Hạ nghị viện Việt Nam Cộng hòa

Hạ nghị viện
Việt Nam Cộng hòa
Dạng
Mô hình
Lịch sử
Thành lập22 tháng 10 năm 1967
(Bầu cử Hạ nghị viện)
Giải thể30 tháng 4 năm 1975
(Sài Gòn thất thủ)
Kế nhiệmQuốc hội Việt Nam
Lãnh đạo
Chủ tịch Hạ nghị viện
Nguyễn Bá Lương
(1967–1971)
Nguyễn Bá Cẩn
(1971–1975)
Cơ cấu
Số ghế159 (1967–1975)
Số ghế và khối liên minh chính trị của Hạ nghị viện Việt Nam Cộng hòa từ năm 1971 đến năm 1975
Chính đảng hạ việnHạ nghị viện (1971–1975)
  •      Khối Cộng hòa (50)
  •      Khối Độc lập (39)
  •      Khối Dân tộc Xã hội (27)
  •      Khối Quốc gia (9)
  •      Khối Dân quyền (16)
  •      Không liên kết (6)
Nhiệm kỳ
4 năm
Trụ sở
Tòa nhà Quốc hội (Hạ nghị viện) ở Công trường Lam Sơn, Sài Gòn.
Hiến pháp
Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa

Hạ nghị viện Việt Nam Cộng hòa là một trong hai viện của chính thể Đệ Nhị Cộng hòa, được thành lập dựa trên bản hiến pháp năm 1967. Đây là cơ quan lập pháp đại diện cho nhân dân, có vai trò quan trọng trong việc ban hành luật và giám sát hành pháp.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau cuộc đảo chính năm 1963 và thời kỳ quân quản dưới quyền của Hội đồng Quân nhân Cách mạngHội đồng Quân lực, Quốc hội lúc này tạm ngưng hoạt động. Dưới thời nội các chiến tranh, Ủy ban Lãnh đạo Quốc giaỦy ban Hành pháp Trung ương đã thành lập Quốc hội Lập hiến nhằm tham gia soạn thảo bản hiến pháp tương lai góp phần hình thành những định chế mới. Sau cùng, Hiến pháp năm 1967 được ban hành, thiết lập nền Đệ Nhị Cộng hòa có hệ thống quốc hội lưỡng viện gồm Thượng nghị viện và Hạ nghị viện.[1]

Cuộc tuyển cử đầu tiên để bầu ra Hạ nghị viện được tổ chức vào ngày 22 tháng 10 năm 1967, với tỷ lệ cử tri đi bầu là 57,8% tại Đô thành Sài Gòn và 73% trên toàn quốc.[2] Ngày 31 tháng 10 cùng năm, Hạ nghị viện tiến hành lễ khai mạc tại trụ sở Quốc hội. Sau đó, Dân biểu Hạ nghị viện đã làm lễ tuyên thệ trước Quốc hội vào ngày 22 tháng 1 năm 1968.[3]

Hạ nghị viện pháp nhiệm I (1967–1971) có 137 dân biểu[4] và đến pháp nhiệm II (1971–1975)[5] thì tăng lên thành 159 dân biểu.[6] Tính đến năm 1974 thì cứ 50.000 cử tri thì có một dân biểu. Nhiệm kỳ dân biểu là bốn năm.[7] Các dân biểu được phân bổ làm việc trong 18 ủy ban thường trực. Trụ sở Hạ nghị viện là Tòa nhà Quốc hội ở Công trường Lam Sơn, sau năm 1975, nơi này được chuyển thành Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Hạ nghị viện cuối cùng là khóa 2 trước khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ được bầu lên vào ngày 19 tháng 8 năm 1971.[8] Kỳ tuyển cử kế tiếp đáng ra sẽ diễn ra vào cuối năm 1975 thế nhưng Hạ nghị viện đã chấm dứt hoạt động sau khi Sài Gòn thất thủ.

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Hạ nghị viện bao gồm từ 100 đến hai 200 Dân biểu.[9] Dân biểu được bầu theo lối phổ thông đầu phiếu trực tiếp và kín theo thể thức đơn danh, đa số tương đối, trong từng đơn vị lớn nhất là tỉnh.[10] Nhiệm kỳ Dân biểu là bốn năm và có thể được tái cử. Cuộc bầu cử tân Hạ nghị viện sẽ được kết thúc chậm nhất là một tháng trước khi pháp nhiệm cũ chấm dứt.[1]

Công dân được quyền ứng cử Dân biểu nếu đáp ứng những tiêu chí như sau:[1]

  1. Có Việt tịch từ khi mới sinh, hoặc đã nhập Việt tịch ít nhất bảy năm, hoặc đã thủ đắc hoặc hồi phục Việt tịch ít nhất năm năm tính đến ngày bầu cử.[10]
  2. Đủ hai mươi lăm tuổi tính đến ngày bầu cử.[10]
  3. Được hưởng các quyền công dân.[10]
  4. Ở trong tình trạng hợp lệ quân dịch.[10]
  5. Hội đủ các điều kiện khác theo Luật Bầu cử quy định.[10]

Ngoài cơ cấu chính thức, các Dân biểu có thể tập hợp thành nhóm lập pháp hay khối tùy theo lập trường chính trị hoặc khuynh hướng hành động, tuy không phải là đảng phái chính thức. Vào thập niên 1970, Hạ nghị viện có sáu khối:

  1. Khối Cộng hòa, 50 Dân biểu, phe thân chính quyền
  2. Khối Độc lập, 39 Dân biểu
  3. Khối Dân tộc Xã hội, 27 Dân biểu, phe đối lập
  4. Khối Quốc gia, 9 Dân biểu
  5. Khối Dân quyền, 16 Dân biểu
  6. Không liên kết, 18 Dân biểu

Chức năng

[sửa | sửa mã nguồn]

Hạ nghị viện có chức năng như sau:

  • Xem xét và thông qua ngân sách quốc gia.
  • Đề xuất, thảo luận, sửa đổi và thông qua các dự luật.
  • Có quyền chất vấn và bất tín nhiệm các thành viên chính phủ.
  • Phê chuẩn các hiệp định quốc tế và quyết định quan trọng của quốc gia.

Nhận định

[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù Hạ nghị viện được xác định là cơ quan lập pháp độc lập về mặt lý thuyết, thế nhưng trên thực tế thì Tổng thống và quân đội có ảnh hưởng lớn đến chính trường cũng như hoạt động của Quốc hội. Việc bổ nhiệm và các áp lực từ hành pháp đôi khi làm suy giảm tính độc lập và khách quan của Hạ nghị viện. Ngoài ra, do không có các đảng phái lớn hoạt động có tổ chức và lâu dài, nhiều ứng cử viên vận động tranh cử với tư cách cá nhân hoặc đại diện cho các nhóm lợi ích địa phương, dẫn đến sự thiếu liên kết và tầm nhìn chiến lược trong hoạch định chính sách. Trong bối cảnh chiến tranh và bất ổn, Hạ nghị viện gặp nhiều khó khăn trong việc đưa ra các chính sách dài hạn. Một số phiên họp bị gián đoạn hoặc hoãn lại do tình hình an ninh hoặc do thiếu sự đồng thuận giữa các thành viên. Bên cạnh đó, một số dân biểu thiếu kinh nghiệm chính trị hoặc chuyên môn, ảnh hưởng đến hiệu quả tranh luận và soạn thảo luật. Do điều kiện chiến tranh, tại một số vùng chiến sự, không thể tổ chức bầu cử, dẫn đến tình trạng mất cân bằng về đại diện vùng miền trong Hạ nghị viện.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hiến-pháp Việt-Nam Cộng-Hòa ban-hành ngày 1 tháng 4 năm 1967, Saigon, Tổng bộ Thông tin Chiêu hồi, 1967, 46tr.
  • Hỏi đáp về tổ-chức và thể-thức bầu-cử Dân-biểu Hạ nghị-viện ngày 22-10-1967, Saigon, Tổng bộ Thông tin Chiêu hồi, 1967, 19tr.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Luật sư Trương Tiến Đạt (1967). Hiến pháp chú thích. Sài Gòn. tr. 23–24.{{Chú thích sách}}: Quản lý CS1: địa điểm thiếu nhà xuất bản (liên kết)
  2. ^ Đoàn Thêm (1989). 1967: Việc từng ngày. Los Alamitos, CA: Nxb. Xuân Thu. tr. 239.
  3. ^ Hạ nghị viện Quốc hội Việt Nam (1968). Niên-giám Hạ-nghị-viện: pháp nhiệm I (1967–1971). Quốc hội Việt Nam Cộng hòa. tr. 3. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2025.
  4. ^ Hoàng Cơ Thụy (2002). Việt sử khảo luận. Paris: Nxb. Nam Á. tr. 3396.
  5. ^ Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa (1971). Quy-pháp vựng-tập: Quyển XIV Từ 1-1-1971 dến 31-12-1971. Quyển 2. Sài Gòn: Sở Công báo. tr. 1594. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2025.
  6. ^ Department of State (1974). Background Notes (South) Viet-Nam (bằng tiếng Anh). Washington, DC: US Government Printing Office. tr. 8.
  7. ^ Quân lực Việt Nam Cộng hòa (1966). Chiến sĩ Cộng Hòa. Cục Tâm Lý Chiến. tr. 12.
  8. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu (2002). Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu. tr. 387.
  9. ^ Lâm Vĩnh Thế (2010). Việt Nam Cộng Hoà 1963–1967: Những Năm Xáo Trộn. Hoài Việt. tr. 186. ISBN 978-1629884134.
  10. ^ a b c d e f Phan Đăng Thanh; Trương Thị Hòa (2013). Lược sử lập hiến Việt Nam. Nxb. Tổng hợp TP. HCM. tr. 152. ISBN 978-604-58-0622-7.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Lý do không ai có thể đoán được thị trường
Lý do không ai có thể đoán được thị trường
Thực tế có nhiều ý kiến trái chiều về chủ đề này, cũng vì thế mà sinh ra các trường phái đầu tư khác nhau
Cách Zoom Tăng Tỉ Lệ Chuyển Đổi Chỉ Với 1 Thay Đổi Trong Design
Cách Zoom Tăng Tỉ Lệ Chuyển Đổi Chỉ Với 1 Thay Đổi Trong Design
Bạn có thể sử dụng Zoom miễn phí (max 40p cho mỗi video call) hoặc mua gói Pro/Business dành cho doanh nghiệp.
Download Atri - Những hồi ức thân thương của tôi Việt hóa
Download Atri - Những hồi ức thân thương của tôi Việt hóa
Ở một tương lai xa xăm, sự dâng lên đột ngột và không thể lí giải của mực nước biển đã nhấn chìm hầu hết nền văn minh của nhân loại xuống đáy biển sâu thẳm
Guide Game Mirage Memorial Global cho newbie
Guide Game Mirage Memorial Global cho newbie
Các tựa game mobile này nay được xây dựng dựa để người chơi có thể làm quen một cách nhanh chóng.