Gậy thống chế (tiếng Pháp: baton) là một vật dụng nghi lễ có hình dạng một cây gậy ngắn, dày, thường làm bằng gỗ hoặc kim loại, theo truyền thống là dấu hiệu của một thống chế (hoặc nguyên soái) hoặc một sĩ quan quân đội cấp cao tương đương. Gậy thống chế chỉ được sử dụng khi mặc quân phục. Nó thường được phân biệt với gậy chỉ huy ở chỗ dày hơn nhưng lại không mang bất kỳ hiệu quả chức năng thực tế nào. Không giống như quyền trượng, gậy thống chế không thể dùng như một gậy chống trên mặt đất. Không giống như vương trượng hoàng gia, gậy thống chế thường có đầu phẳng, không được trang trí vương miện ở một đầu với biểu tượng đại bàng hoặc quả địa cầu.
Nguồn gốc của gậy thống chế vẫn còn rất mơ hồ. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, tại Tây Âu, ban đầu baton được sử dụng cho mục đích tương tự như fasces lictoriae của La Mã: một biểu tượng của quyền uy. Một thanh baton ngắn, nặng, màu trắng là biểu tượng của nhiệm vụ triều đình giao cho một legatus trong quân đội La Mã.
Một số học giả khác cho rằng baton có thể xuất phát từ gậy mật mã Spartan, scytale, vốn chỉ được giao cho các chỉ huy quân sự. Loại baton này được cho là ra đời trước baton La Mã, nhưng tài liệu tham khảo chi tiết đầu tiên chỉ được mô tả trong Plutarchus có từ thời La Mã.
Một cách thường xuyên hơn, baton đã được trao cho các chỉ huy hàng đầu trong hầu hết các đội quân châu Âu ít nhất là từ thời Phục hưng, như một sự hồi sinh của truyền thống cổ điển. Trong các bức họa, chúng thường được mô tả như một vật dụng bằng gỗ, thường dài hơn và mỏng hơn so với các baton sau này. Chúng cũng thường được các vị vua mang theo khi mặc quân phục. Các vị vua Pháp (bao gồm cả Napoléon Bonaparte) đã trao cho các thống chế Pháp những chiếc baton trang trí công phu, bọc nhung xanh với các biểu tượng bằng kim loại như fleurs-de-lys thời trước Cách mạng Pháp, ong thời Napoleon, hoặc những ngôi sao vào thời kỳ Cộng hòa.
Arthur Wellesley, Công tước thứ nhất của Wellington, được thừa nhận như là người sở hữu nhiều gậy thống chế nhất. Ông từng giữ cấp bậc thống chế hoặc tương đương trong tám đội quân châu Âu, do đó được trao tặng 8 baton thống chế.[1] Trừ baton của Nga, đã bị đánh cắp vào ngày 9 tháng 12 năm 1965 và chưa được tìm thấy, tất cả baton còn lại được trưng bày tại nhà cũ của ông, Apsley House.[2] [3]
Sa hoàng Alexander I (1801-1825) đã trao tặng năm baton, một cho Công tước Wellington và bốn cho các tướng lĩnh Nga.[4]
Biểu tượng cặp baton xếp chéo có thể xuất hiện dưới dạng cấp hiệu đặc biệt của các thống chế (hoặc nguyên soái). Cấp hiệu Thống chế (Generalfeldmarschall) của Đức Quốc Xã là một ví dụ. Cấp hiệu của Thống chế Vương quốc Anh cũng tương tự.
Thông thường, các thống chế hiện đại thường mang theo baton đơn giản. Loại cầu kỳ chỉ được dùng cho các dịp lễ nghi.
Thời Đức Quốc Xã, Thống chế (Generalfeldmarschall) và Đại đô đốc (Großadmirus) sử dụng các baton nghi lễ, được sản xuất đặc biệt bởi các thợ kim hoàn Đức. Bảy kiểu baton được sản xuất và trao tặng cho 25 cá nhân. Riêng Hermann Göring sở hữu hai loại baton cho các cấp bậc Generalfeldmarschall và Reichsmarschall của mình.
Tất cả các baton, trừ chiếc của Erich Raeder, được thiết kế tương tự nhau: một gậy ngắn trang trí với biểu tượng Thập tự Sắt và đại bàng Wehrmacht. Các baton của Luftwaffe (không quân) sử dụng biểu tượng Balkenkreuz, trong khi các baton của Kriegsmarine dùng biểu tượng mỏ neo. Các phần đầu của baton được trang trí rất công phu.
The first [Russian] Field Marshal's baton, the emblem of this high military rank, was given to Count Fedor Golovin in 1700. In the 19th century, during the reign of Alexander I (1801-1825), only four Russian Generals and the Duke of Wellington received the coveted baton. Six were awarded during the reign of Nicholas I (1825-1855), and a further six were issued under Alexander II (1855-1881). No Field Marshals were appointed during the reign of Alexander III (1881-1894) and only four batons were awarded during the reign of Nicholas II (1894-1917), the last being to His Royal Highness King Karl I of Rumania in 1912.