Hậu Mỹ Bắc A

Hậu Mỹ Bắc A
Xã Hậu Mỹ Bắc A
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhTiền Giang
HuyệnCái Bè
Trụ sở UBNDTỉnh lộ 869, khu vực chợ Thiên Hộ[1]
Thành lập1979[2]
Địa lý
Tọa độ: 10°29′7″B 105°58′7″Đ / 10,48528°B 105,96861°Đ / 10.48528; 105.96861
MapBản đồ xã Hậu Mỹ Bắc A
Hậu Mỹ Bắc A trên bản đồ Việt Nam
Hậu Mỹ Bắc A
Hậu Mỹ Bắc A
Vị trí xã Hậu Mỹ Bắc A trên bản đồ Việt Nam
Diện tích27,38 km²[3]
Dân số (2008)
Tổng cộng13.678 người[4]
Mật độ500 người/km²
Dân tộcKinh
Khác
Mã hành chính28366[5]
Số điện thoại02733.822132[6]

Hậu Mỹ Bắc A là một thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Hậu Mỹ Bắc A tiếp giáp với xã Mỹ Trung ở hướng tây, xã Thiện Trung và xã Hậu Mỹ Trinh ở hướng nam, xã Hậu Mỹ Bắc B ở hướng bắc và xã Mỹ Thành Bắc của huyện Cai Lậy ở hướng đông.[7]

Các kênh, rạch chảy qua địa bàn xã bao gồm: Kênh 7, Kênh 8, Kênh 9, Kênh 200, Kênh 500, Kênh 6 - Bằng Lăng, kênh 19 Tháng 5, kênh Bảy Thước, kênh Đòn Dong, kênh Đường Củi Lớn, kênh Hầm Dồ, kênh Hậu, kênh Huyện, kênh Kháng Chiến, kênh Kho, kênh Một Thước, kênh Mười Ơn, kênh Ngàn, kênh Nguyễn Văn Tiếp, kênh Ô Môi, kênh Rạch Giá, kênh Xóm Trại.[8]

Thổ nhưỡng của xã là đất phèn, dọc tuyến đường Giáo xứ Bằng Lăng thuộc ấp Mỹ Chánh 5 (tây bắc xã) có nhiều vườn tre, có vườn tre rộng gần 1 ha.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Hậu Mỹ Bắc A có diện tích 27,38 km²,[3] dân số năm 2008 là 13.678 người,[4] mật độ dân số đạt 500 người/km².

Xã Hậu Mỹ Bắc A được chia thành 5 ấp:[8][9]

  • Hậu Phú 1
  • Hậu Phú 2
  • Hậu Phú 3
  • Mỹ Chánh 4
  • Mỹ Chánh 5.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1841, làng Lương Điền thành lập, là một làng đồn điền. Sau đó bỏ hoang khi Pháp xâm lược. Dân nhập chung với làng Hậu Thành.[9]

Ngày 15 tháng 5 năm 1885, tách khỏi làng Hậu Thành ra làng riêng gọi là Hậu Mỹ, thuộc tổng Phong Hòa, quận Kiến Đăng, tỉnh Định Tường.[4]

Tháng 10 năm 1937, Tổ chức Đảng Cộng sản đầu tiên ở xã thành lập.[4]

Từ 1945 - 1954, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đặt xã Thiên Hộ thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho, trong khi đó chính quyền Pháp và Quốc gia Việt Nam đặt là xã Hậu Mỹ thuộc tổng Phong Hoà, quận Cái Bè, tỉnh Định Tường.[4]

Từ 1954 - 1975, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đặt xã Hậu Mỹ, quận Sùng Hiếu, tỉnh Mỹ Tho. Chính quyền Cộng hòa miền Nam Việt Nam lại phân chia xã Hậu Mỹ Bắc thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho.[4]

Ngày 4 tháng 2 năm 1964, địa bàn xã là nơi diễn ra trận đánh lớn giữa Tiểu đoàn 261 Giron và Tiểu đoàn 3 (thuộc Sư đoàn 7) Quân lực VNCH.[10]

Xã từng là một phần của xã Hậu Mỹ Bắc, đến năm 1979 thì xã Hậu Mỹ Bắc được chia thành xã Hậu Mỹ Bắc B ở phía bắc và xã Hậu Mỹ Bắc A ở phía nam. Cả hai xã cách nhau bởi kênh Nguyễn Văn Tiếp, con kênh chảy theo hướng tây đông.[2]

Tháng 11 năm 2020, cầu Thiên Hộ, cầu quan trọng nhất trong xã nằm ngay chợ Thiên Hộ, bắc qua kênh Nguyễn Văn Tiếp bị sập do một xe tải quá tải trọng chạy qua.[11]

