Hà Nội 12 mùa hoa

"Hà Nội 12 mùa hoa"
Bài hát của Thu Phương
Ngôn ngữTiếng Việt
Được sáng tác vào2012
Phát hành2014
Thể loạiNhạc trữ tình
Thời lượng4:37
Sáng tácGiáng Son

"Hà Nội 12 mùa hoa" là một bài hát do nhạc sĩ người Việt Nam Giáng Son sáng tác vào năm 2012. Ca khúc đã được Trung tâm Thúy Nga mua lại và nữ ca sĩ Thu Phương thể hiện lần đầu trong chương trình Paris by Night số 110 "Phát lộc đầu năm", phát hành năm 2014. Với nội dung nói về sự chuyển giao giữa các mùa trong năm ở Hà Nội, bài hát sau khi ra mắt đã có được sự đón nhận từ giới mộ điệu và trở thành một bản hit của Giáng Son, cũng như được nhiều ca sĩ khác nhau thể hiện lại.

Sáng tác và biểu diễn

[sửa | sửa mã nguồn]
12 loài hoa đại diện cho 12 tháng được miêu tả và nhắc đến trong bài hát

Ca khúc được sáng tác bởi Giáng Son lần đầu vào năm 2012,[1][2] nói về sự chuyển giao bốn mùa ở Hà Nội trong một năm. Nữ nhạc sĩ đã quan sát và lấy 12 loài hoa tiêu biểu ứng cho 12 tháng để đưa vào làm lời nhạc, qua đó ca ngợi nét văn hóa của người Hà Nội.[1] 12 loài hoa trong lời bài hát lần lượt gồm hoa đào, hoa ban, hoa sưa, hoa loa kèn, hoa phượng đỏ, hoa sen, hoa sấu, hoa xoan, hoa sữa, hoa cúc, hoa thạch thảohoa cải vàng.[3][4]

"Hà Nội 12 mùa hoa" đã được trung tâm Thúy Nga mua lại, dù ban đầu hãng muốn tìm một sáng tác nói về mùa xuân, và giao cho nữ ca sĩ Thu Phương hát. Thu Phương sau đó đã liên lạc với Giáng Son, ngỏ ý muốn thêm 4 câu tại phần cuối của điệp khúc nhằm tăng độ cao trào cho bài hát. Thành phẩm cuối cùng do Thu Phương thể hiện được đưa vào chương trình Paris by Night số 110 "Phát lộc đầu năm" phát hành ngày 24 tháng 1 năm 2014; đây cũng là lần ra mắt đầu tiên của ca khúc.[5][6]

Từng có nhiều ca sĩ khác nhau thể hiện lại bài hát. Tại Lễ hội Ca nhạc Truyền hình Châu Á – Thái Bình Dương năm 2020, Dương Hoàng Yến đã biểu diễn ca khúc trong bộ áo dài của mình; cô là đại diện duy nhất từ Việt Nam được cử đi dự nhạc hội năm này.[7][8] Ở một số của chương trình âm nhạc Xuân hạ thu đông rồi lại xuân phát sóng trên HTV,[9] hai ca sĩ Hòa MinzyAnh Tú đã cùng nhau thể hiện sáng tác.[10] Cả ba ca sĩ Thu Phương, Bằng KiềuLệ Quyên đã cùng trình bày "Hà Nội 12 mùa hoa" trong một tiết mục của buổi hòa nhạc "Chuyện lạ" tổ chức năm 2021.[11]

Vào năm 2017, nhân dịp ngày Giải phóng Thủ đô, nam ca sĩ Phan Trung Kiên đã cho ra mắt video âm nhạc bài hát sau khi giành cúp Vàng Liên hoan âm nhạc Châu Á – Thái Bình Dương 2017 tổ chức tại Hồng Kông, với sự hỗ trợ của nhạc sĩ Giáng Son. Anh cho biết ca khúc được hát theo lối bán cổ điển trong MV, mà anh nói rằng sẽ giúp đưa phong cách âm nhạc opera tới gần hơn khán giả Việt Nam.[12][13] Cùng năm này, một MV khác của ca khúc do Thu Phương thể hiện cũng được phát sóng trong chương trình MV+ của Đài Truyền hình Việt Nam.[14]

Ca khúc từng được đưa vào album thứ hai của ca sĩ Khánh Ly năm 2015 Mùa lá đi qua, trong đó cô trình bày hai sáng tác của Giáng Son "Hà Nội 12 mùa hoa" và "Ngày vừa chớp mắt".[15] Năm 2023, "Hà Nội 12 mùa hoa" xuất hiện tại album Khi cello hát của cellist Hạ Miên,[16] ngoài ra được liệt kê trong album đầu tay của Giáng Son Sing My Sol ở vị trí thứ 8.[17][18]

