VinFuture là giải thưởng khoa học và công nghệ toàn cầu, thành lập ngày 20 tháng 12 năm 2020 với sứ mệnh "tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người bằng việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ". Giải thưởng do Quỹ VinFuture quản lý, chính thức tiếp cận đề cử và trao giải lần đầu tiên vào năm 2021.[1][2][3]
VinFuture bao gồm một giải chính và ba giải đặc biệt:
Giải thưởng chính (VinFuture Grand Prize) trị giá 70 tỷ đồng, tương đương 3 triệu đô la Mỹ, là một trong những giải thưởng khoa học - công nghệ quy mô toàn cầu có giá trị lớn nhất cho đến cuối 2020.[4] Giải thưởng chính sẽ được trao cho tác giả của các nghiên cứu đột phá, các sáng chế công nghệ đã được chứng minh có khả năng làm cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn và cải thiện môi trường sống bền vững cho những thế hệ tương lai
3 giải đặc biệt
Giải VinFuture Đặc biệt cho tác giả của nghiên cứu hoặc sáng chế, phát minh đến từ các nước đang phát triển. Đây được coi là giải thưởng toàn cầu có giá trị lớn nhất dành riêng cho các nhà khoa học đến từ những quốc gia mà điều kiện nghiên cứu khoa học cũng như cơ hội các nhà khoa học được tôn vinh ở cấp độ này còn hạn chế.[5]
Giải VinFuture Đặc biệt cho tác giả của nghiên cứu hoặc sáng chế, phát minh là phụ nữ. Đây là giải thưởng có giá trị lớn nhất thế giới dành riêng cho các nhà khoa học nữ.[5][6]
Giải VinFuture Đặc biệt cho tác giả nghiên cứu hoặc phát minh mang tính tiên phong trong lĩnh vực mới.
Hội đồng Giải thưởng VinFuture gồm các nhà khoa học, nhà phát minh uy tín quốc tế đến từ các tổ chức giáo dục, nghiên cứu và các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Những thành tựu và đóng góp của họ trong ngành Khoa học – Công nghệ đã góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của nhân loại và được ghi nhận trên phạm vi toàn cầu. Hội đồng Giải thưởng chịu trách nhiệm xác lập quy trình quản lý Giải thưởng, đưa ra các tiêu chí đánh giá và lựa chọn người đạt Giải. Thứ tự xếp theo tên
Pascale Cossart: Giáo sư Danh dự và Trưởng khoa Tế bào của Viện Pasteur,[11] là một nhà nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực vi sinh vật học tế bào.
Giáo sư Đặng Văn Chí: Chương trình Ung thư Phân tử & Tế bào, Trung tâm Ung thư Viện Wistar[12], được coi là người tiên phong trên thế giới nghiên cứu liên ngành giữa Sinh học và Ung thư [13].
Giáo sư Soumitra Dutta: Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Saïd, Đại học Oxford (Vương quốc Anh).
Giáo sư Martin Andrew Green - Giáo sư Khoa học và Giám đốc sáng lập Trung tâm Quang điện Tiên tiến tại Đại học New South Wales, Australia.
David Huang Giám đốc Công nghệ của Zoom, được Tạp chí Wired vinh danh là một trong 25 thiên tài tạo ra xu hướng kinh doanh tương lai.[14]
Giáo sư Daniel Kammen: Giáo sư James & Katherine Lau về Phát triển bền vững tại Đại học California, Berkeley (Hoa Kỳ).
Giáo sư Kostya S.Novoselov: Giáo sư Tan Chin Tuan tại Đại học Quốc gia Singapore, Giáo sư nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Vương quốc Anh (The Royal Society) tại Đại học Manchester. Ông đã được trao giải Nobel Vật lý năm 2010 vì những thành tựu của mình về vật liệu graphene.
Giáo sư Pamela Christine Ronald: Nhà nghiên cứu chính tại Viện Hệ Gene học Đổi mới tại Đại học California, Berkeley (Hoa Kỳ). Bà được trao Giải thưởng Wolf về Nông nghiệp – được coi là "giải Nobel của ngành nông nghiệp", và Giải Đặc biệt VinFuture dành cho Nhà khoa học nữ.
