Googled: The End of the World as We Know It

Googled: The End of the World as We Know It
Bìa sách
Thông tin sách
Tác giảKen Auletta
Quốc giaHoa Kỳ
Ngôn ngữTiếng Anh
Chủ đềGoogle, ngành công nghiệp Internet, máy tìm kiếm web, lịch sử
Số trang432
ISBN978-0-7535-2243-1

Googled: The End of the World as We Know It là một tác phẩm của văn sĩ, nhà báo và nhà phê bình truyền thông Ken Auletta, xuất bản năm 2009. Sách nói về quá trình phát triển của (công ty) Google, triết lý, đạo đức kinh doanh, các kế hoạch trong tương lai cùng ảnh hưởng của công ty đối với xã hội, giới kinh doanh và mạng Internet.[1][2][3][4][5][6][7][8][9]

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Để thu thập tài liệu viết sách, Auletta đã phỏng vấn 150 người có liên quan đến Google, và 150 người khác không liên quan; trong số này, có nhiều người đứng đầu các công ty truyền thông lớn.[4][6]

Auletta cũng đề cập đến truyện ngắn The Purloined Letter ("Lá thư bị đánh cắp") của Edgar Allan Poe, nhằm miêu tả quan điểm của lãnh đạo các công ty truyền thông truyền thống về Google,[2] đồng thời minh hoạ việc xu hướng truyền thông đã không thể nhanh chóng nhận ra sức mạnh của công ty này.[2]

Theo ông, phải đến năm 2004, khi Google lần đầu phát hành công khai chứng khoán ra công chúng, lãnh đạo các công ty truyền thông mới biết được ảnh hưởng to lớn của sức mạnh số trong tay Google. Ông so sánh họ với nhân vật quận trưởng trong truyện ngắn nói trên – người đã không thể tìm ra lá thư, dù nó nằm ngay trước mắt.[2]

Auletta còn dùng cụm từ "frenemy" khi nhắc đến thái độ của các công ty truyền thông truyền thống, cùng cả Microsoft, đối với Google: nửa muốn hợp tác, nửa đối chọi, nghi ngờ.[3][10]

Đón nhận và phân tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong bài đánh giá sách cho tờ The New York Times, Nicholson Baker viết rằng ông đã biết được thêm rất nhiều thông tin xoay quanh quá trình cạnh tranh giữa Google và nhiều công ty khác, chẳng hạn như FacebookViacom, từ tác phẩm. Nội dung sách còn đi sâu vào sự can thiệp của Google trong sự kiện Yahoo-Microsoft, cũng như mối quan hệ xấu dần của hai công ty lớn Google và Apple. Theo Baker, một trong những điểm mạnh của tác phẩm là những buổi phỏng vấn của tác giả Auletta với rất nhiều lãnh đạo thuộc giới truyền thông: khi phỏng vấn, họ đã chỉ trích Google. Bài đánh giá cũng đề cập đến việc Auletta sử dụng các thuật ngữ quân sự để nói về những vấn đề bảo mật của Google: ông so sánh chúng với một predator drone (máy bay do thám không người lái), thứ có thể huỷ hoại cả công ty.[6]

Bài đánh giá trên tờ The Globe and Mail cho rằng, dù đã được trực tiếp liên lạc với nhóm điều hành Google, Auletta không đưa ra được nhiều thông tin đặc sắc. Người viết cũng nói Auletta đã diễn giải khá đầy đủ thuật toán hộp đen và miêu tả rõ ràng những ảnh hưởng cách tân của Google đối với ngành công nghiệp truyền thông, đặc biệt là quảng cáo.[2]

Tờ The Christian Science Monitor viết rằng, trong tác phẩm, Auletta không đơn thuần tự sự lại câu chuyện thành công của Google như thường thấy, mà phạm vi hoá, đặt nó vào trong môi trường kinh doanh, cùng với những khủng hoảng giới truyền thông truyền thống phải đối mặt vì không thể nhanh chóng thích nghi và đổi mới. Tuy vậy, tác giả cũng không hoàn toàn cảm nhận tiêu cực về tương lai của truyền thông truyền thống, mà cho rằng vẫn có nhiều nhu cầu về báo chí và thông tin, dù phương pháp phân phối nội dung đến tay người tiêu dùng sao cho có lợi nhuận vẫn còn chưa thực sự rõ ràng.[8]

Người viết bài đánh giá cho The Los Angeles Times nhận xét rằng, dù "Google" đã trở thành một động từ đồng nghĩa dùng để chỉ việc tra cứu trực tuyến trong tiếng Anh, khi nói về các công ty truyền thông truyền thống, chữ "Googled" (dạng quá khứ của Google) trong tiêu đề sách lại đồng nghĩa với "outsmarted" ("bị qua mặt"), "slamdunked" ("thua tuyệt đối") và "left for dead" ("bị bỏ rơi đến chết") hơn.[3]

Tờ The Observer nhận định cuốn sách "cân bằng một cách tuyệt vời", nhưng cũng chỉ ra rằng Auletta đã không cho thấy Google thực sự thấu hiểu ngành truyền thông – thứ công ty này muốn đổi mới hoàn toàn. Bài đánh giá cũng trích dẫn một ví dụ về cuộc trò chuyện giữa tác giả Auletta và Sergey Brin. Sau khi Brin nói "người ta không mua sách đâu" và "anh nên phát hành sách trực tuyến đi thì hơn", Auletta đã hỏi Brin rằng nếu không có khoản tạm ứng từ nhà xuất bản, thì các tác giả sẽ phải sống bằng gì trong thời gian viết sách.[7][11] Cũng theo bài đánh giá, Brin đã không trả lời câu hỏi này.[7]

Bài phê bình sách trên Business Insider bình luận rằng việc Google ủng hộ quyền tự do truy cập thông tin và sở hữu trí tuệ cho thấy sự tương phản với chính sách không công khai hoạt động kinh doanh và thuật toán xử lý dữ liệu của chính công ty này.[12]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 'Googled': Biography Of A Company, And An Age”. npr.org. npr Books. 2 tháng 11 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  2. ^ a b c d e Richard Siklos (ngày 23 tháng 3 năm 2010). “How Google snuck up on the world”. The Globe and Mail. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  3. ^ a b c Joy Press (ngày 29 tháng 11 năm 2009). “Googled: The End of the World as We Know It”. L.A. Times. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  4. ^ a b “The Geekdom of Google”. businessweek.com. Bloomberg. 5 tháng 11 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2013.
  5. ^ Michael Ridley. “Googled: The End of the World as We Know It - Ken Auletta”. University of Guelph Office of the CIO/Chief Librarian. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2013.
  6. ^ a b c Nicholson Baker (ngày 27 tháng 11 năm 2009). “Google's Earth”. The New York Times Sunday Book Review. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  7. ^ a b c John Lanchester (ngày 21 tháng 2 năm 2010). “Googled: The End of the World as We Know It by Ken Auletta”. The Observer. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  8. ^ a b Jackson Holohan (ngày 9 tháng 11 năm 2009). “Googled: The End of the World as We Know It A look at the meteoric rise of Google”. The Christian Science Monitor. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  9. ^ Rich Karlgaard (ngày 20 tháng 11 năm 2009). “Ken Auletta's 'Googled'. Forbes Magazine. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  10. ^ Jeremy Phillips (ngày 4 tháng 11 năm 2009). “The Great Disruption”. Wall Street Journal. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  11. ^ Wendy Grossman. “Book review: Googled”. ZDNet UK. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  12. ^ John Borthwick. “How To Save The Internet”. Business Insider. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Lý do không ai có thể đoán được thị trường
Lý do không ai có thể đoán được thị trường
Thực tế có nhiều ý kiến trái chiều về chủ đề này, cũng vì thế mà sinh ra các trường phái đầu tư khác nhau
Hiệu ứng Brita và câu chuyện tự học
Hiệu ứng Brita và câu chuyện tự học
Bạn đã bao giờ nghe tới cái tên "hiệu ứng Brita" chưa? Hôm nay tôi mới có dịp tiếp xúc với thuật ngữ này
Tổng hợp kĩ năng tối thượng thuộc Thiên Sứ hệ và Ác Ma hệ - Tensura
Tổng hợp kĩ năng tối thượng thuộc Thiên Sứ hệ và Ác Ma hệ - Tensura
Theo lời Guy Crimson, ban đầu Verudanava có 7 kĩ năng tối thượng được gọi là "Mĩ Đức"
Sơ lược 7 quốc gia trong Genshin Impact
Sơ lược 7 quốc gia trong Genshin Impact
Những bí ẩn xung, ý nghĩa xung quanh các vùng đất của đại lục Tervat Genshin Impact