minh Tân, huyện Phú xuyên, Thành phố Hà Nội
  21. Giáo xứ Thủy Trú - Thôn Thủy Trú, xã Bạch Hạ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội
  22. Trung tâm Hành hương Thánh Phêrô Lê Tùy Bằng Sở - Thôn Bằng Sở, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

Giáo hạt Thanh Oai

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo hạt Thanh Oai gồm 20 giáo xứ nằm trên địa bàn các huyện Chương Mỹ và Thanh Oai thuộc thành phố Hà Nội, xếp theo ABC:

  1. Giáo xứ An Hòa - Thôn An Hòa, xã Tốt Động, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
  2. Giáo xứ Canh Hoạch - Thôn Canh Hoạch, xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
  3. Giáo xứ Cao Bộ - Thôn Cao Bộ, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
  4. Giáo xứ Cao Mật Bến - Thôn Cao Mật Bến, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
  5. Giáo xứ Chúc Lý - Thôn Chúc Lý, xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
  6. Giáo xứ Đàn Giản - Thôn Đàn Giản, xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
  7. Giáo xứ Gò Cáo - Thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
  8. Giáo xứ Lam Điền - Xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
  9. Giáo xứ Lưu Xá - Thôn Lưu Xá, xã Mỹ Lương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
  10. Giáo Xứ Mỗ Xá - Thôn Mỗ Xá, xã Hòa Phú, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
  11. Giáo xứ Mỹ Hạ - Thôn Mỹ Hạ, xã Hữu Văn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
  12. Giáo xứ Mỹ Thượng - Thôn Mỹ Thượng, xã Hữu Văn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
  13. Giáo xứ Phương Trung - Xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
  14. Giáo xứ Tân Hội - Thôn Tân Hội, xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
  15. Giáo xứ Thạch Bích - Thôn Thạch Bích, xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
  16. Giáo xứ Thanh Lãm - Phường Phú Lãm, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
  17. Giáo xứ Thượng Lao - Thôn Thượng Lao, xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
  18. Giáo xứ Trình Xá - Thôn Trình Xá, xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
  19. Giáo xứ Từ Châu - Thôn Từ Châu, xã Liên Châu, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
  20. Giáo xứ Yên Kiện - Thôn Yên Kiện, xã Đông Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

Các địa danh trong tổng giáo phận

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà thờ chính tòa và Tòa Tổng giám mục Hà Nội

[sửa | sửa mã nguồn]

Thánh địa hành hương

[sửa | sửa mã nguồn]

Các nhà thờ và tu viện lớn

[sửa | sửa mã nguồn]

Các đời giám mục quản nhiệm

[sửa | sửa mã nguồn]

Các đời giám mục ở giáo phận Hà Nội qua các thời kỳ được liệt kê [11] như sau:

STT Tên Thời gian quản nhiệm Ghi chú
Hạt Đại diện Tông tòa Đàng Ngoài
1 † François Pallu 1658-1680
Hạt Đại diện Tông tòa Tây Đàng Ngoài
2 † Jacques de Bourges Gia 1679-1714
3 † Edme Bélot 1696-1719
4 † François-Gabriel Guisain 1718-1723
5 † Louis Néez 1738-1764
6 † Louis-Marie Deveaux 1745-1756
7 † Edmond Bennetat 1758-1761
8 † Bertrand Reydellet 1762-1780
9 † Jean Davoust 1771-1789
10 † Jacques-Benjamin Longer Gia 1787-1831
11 † Charles La Mothe Hậu 1793-1816
12 † Jean-Jacques Guérard Đoan 1816-1823
13 † Jean-François Ollivier 1824-1827
14 † Joseph-Pélagie Havard Du 1828-1838
15 † Pierre-Ursule Borie Cao 1836-1838
16 † Pierre-André Retord Liêu 1838-1858
17 † Jean-Denis Gauthier Hậu 1839-1846
18 † Charles-Hubert Jeantet Khiêm 1846-1866
19 † Joseph-Simon Theurel Chiêu 1859-1868
20 † Paul-François Puginier Phước 1866-1892
21 † Pierre-Marie Gendreau Đông 1887-1924
Hạt Đại diện Tông tòa Hà Nội
Pierre-Marie Gendreau Đông 1924-1935
22 † François Chaize Thịnh 1925-1949
23 † Giuse Maria Trịnh Như Khuê 1950-1960 Giám mục người Việt đầu tiên của Hạt Đại diện Tông tòa Hà Nội
Tổng Giáo phận Hà Nội
Giuse Maria Trịnh Như Khuê 1960-1978
1976-1978
Hồng y, Tổng giám mục tiên khởi của Tổng Giáo phận Hà Nội
24 † Giuse Maria Trịnh Văn Căn phó 1963-1978
1978-1990
1979-1990
Hồng y, Tổng giám mục thứ 2 của Tổng Giáo phận Hà Nội
25 † Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang 1981-1990
26 † Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng 1990-1994
1994-2005
1994-2009

Hồng y, Tổng giám mục thứ 3 của Tổng Giáo phận Hà Nội
27 † Phaolô Lê Đắc Trọng 1994-2006
28 Giuse Ngô Quang Kiệt 2003-2005
2005-2010

Tổng giám mục thứ 4 của Tổng Giáo phận Hà Nội
29 Lôrensô Chu Văn Minh 2008-2019
30 Phêrô Nguyễn Văn Nhơn phó 2010
2010-2018
2015-nay
Hồng y, Tổng giám mục thứ 5 của Tổng Giáo phận Hà Nội
31 Giuse Vũ Văn Thiên 2018-nay Tổng giám mục thứ 6 của Tổng Giáo phận Hà Nội
32 Giuse Vũ Công Viện 2024-nay

Ghi chú:

  • : Hồng y
  • : Tổng giám mục (phó)
  • : Giám mục phụ tá, Đại diện Tông tòa
  • : Giám quản Tông tòa

Thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]

Đến năm 2021, trên toàn tổng giáo phận có 325.000 giáo dân trên dân số tổng cộng 8.732.000, chiếm 3,7%.

Năm Dân số Linh mục Phó tế Tu sĩ Giáo xứ
giáo dân tổng cộng % linh mục đoàn linh mục triều linh mục dòng tỉ lệ
giáo dân/linh mục
nam tu sĩ nữ tu sĩ
1950 200.000 2.000.000 10,0 228 161 67 877 39 184 125
1963 157.000 ? ? 51 50 1 3.078 1 13 112
1995 400.000 6.000.000 6,7 61 53 8 6.557 12 220 130
2000 320.000 6.000.000 5,3 41 39 2 7.804 2 177 135
2001 300.000 6.000.000 5,0 39 37 2 7.692 44 271 130
2002 305.000 6.000.000 5,1 49 46 3 6.224 45 280 130
2003 304.000 6.000.000 5,1 49 45 4 6.204 7 212 130
2004 282.886 5.297.339 5,3 59 55 4 4.794 15 231 132
2006 290.754 5.297.339 5,5 55 52 3 5.286 14 244 133
2013 346.000 5.620.000 6,2 117 108 9 2.957 35 432 72
2016 315.764 8.651.000 3,7 155 120 35 2.037 54 452 145
2019 317.560 8.623.680 3,7 170 150 20 1.868 33 529 151
2021 325.000 8.732.000 3,7 203 170 33 1.600 43 748 174

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e “TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2019.
  2. ^ ACTA APOSTOLICAE SEDIS - La Santa Sede
  3. ^ GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI
  4. ^ Vương cung thánh đường Sở Kiện, GCatholic.
  5. ^ “A. Lược Sử Tổng Giáo Phận Hà Nội”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2019.
  6. ^ Archdiocese of Hà Nôi, Catholic - Hierarchy
  7. ^ “Những ngày đáng nhớ trong Tổng giáo phận Hà Nội”. 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2020.
  8. ^ Bishop Jean-Denis Gauthier, M.E.P. †
  9. ^ “Người Công giáo Hmông vui mừng vì đã trùng tu được ngôi thánh đường bị bỏ hoang trong nhiều thập niên”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2012.
  10. ^ DANH SÁCH CÁC GIÁM MỤC GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM (1659-1995)
  11. ^ “Các đức giám mục chính tòa”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2010.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Genshin Impact] Tại sao Eula lại hot đến vậy
[Genshin Impact] Tại sao Eula lại hot đến vậy
Bài viết sẽ tổng hợp mọi nội dung liên quan đến nhân vật mới Eula trong Genshin Impact
Giới thiệu về Kakuja - Tokyo Ghou
Giới thiệu về Kakuja - Tokyo Ghou
Kakuja (赫者, red one, kakuja) là một loại giáp với kagune biến hình bao phủ cơ thể của ma cà rồng. Mặc dù hiếm gặp, nhưng nó có thể xảy ra do ăn thịt đồng loại lặp đi lặp lại
Thông tin chi tiết về 2 bản DLC (bản mở rộng) của Black Myth: Wukong
Thông tin chi tiết về 2 bản DLC (bản mở rộng) của Black Myth: Wukong
Trong 2 bản DLC này, chúng ta sẽ thực sự vào vai Tôn Ngộ Không chứ không còn là Thiên Mệnh Hầu nữa.
Dead by Daylight - An asymmetrical multiplayer horror game
Dead by Daylight - An asymmetrical multiplayer horror game
Dead by Daylight đang được phát hành trước, nhắm tới một số đối tượng người dùng ở khu vực Bắc Âu