Giáo sư Susan Solomon: Giáo sư Lee và Geraldine Martin về Nghiên cứu Môi trường và Chủ nhiệm Chương trình Khí quyển, Đại dương và Khí hậu tại Viện Công nghệ Massachusetts (Hoa Kỳ)
Giáo sư Leslie Gabriel Valiant: Viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Vương quốc Anh ([15]) và Viện Hàn lâm khoa học quốc gia (Mỹ). Ông hiện là Giáo sư vị trí "Thomas Jefferson Coolidge" về Khoa học máy tính và Toán học ứng dụng tại Trường Kỹ thuật và Khoa học Ứng dụng tại Đại học Harvard.
Hội đồng Sơ khảo VinFuture[16] gồm những nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các nhà lãnh đạo uy tín quốc tế từ các tổ chức giáo dục nghiên cứu, các tập đoàn công nghệ - công nghiệp hàng đầu trên thế giới. Hội đồng Sơ khảo chịu trách nhiệm sàng lọc trước các đề cử theo các tiêu chí đánh giá đưa ra bởi Hội đồng Giải thưởng, đồng thời tổng hợp và chuẩn bị tài liệu cho danh sách đề cử rút gọn trước khi trình Hội đồng Giải thưởng.
"Theo đánh giá của tôi, đây là các giải thưởng thực sự rất "đặc biệt". Trước nay, rất ít có giải thưởng tầm cỡ, có giá trị lớn dành cho tác giả nghiên cứu là phụ nữ hay đến từ các quốc gia đang phát triển. Bởi thế việc ghi nhận những đóng góp của nhóm nhà khoa học này thông qua giải thưởng VinFuture sẽ góp phần san bằng khoảng cách trong nghiên cứu khoa học, và mọi người dân trên thế giới đều được hưởng lợi ích từ việc này"[18][19]
Giáo sư Quarraisha Abdool Karim: Trung tâm nghiên cứu về AIDS (Nam Phi)
Giáo sư Monica Alonso Cotta: Viện Vật lý của Đại học Bang Campinas (Brazil)
Giáo sư Đỗ Ngọc Minh: Đại học Illinois Urbana-Champaign (Hoa Kỳ) và Đại học VinUni (Việt Nam)
Giáo sư Ermias Kebreab: Đại học California, Davis (Hoa Kỳ)
Giáo sư Hans Joachim Schellnhuber: Viện Phân tích Hệ thống Ứng dụng Quốc tế (IIASA, Áo)
Giáo sư Ingolf Steffan-Dewenter: Đại học Würzburg (Đức)
Giáo sư Alta Schutte: Đại học New South Wales và Viện Sức khỏe toàn cầu George, Đại học Y khoa Sydney (Australia)
Giáo sư Fiona Watt: Tổ chức Sinh học Phân tử Châu Âu (EMBO, Đức)
Giáo sư Vivian Yam: Đại học Hong Kong (Trung Quốc).
Giải VinFuture bắt đầu nhận đề cử cho mùa trao giải đầu tiên từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2021.[5]
20 tháng 12 năm 2020: vào đúng Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại, Tập đoàn Vingroup công bố ra mắt chính thức giải thưởng khoa học-công nghệ toàn cầu VinFuture.[20]
3 tháng 2 năm 2021: công bố tiêu chí và mở cổng nhận đề cử trên toàn cầu.[21]
9 tháng 6 năm 2021: Sau gần 4 tháng kêu gọi đề cử trên toàn cầu, VinFuture thông báo chốt danh sách đề cử với gần 600 dự án (từ hơn 60 quốc gia và 6 châu lục), trong đó 31,6 % Bắc Mỹ, 33, 9% châu Á, 21% châu Âu, còn lại từ châu Đại Dương, châu Mỹ la tinh và châu Phi; 34,3% là nữ.[24][25][26] Gần 100 dự án đến từ các nhà khoa học nằm trong top 2% được trích dẫn nhiều nhất. Nhiều người trong số họ đã từng nhận được các giải thưởng cao quý như Giải thưởng Nobel, Giải thưởng Breakthrough, Giải thưởng Tang Prize, Giải thưởng Japan Prize....[26][27]
Bài viết này cần được cập nhật do có chứa các thông tin có thể đã lỗi thời hay không còn chính xác nữa. Bạn có thể giúp Wikipedia bằng cách cập nhật cho bài viết này.