Di tích Chiến thắng khu Trù mật Hậu Mỹ là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.[12]

Giữa xã là ngã ba giao thông của tỉnh lộ 869 và huyện lộ 72,[a] đường tỉnh lộ 869 tiếp tục dẫn thẳng lên chợ Thiên Hộ, trung tâm mua bán của xã,[14] với diện tích 39.000 m²,[15] nằm về phía bắc của xã trên bờ nam kênh Nguyễn Văn Tiếp. Đường giao thông chính đều trải nhựa trong tình trạng tốt. Đường Bắc Kênh Một Thước bằng bê tông thẳng tấp từ tây sang đông là 'con đường văn hóa' của xã. Các đường liên ấp khác đều là đường đan hoặc đường nhựa trong tình trạng hư hại nặng, chủ yếu là các đoạn dọc bờ nam Kênh Nguyễn Văn Tiếp, đường dọc bờ đông Kênh 6 - Bằng Lăng.

Xã nằm trong địa bàn trọng điểm ngập lũ, chủ trương chính sách của chính quyền là "sống chung với lũ", điều này ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất kinh tế của người dân trong xã.[16] Phần đông dân trong xã sống bằng nghề nông canh tác lúa theo mô hình kết hợp lúa - cá,[17] cá được thả vào ruộng để nuôi. Ấp Mỹ Chánh 4 tổ chức 100 ha đầu tiên mô hình này.[18] Người nông dân tiên phong là Âu Văn On.[16]

Phần phía tây của địa bàn xã là khu vực ao cá rất rộng, chỉ riêng ấp Mỹ Chánh 4 có 150 ha (1,5 km²) ao ương cá bột, cá hương (cá giống) với 80 hộ ương cá.[19] Xã đang tập trung vào trồng lúa chất lượng cao, dưa hấu, ươm cá bột, cá giống,...[14] Hằng năm xã Hậu Mỹ Bắc A đạt sản lượng 1,5 tỉ con cá bột, trên 400 tấn cá giống nước ngọt.[16]

Trong khi phần phía đông địa bàn xã thì trồng mít dọc các bờ kênh. Trong thời gian từ 2020, xã bắt đầu phổ biến việc trồng sen lấy ngó sen.[20] Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo chiếm 35,5%.[21] Thu nhập bình quân đầu người là 30 triệu đồng/năm vào năm 2017,[14] tăng lên 55 triệu đồng/năm vào năm 2020.[15] Đến năm 2020, số hộ nghèo, cận nghèo và đặc biệt khó khăn vẫn còn hơn 300 hộ.[22] Điểm du lịch đáng chú ý là khu du lịch sinh thái Cội Nguồn nằm gần cầu Thiên Hộ Mới.

Diện tích đất tự nhiên 2.626,0391 ha.[4]

Loại đất Diện tích
(hecta)
Chú thích
Trồng lúa 2.115,1288 [4]
Vườn cây 349,3712 [4]
Thổ cư 53,2992 [4]
Nuôi trồng thủy sản 9,8938 [4]
Chưa khai thác 2,3469 [4]
Rừng 0

Dân số – xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Dân số năm 1999 là 13.225 người,[3] mật độ dân số đạt 483 người/km². Năm 2008, dân số xã là 13.678 người, thuộc 2.839 hộ gia đình. Vào năm 2004, tỉ lệ sinh: 1,34%; tỉ lệ tử: 0,2%.[4]

Giới tính

[sửa | sửa mã nguồn]
Giới tính Số dân Chú thích
Nam 6.753 [4]
Nữ 6.925 [4]
  Tỉ lệ nam (49.38%)
  Tỉ lệ nữ (50.62%)

Dân tộc

[sửa | sửa mã nguồn]
Dân tộc Số người Chú thích
Kinh 13.678 [4]
khác 0 [4]
  Kinh (100%)
  khác (00%)

Tôn giáo

[sửa | sửa mã nguồn]
Tôn giáo Số người Chú thích
Công giáo 1.788 [4]
Phật giáo 179 [4]
Không rõ 11.711
  Công giáo (13.07%)
  Phật giáo (1.31%)
  Không rõ (85.62%)

Trạm y tế xã trong tình trạng tốt, có 7 bác sĩ, 4 y sĩ, 2 y tá.[4] Theo trang thông tin điện tử huyện Cái Bè: Xã đạt 100% phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ mức độ 2; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đạt 100%; phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt 100%; học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học phổ thông, bổ túc, học nghề, trung cấp chiếm tỷ lệ trên 80%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 84,15%.[21]

Toàn xã có 12 bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 315 liệt sĩ, 57 thương binh, 18 lão thành cách mạng, 850 gia đình có công với nước, 640 huân chương của tập thể và cá nhân.[4]

Địa điểm tôn giáo đáng chú ý là chùa Thiền Hòa thuộc ấp Hậu Phú 2, nhà thờ Giáo xứ Bằng Lăng, thuộc ấp Mỹ Chánh 5.