Tiếp nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại thời điểm ra mắt, "Hà Nội 12 mùa hoa" đã thu về sự đón nhận nồng nhiệt từ những người yêu nhạc.[1] Thu Phương, Dương Hoàng Yến được công nhận là những nghệ sĩ tiêu biểu thể hiện thành công tinh thần bài hát.[5][7] Đây cũng là một bản hit trong sự nghiệp sáng tác âm nhạc của Giáng Son.[12]

Đánh giá chuyên môn

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhạc sĩ kiêm nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Quang Long, viết cho báo Quân đội nhân dân vào năm 2016, cho biết ông đã nghe đi nghe lại ca khúc nhiều lần, nhận xét Giáng Son sử dụng phương pháp đảo lời trong phần điệp khúc của bài hát khi viết rõ từng tháng ở đầu năm nhưng đảo tên tháng sang các tháng kế tiếp và những tháng cuối năm thì không còn được đưa vào. Ông cũng đánh giá giọng hát Thu Phương đã giãi bày chính tâm tư của cô qua lời hát và khiến câu kết của bản nhạc "thêm nồng nàn, khắc khoải".[5] Tại một cuộc phỏng vấn với kênh Truyền hình Nhân Dân sau đó năm 2018, nhà phê bình đã coi đây là bài hát "đặc biệt" bởi sở hữu phần ca từ "đơn giản" và giai điệu "dễ nghe", mà ông cho là xu hướng mới trong các sáng tác của Giáng Son nhằm đến gần hơn với khán giả. Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh cũng bình luận bài hát có cấu trúc "gọn gàng", giai điệu "bắt tai" và lời nhạc "ngắn gọn", nội dung "súc tích"; ghi nhận đây là một thành công rất lớn của Giáng Son viết về Hà Nội.[2]

Trong một bài viết trên tờ Hànộimới, tác giả Lê Phúc Hỷ đã khen ngợi bài hát khi giúp "phố phường Hà Nội rực rỡ sắc hoa hiện lên sống động [...] như một bức tranh "thập nhị bình" với nét truyền thống và hiện đại đan xen, nồng nàn và uyển chuyển", đồng thời dành những lời khen cho nhạc sĩ Giáng Son khi dẫn dắt người nghe vào 12 tháng trong năm tại Hà Nội một cách "tài tình [...] trong một giai điệu gần gũi, nhẹ nhàng, trữ tình và thấm đậm âm hưởng dân gian" và cho biết câu kết của ca khúc đã nói lên nỗi lòng, tình cảm người Hà Nội đối với thiên nhiên, sự hòa bình và nét đẹp của thành phố.[1]

Trong văn hóa đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 2017, tại buổi ra mắt phim Cô Ba Sài GònMỹ, nhà thiết kế Thủy Nguyễn đã giới thiệu bộ sưu tập thời trang của cô theo phong cách truyền thống Việt Nam; cô cho biết bộ sưu tập được lên ý tưởng từ ca khúc và các hình ảnh quen thuộc thường ngày của người con gái Việt.[19] Năm 2020, trong chương trình "Ngày hội Văn hóa ASEAN – Giao lưu Văn hóa nghệ thuật các nước ASEAN mở rộng", nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam, đại diện cho công ty thời trang Sen Vàng, cũng cho ra mắt bộ sưu tập "Hà Nội 12 mùa hoa" mà ông lấy cảm hứng từ bài hát cùng tên.[20]

Ngày 26 tháng 4 năm 2024, Bộ Thông tin – Truyền thông cùng Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã phát hành chuỗi tem với chủ đề "Hà Nội 12 mùa hoa", lấy cảm hứng từ bài hát cùng tên của Giáng Son. Ấn phẩm gồm bốn bộ tem tổng cộng theo bốn mùa hoa khác nhau, do họa sĩ Nguyễn Quang Vinh sáng tạo và thiết kế.[21][22] Ca khúc cũng là điểm nhấn cho Festival Thu Hà Nội tổ chức vào tháng 6 cùng năm, nhân kỷ niệm 70 năm ngày chính quyền Tiếp quản Thủ đô Hà Nội.[23]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Lê Phúc Hỷ (12 tháng 3 năm 2022). “Giáng Son với Hà Nội 12 mùa hoa. Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2024.
  2. ^ a b “Nhạc sĩ Giáng Son với ca khúc "Hà Nội 12 mùa hoa". Truyền hình Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2024.
  3. ^ Linh Chi (10 tháng 10 năm 2021). “Có một Hà Nội 12 mùa hoa”. Pháp luật Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2024.
  4. ^ “Hà Nội - Mười hai mùa hoa (*)”. Đại đoàn kết. 20 tháng 1 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2024.
  5. ^ a b c Quang Long (12 tháng 11 năm 2016). “Có một Hà Nội với 12 mùa hoa”. Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2024.
  6. ^ M.M (14 tháng 5 năm 2015). “Cục NTBD vào cuộc vụ VTV phát sóng Paris By Night”. Báo Giao thông. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2024.
  7. ^ a b Thùy Trang (27 tháng 12 năm 2020). “Dấu ấn Dương Hoàng Yến tại đấu trường quốc tế”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2024.
  8. ^ Duy Lê (17 tháng 12 năm 2020). “Dương Hoàng Yến tham dự đại nhạc hội khủng cùng dàn sao quốc tế”. Mực Tím. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2024.
  9. ^ B.T (7 tháng 4 năm 2021). “Sức nóng của Xuân hạ thu đông rồi lại xuân”. Báo Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2024.
  10. ^ “XHTDRLX | Hà Nội 12 Mùa Hoa - Hoà Minzy x Anh Tú LIVE tại XUÂN HẠ THU ĐÔNG RỒI LẠI XUÂN”. YouTube. FOREST STUDIO. 19 tháng 3 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2024.
  11. ^ Hồ Điệp (4 tháng 1 năm 2021). “Bằng Kiều nghẹn ngào nhắc kỷ niệm với danh hài Chí Tài”. VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2024.
  12. ^ a b Danh Anh (6 tháng 10 năm 2017). “Xem một Hà Nội dịu dàng trong MV 'Hà Nội 12 mùa hoa'. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2024.
  13. ^ Khuê Tú (5 tháng 10 năm 2017). “Giáng Son liều lĩnh gửi gắm 'Hà Nội 12 mùa hoa' cho một giọng nam trầm”. Zing News. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2024.
  14. ^ “MV yêu thích: Hà Nội 12 mùa hoa”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2024.
  15. ^ Bảo Quỳnh (18 tháng 12 năm 2016). “Mùa đông không lạnh”. Đại đoàn kết. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2024.
  16. ^ Phương Linh (25 tháng 11 năm 2023). “Hà Miên chinh phục khán giả với tiếng đàn cello”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2024.
  17. ^ V.Hà (17 tháng 12 năm 2023). “Bản nguyên Giáng Son”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2024.
  18. ^ Thanh Ngọc (17 tháng 11 năm 2023). “Nhạc sĩ Giáng Son ra mắt album Sing my Sol”. Báo Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2024.
  19. ^ Thùy Trang (17 tháng 10 năm 2018). "Cô Ba Sài Gòn" tranh thủ vận động trước khi tranh cử tại Oscar 2019”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2024.
  20. ^ Bảo Minh (30 tháng 11 năm 2020). “Dấu ấn "12 mùa hoa Hà Nội" của NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam trong Ngày hội Văn hóa ASEAN”. Phụ nữ Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2024.
  21. ^ Minh Sơn (25 tháng 4 năm 2024). “VietnamPost chính thức công bố bộ tem "Hà Nội 12 mùa hoa". VietnamPlus. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2024.
  22. ^ Châu Anh (25 tháng 4 năm 2024). “Bài hát "Hà Nội 12 mùa hoa" lên tem bưu chính”. Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2024.
  23. ^ Nguyễn Hiền (14 tháng 6 năm 2024). “Lễ hội thu Hà Nội 2024: Trải nghiệm 12 mùa hoa”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2024.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Chuỗi phim Halloween: 10 bộ phim tuyển tập kinh dị hay có thể bạn đã bỏ lỡ
Chuỗi phim Halloween: 10 bộ phim tuyển tập kinh dị hay có thể bạn đã bỏ lỡ
Hãy cùng khởi động cho mùa lễ hội Halloween với list phim kinh dị dạng tuyển tập. Mỗi bộ phim sẽ bao gồm những mẩu chuyện ngắn đầy rùng rợn
[Phần 1] Nhật ký tình yêu chữa trĩ của tôi
[Phần 1] Nhật ký tình yêu chữa trĩ của tôi
Một câu truyện cười vl, nhưng đầy sự kute phô mai que
[Review Sách] Sống thực tế giữa đời thực dụng - Khi nỗ lực trở thành bản năng
[Review Sách] Sống thực tế giữa đời thực dụng - Khi nỗ lực trở thành bản năng
Trải qua thời thơ ấu không như bao đứa trẻ bình thường khác, một phần nào đó đã tác động không nhỏ đến cái nhìn của Mễ Mông
Maeve Wiley: Dịu dàng như một giấc mơ bão tố
Maeve Wiley: Dịu dàng như một giấc mơ bão tố
Nàng như một khối Rubik, nhưng không phải do nàng đổi màu trước mỗi đối tượng mà do sắc phản của nàng khác biệt trong mắt đối tượng kia