Danh sách người đoạt giải lần đầu tiên được công bố tháng 12 năm 2021; lễ trao giải tổ chức tại Việt Nam vào 20 tháng 1 năm 2022.[5]
Lễ trao giải lần thứ nhất được chọn diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội từ 18 đến 21 tháng 1, năm 2022.[28][29] Tham dự lễ trai giải lần thứ nhất có ca chương trình biểu diễn của nghệ sỹ nhân dân Đặng Thái Sơn và John Legend.[30]
nghiên cứu đột phá về công nghệ mạng toàn cầu, cho phép mọi loại thông tin được truyền và chia sẻ một cách đáng tin cậy với tốc độ của ánh sáng.[33][34]
phát triển hệ thống lọc nước có chi phí thấp nhất trên thế giới để loại bỏ asen và chất gây ô nhiễm môi trường từ nguồn nước ngầm, tạo ra cơ hội sử dụng nước sạch, đảm bảo an toàn cho hàng triệu người.[33][34]
phát triển AlphaFold - một hệ thống trí tuệ nhân tạo có khả năng dự đoán chính xác cấu trúc 3D của protein, giúp giải quyết một trong những thách thức quan trọng nhất trong lĩnh vực sinh học, đó là "bài toán cách gấp protein". Điều này mang lại ý nghĩa quan trọng cho cả nghiên cứu cơ bản và phát triển thuốc.[33][34]
khám phá cơ chế gây suy giảm tầng ozon ở Nam cực, góp phần thúc đẩy Nghị định thư Montréal, một nỗ lực quan trọng giúp giảm lượng lớn phát thải khí nhà kính trên toàn cầu.[35][36]
khám phá vai trò của peptide giống glucagon 1 (GLP-1), giúp củng cố các phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh tiểu đường và béo phì, đồng thời thúc đẩy các liệu pháp mới cho các bệnh thoái hóa thần kinh.
^MINH KHÔI (ngày 21 tháng 12 năm 2020). “Hội đồng Giải thưởng toàn cầu VinFuture giá trị lớn nhất thế giới gồm những ai?”. VTC. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2020. "Quỹ VinFuture nhằm tổ chức Giải thưởng khoa học và công nghệ quốc tế (VinFuture) đầu tiên do người Việt Nam khởi xướng và là một trong những giải thưởng thường niên có giá trị lớn nhất thế giới"
^ abcdVG (ngày 20 tháng 12 năm 2020). “Công bố giải thưởng toàn cầu VinFuture”. VG. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2020. "tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người trên Trái Đất bằng việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ"
^Trường Thịnh (ngày 24 tháng 12 năm 2020). “Tại sao các nhà bác học nói Giải thưởng VinFuture "đặc biệt" dù ra đời muộn?”. Dân trí. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2020. "Tôi rất cảm động khi thấy VinFuture là cầu nối để phụ nữ, nhà khoa học trẻ từ các nước đang phát triển chinh phục lĩnh vực khoa học, công nghệ. Tôi tin VinFuture sẽ vươn tới quy mô và tầm vóc vĩ đại"
^VinFuture (20 tháng 12 năm 2020). “Công bố giải thưởng toàn cầu VinFuture” (bằng tiếng Việt Nam). VinFuture. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2021. Ngày 20 tháng 12 năm 2020 (Hà Nội, Việt Nam) – Vào đúng Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại, Tập đoàn Vingroup công bố ra mắt Quỹ VinFutureQuản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)[liên kết hỏng]
^VinFuture (3 tháng 2 năm 2021). “VinFuture chính thức nhận đề cử trên phạm vi toàn cầu” (bằng tiếng Việt Nam). VinFuture. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2021. Ngày 3/2/2021, Quỹ VinFuture công bố Bộ tiêu chí đề cử cho Giải thưởng VinFuture với yêu cầu cốt lõi là các đề cử phải mang lại lợi ích cho hàng triệu người trong 10 năm qua hoặc trong 10 năm tới... chính thức mở cổng' nhận đề cử trên toàn cầuQuản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
^Đạt Phan (20 tháng 1 năm 2022). “John Legend biểu diễn tại Nhà hát Lớn”. VnExpress. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2021. John Legend nói tiếng Việt, hát "You Deserve It All", "All of Me" và "Imagine"... Đặng Thái Sơn trình diễn bản Dạ khúc Op. 9 số 2 cung Mi giáng trưởng của Chopin và Trống cơm
Tuổi trẻ chúng ta thường hay mắc phải một sai lầm, đó là dành toàn bộ Thời Gian và Sức Khoẻ của mình để xông pha, tìm mọi cách, mọi cơ hội chỉ để kiếm thật nhiều tiền