Thư viện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Huyện lộ 72 hay đường Dọc Kênh 8, hay đường Kênh 8, dài 12,8 km, có điểm đầu là Huyện lộ 23 B và điểm cuối là Tỉnh lộ 869.[13]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bản đồ: UBND Xã Hậu Mỹ Bắc A, Xã Hậu Mỹ Bắc A, Huyện Cái Bè, Tiền Giang, Việt Nam
  2. ^ a b “QUYẾT ĐỊNH 152/1979/QĐ-CP: VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI MỘT SỐ XÃ THUỘC HUYỆN CAI LẬY VÀ HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG”. thuvienphapluat.vn. ngày 12 tháng 4 năm 1979. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2021.
  3. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  4. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u “CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH THUỘC HUYỆN CÁI BÈ”. tiengiang.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2021.
  5. ^ Tổng cục Thống kê
  6. ^ “HỆ THỐNG CÁC CƠ QUAN: UBND HUYỆN CÁI BÈ VÀ CÁC PHÒNG BAN CHUYÊN MÔN”. caibe.tiengiang.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2021.
  7. ^ “Bản đồ huyện Cái Bè”. caibe.tiengiang.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2021.
  8. ^ a b “THÔNG TƯ: BAN HÀNH DANH MỤC ĐỊA DANH DÂN CƯ, SƠN VĂN, THỦY VĂN, KINH TẾ - XÃ HỘI PHỤC VỤ CÔNG TÁC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ PHẦN ĐẤT LIỀN TỈNH TIỀN GIANG”. thuvienphapluat.vn. ngày 26 tháng 7 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2021.
  9. ^ a b Địa chí Tiền Giang, Tập 1, tr. 148
  10. ^ Thanh Hải (ngày 2 tháng 6 năm 2012). “Xây dựng Bia Chiến thắng giải phóng Khu trù mật Thiên Hộ”. báo Ấp Bắc. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2021.
  11. ^ Hoài Thương (ngày 20 tháng 12 năm 2020). “Khởi tố tài xế xe tải chở hơn 23 tấn lúa qua cầu 3,5 tấn gây sập cầu”. báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2021.
  12. ^ Hữu Nhân (ngày 13 tháng 1 năm 2021). “Huyện Cái Bè có thêm 10 di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh”. tiengiang.gov.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2021.
  13. ^ “QUYẾT ĐỊNH: BAN HÀNH DANH MỤC SỐ HIỆU ĐƯỜNG BỘ THUỘC CẤP HUYỆN QUẢN LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG”. thuvienphapluat.vn. ngày 8 tháng 1 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2021.
  14. ^ a b c Minh Toàn (ngày 26 tháng 5 năm 2017). “Đổi thay của một xã vùng sâu”. báo Ấp Bắc. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2021.
  15. ^ a b Chiêu Nam (ngày 16 tháng 3 năm 2021). “Chủ tịch UBND huyện Cái Bè: Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới ở xã Hậu Mỹ Bắc A”. caibe.tiengiang.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2021.
  16. ^ a b c “Tiền Giang: Làm giàu nhờ tái cơ cấu sản xuất trên nền đất ngập lũ”. dangcongsan.vn. ngày 28 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2021.
  17. ^ Minh Trí (ngày 6 tháng 7 năm 2020). “Tiền Giang mở rộng diện tích thủy sản ở các vùng sinh thái”. vietnamplus.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2021.
  18. ^ Minh Trí (ngày 12 tháng 1 năm 2018). “Ông Âu Văn On tiên phong xây dựng mô hình cá + lúa ở Hậu Mỹ Bắc A”. dantocmiennui.vn. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2021.
  19. ^ “Làm giàu thành công từ nghề ương cá mè dinh "rinh". enternews.vn. ngày 28 tháng 9 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2021.
  20. ^ “Mô hình trồng sen lấy ngó ở xã Hậu Mỹ Bắc A – Cái Bè”. thtg.vn. ngày 8 tháng 6 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2021.
  21. ^ a b Yến Nhi (ngày 16 tháng 1 năm 2021). “Xã Hậu Mỹ Bắc A: Phát động thi đua xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới”. caibe.tiengiang.gov.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2021.
  22. ^ Khánh Hòa (ngày 16 tháng 1 năm 2020). “Mang Xuân ấm đến bà con nghèo xã Hậu Mỹ Bắc A”. vietnamnet.vn/vn. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2021.
  • Ban tuyên giáo tỉnh ủy Tiền Giang và Trung tâm Unesco thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam (2005). Địa chí Tiền Giang, Tập 1.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan