Ethambutol

Ethambutol
Cấu trúc hóa học của ethambutol (trên) và ảnh của tinh thể ethambutol (dưới)
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiMyambutol, Etibi,[2] Servambutol, tên khác
Đồng nghĩa(2S,2'S)-2,2'-(Ethane-1,2-diyldiimino)dibutan-1-ol[3]
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
Danh mục cho thai kỳ
  • US: C (Rủi ro không bị loại trừ) [1]
Dược đồ sử dụngqua đường miệng
Mã ATC
Dữ liệu dược động học
Liên kết protein huyết tương20–30%
Chuyển hóa dược phẩmliver
Chu kỳ bán rã sinh học3–4 hours
Các định danh
Số đăng ký CAS
PubChem CID
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ChEBI
ChEMBL
ECHA InfoCard100.000.737
Dữ liệu hóa lý
Mẫu 3D (Jmol)
SMILES
  • CC[C@@H](CO)NCCN[C@@H](CC)CO
Định danh hóa học quốc tế
  • InChI=1S/C10H24N2O2/c1-3-9(7-13)11-5-6-12-10(4-2)8-14/h9-14H,3-8H2,1-2H3/t9-,10-/m0/s1 ☑Y
  • Key:AEUTYOVWOVBAKS-UWVGGRQHSA-N

Ethambutol (EMB, E) là một loại thuốc chủ yếu được sử dụng để điều trị bệnh lao.[1] Chúng thường được kết hợp với các loại thuốc lao khác, chẳng hạn như isoniazid, rifampicinpyrazinamide.[4] Thuốc này cũng có thể được sử dụng để điều trị các chủng vi khuẩn như Mycobacterium avium phức, và Mycobacterium kansasii.[1] Chúng được đưa vào cơ thể qua đường miệng.[1]

Tác dụng phụ thường gặp bao gồm các vấn đề về thị giác, đau khớp, buồn nôn, đau đầu và cảm thấy mệt mỏi.[1] Các tác dụng phụ khác bao gồm các vấn đề về gan và phản ứng dị ứng.[1] Nó được khuyến cáo là không nên sử dụng ở những người bị viêm dây thần kinh thị giác, có các vấn đề về thận đáng kể, hoặc dưới năm tuổi.[4] Sử dụng trong khi đang mang thai hoặc cho con bú có vẻ khá an toàn.[4][5] Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, FDA đã nêu lên những lo ngại về các vấn đề về mắt ở trẻ nếu được sử dụng trong khi mang thai.[1] Ethambutol được cho là tác động bằng cách can thiệp vào hoạt động trao đổi chất của vi khuẩn.[1]

Ethambutol được phát hiện vào năm 1961.[6] NNó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[7] Ethambutol có sẵn dưới dạng thuốc gốc.[2] Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là khoảng 2,58 đến 4,73 USD mỗi tháng.[8] Tại Hoa Kỳ, chi phí là từ 100 đến 200 USD mỗi tháng.[2]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h “Ethambutol Hydrochloride”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2016.
  2. ^ a b c Hamilton, Richart (2015). Tarascon Pocket Pharmacopoeia 2015 Deluxe Lab-Coat Edition. Jones & Bartlett Learning. tr. 48. ISBN 9781284057560.
  3. ^ “ethambutol (CHEBI:4877)”. Chemical Entities of Biological Interest. UK: European Bioinformatics Institute. ngày 18 tháng 8 năm 2010. Main. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012.
  4. ^ a b c WHO Model Formulary 2008 (PDF). World Health Organization. 2009. tr. 136, 138, 588, 603. ISBN 9789241547659. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  5. ^ “Prescribing medicines in pregnancy database”. Australian Government. ngày 3 tháng 3 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2014.
  6. ^ Landau, Ralph; Achilladelis, Basil; Scriabine, Alexander (1999). Pharmaceutical Innovation: Revolutionizing Human Health (bằng tiếng Anh). Chemical Heritage Foundation. tr. 171. ISBN 9780941901215. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016.
  7. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  8. ^ “Ethambutol”. International Drug Price Indicator Guide. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan