Hậu Mỹ Bắc B

Hậu Mỹ Bắc B
Xã Hậu Mỹ Bắc B
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhTiền Giang
HuyệnCái Bè
Trụ sở UBNDấp Hậu Quới[1]
Thành lập1979[2]
Địa lý
Tọa độ: 10°30′58″B 105°58′11″Đ / 10,51611°B 105,96972°Đ / 10.51611; 105.96972
MapBản đồ xã Hậu Mỹ Bắc B
Hậu Mỹ Bắc B trên bản đồ Việt Nam
Hậu Mỹ Bắc B
Hậu Mỹ Bắc B
Vị trí xã Hậu Mỹ Bắc B trên bản đồ Việt Nam
Diện tích19,73 km²[3]
Dân số (2008)
Tổng cộng10.012 người[4]
Mật độ507 người/km²
Dân tộcKinh
Khác
Mã hành chính28363[5]
Số điện thoại02733.822137[1]

Hậu Mỹ Bắc B là một thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam. Đây là xã cực bắc của huyện Cái Bè. Vị trí nằm cách huyện lị Cái Bè 20 km về hướng bắc, chệch hướng tây bắc.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]
Kênh Nguyễn Văn Tiếp nhìn từ cầu Thiên Hộ 2.

Xã tiếp giáp xã Mỹ Thành Bắc thuộc huyện Cai Lậy ở phía đông, xã Hậu Mỹ Bắc A ở hướng nam, giáp xã Đốc Binh Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp ở phía tây, giáp xã Tân Ninh, Nhơn Ninh, Tân Hòa thuộc huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An ở phía bắc.[6]

Xã có hình dạng gần như hoàn toàn là một hình chữ nhật nằm ngang với hệ thống kênh, rạch thẳng tấp ngang dọc dày đặc. Các kênh, rạch chảy qua địa bàn xã gồm: Kênh 9, Kênh 6 - Bằng Lăng, Kênh 200 - Bằng Lăng, Kênh 200 - Kênh 9, Kênh 200 - Kênh Chà, Kênh 500 - Bằng Lăng, Kênh 500 - Đầu Ngàn - Kênh Chà, Kênh 500 - Kênh 9, Kênh 500 - Kênh Giữa, Kênh 500 - Kênh Giữa - Bằng Lăng, Kênh 500 - Phụng Thớt, Kênh Đầu Ngàn - Kênh 9, Kênh Đầu Ngàn - Kênh Giữa - Bằng Lăng, Kênh Đầu Ngàn - Ngàn Nhất, Kênh Giữa, Kênh Hai Hạt, Kênh Ngàn Nhất, Kênh Ngàn Nhì, Kênh Nguyễn Văn Tiếp A, Kênh Nguyễn Văn Tiếp B, Kênh Phụng Thớt.[7]

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Hậu Mỹ Bắc B có diện tích 19,73 km²,[3] dân số năm 2008 là 10.012 người,[4] mật độ 507 người/km².

Xã Hậu Mỹ Bắc B được chia thành 3 ấp:[7][8]

  • Hậu Quới
  • Mỹ Thuận
  • Mỹ Trung

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1935, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của xã được thành lập.[4]

Tháng 11 năm 1937, Tổ chức Đảng đầu tiên ở xã thành lập, do Ba Vạn làm bí thư, có 9 đảng viên.[4]

Trước năm 1945, xã Hậu Mỹ thuộc tổng Phong Hòa, quận Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho.[9]

Từ 1945 - 1954, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đặt xã Hậu Mỹ thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho, trong khi đó chính quyền Pháp và Quốc gia Việt Nam vẫn giữ phân chia hành chính như trước năm 1945.[9]

Từ 1954 - 1975, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đặt xã Hậu Mỹ thuộc quận Sùng Hiếu, tỉnh Mỹ Tho.[10] Chính quyền Cộng hòa miền Nam Việt Nam lại phân chia thành xã Hậu Mỹ Bắc và xã Hậu Mỹ Nam.[11]

Vào ngày 26 tháng 6 năm 1967, hai tiểu đội bộ binh và 1 đội lính biệt kích Hàn Quốc đã tổ chức một trận càn quét vào xã Hậu Mỹ. Vào ngày 27 tháng 6 năm 1967, các lực lượng chống cộng tiến hành một cuộc thảm sát tại đây.[12]

Xã từng là một phần của xã Hậu Mỹ Bắc. Đến ngày 12 tháng 4 năm 1979, xã Hậu Mỹ Bắc được chia thành xã Hậu Mỹ Bắc B ở phía bắc và xã Hậu Mỹ Bắc A ở phía nam.[13][4] Cả hai xã cách nhau bởi kênh Nguyễn Văn Tiếp, con kênh chảy theo hướng tây - đông.[2]

Năm 1999, Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất nông nghiệp Mỹ Quới thành lập. Nằm tại ấp Hậu Quới.[14]

Di tích lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Dòng kênh Hai Hạt tại ấp Hậu Quới, xã Hậu Mỹ Bắc B, được xếp là di tích lịch sử cấp tỉnh của Tiền Giang,[15] con kênh chảy theo hướng tây - đông là ranh giới giữa huyện Cái Bè của tỉnh Tiền Giang và huyện Tân Thạnh của tỉnh Long An.[16] Vào ngày 27 tháng 6 năm 1967, trong thời gian của chiến tranh Việt Nam, các lực lượng chống cộng đã tiến hành một cuộc thảm sát tại một khu vực ngay con kênh thuộc hai xã Tân Hòa (địa phận Long An) và xã Hậu Mỹ (địa phận Tiền Giang) làm thiệt mạng 41 người, trong đó có 20 người thuộc xã Hậu Mỹ. Trên địa phận của Long An, vào năm 1994, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp huyện Tân Thạnh xây Bia căm thù tại xã Tân Hòa.[12]

Năm 2000, theo Quyết định 09/2000/QĐ.UB của tỉnh Tiền Giang, kênh Hai Hạt được xếp hạng di tích lịch sử.[15][17]

cầu Thiên Hộ 2.

Hầu hết dân cư xã sống bằng nghề nông trồng lúa, khoảng 80% dân số,[18] 70% diện tích dùng canh tác lúa,[19] một số đào ao nuôi cá. Trồng lúa được cơ giới hóa tối đa và sự liên kết nông dân trong các Hợp tác xã khiến năng suất cao, đã phổ biến lúa 3 vụ. HTX Dịch vụ sản xuất nông nghiệp Mỹ Quới có 677 thành viên, diện tích canh tác 1.500 ha. HTX tham gia vào dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) của tỉnh Tiền Giang.[14] Kinh tế của xã cũng đang có sự chuyển đổi cây trồng[20] chủ yếu từ lúa sang cây ăn trái.

Diện tích đất tự nhiên 1.977,1 ha.[4]

Loại đất Diện tích
(hecta)
Chú thích
Trồng lúa 1.403,9 [4]
Vườn cây 316,2 [4]
Thổ cư 38,0 [4]
Rừng 0
Khác 219,0

Một phần đông dân cư sống tập trung trên tỉnh lộ 865 nằm sát với kênh Nguyễn Văn Tiếp, là ranh giới tự nhiên với xã Hậu Mỹ Bắc A. Chiều dài đoạn tỉnh lộ 865 trên địa bàn xã là 6,8 km.[13][4] Dân cư trên tuyến tỉnh lộ 865 sống bằng nghề buôn bán, đối diện phía bên kia kênh gần điểm UBND xã Hậu Mỹ Bắc B là chợ Thiên Hộ (thuộc Hậu Mỹ Bắc A). Địa bàn xã là đoạn cuối của tỉnh lộ 869 dài chỉ 200 m,[13][4] tuyến giao với tỉnh lộ 865.

Xã đã nâng cấp đường nhựa và đường đan nhiều tuyến.[19] Cả xã Hậu Mỹ Bắc B có 1 tuyến đường xã với chiều dài 2,8 km, 1 tuyến đường ấp có chiều dài 2,9 km và 9 tuyến đường xóm có chiều dài 28,52 km.[20]

Trung tâm mua bán của xã là chợ Hai Hạt, chỉ là một chợ nhỏ nằm ngay góc tây bắc của xã, ngay ngã tư kênh Bằng Lăng và kênh Hai Hạt. Chợ mua bán chủ yếu nhu yếu phẩm và nông sản.[4]

Năm 2020, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động có việc làm là 86,7%.[19] Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 50,51 triệu đồng/người, số hộ nghèo là 59.[20]

Dân số – xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Dân số năm 1999 là 8.833 người,[3] mật độ dân số đạt 448 người/km², đến năm 2008, dân số xã là 10.012 người, thuộc 1.936 hộ gia đình. Vào năm 2004, tỉ lệ sinh: 1,20%; tỉ lệ tử: 0,14%.[4]

Giới tính

[sửa | sửa mã nguồn]
Giới tính Số dân Chú thích
Nam 4.716 [4]
Nữ 5.296 [4]
  Tỉ lệ nam (46.60%)
  Tỉ lệ nữ (53.40%)

Dân tộc

[sửa | sửa mã nguồn]
Dân tộc Số người Chú thích
Kinh 10.002 [4]
Hoa 10 [4]
  Kinh (99.90%)
  Hoa (00.10%)

Tôn giáo

[sửa | sửa mã nguồn]
Tôn giáo Số người Chú thích
Công giáo 290 [4]
Tin Lành 28 [4]
Cao Đài 131 [4]
Không rõ 9.563
  Công giáo (2.89%)
  Tin lành (0.28%)
  Cao Đài (1.31%)
  Không rõ (95.52%)

Trạm y tế xã đang xuống cấp, không đạt chuẩn y tế quốc gia, có 1 bác sĩ, 7 y sĩ, 1 y tá, 1 hộ sinh. Các tổ chức chăm sóc sức khỏe cộng đồng gồm có 3 tổ y tế ấp với 7 nhân viên.[4]

Toàn xã có 6 bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 215 liệt sĩ, 57 thương binh, 6 lão thành cách mạng, 596 gia đình có công với nước, 468 huân chương của tập thể và cá nhân. Xã đã được Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.[4]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “HỆ THỐNG CÁC CƠ QUAN: UBND HUYỆN CÁI BÈ VÀ CÁC PHÒNG BAN CHUYÊN MÔN”. caibe.tiengiang.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2021.
  2. ^ a b “QUYẾT ĐỊNH 152/1979/QĐ-CP: VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI MỘT SỐ XÃ THUỘC HUYỆN CAI LẬY VÀ HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG”. thuvienphapluat.vn. ngày 12 tháng 4 năm 1979. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2021.
  3. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  4. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v “CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH THUỘC HUYỆN CÁI BÈ”. tiengiang.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2021.
  5. ^ Tổng cục Thống kê
  6. ^ “Bản đồ huyện Cái Bè”. caibe.tiengiang.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2021.
  7. ^ a b “THÔNG TƯ: BAN HÀNH DANH MỤC ĐỊA DANH DÂN CƯ, SƠN VĂN, THỦY VĂN, KINH TẾ - XÃ HỘI PHỤC VỤ CÔNG TÁC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ PHẦN ĐẤT LIỀN TỈNH TIỀN GIANG”. thuvienphapluat.vn. ngày 26 tháng 7 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2021.
  8. ^ Địa chí Tiền Giang, Tập 2, tr. 155
  9. ^ a b Địa chí Tiền Giang, Tập 1, tr. 150
  10. ^ Địa chí Tiền Giang, Tập 1, tr 148, Xem
  11. ^ Địa chí Tiền Giang, Tập 1, tr. 148, 150
  12. ^ a b Lê Ngọc (ngày 11 tháng 10 năm 2016). “Về Đồng 41”. baolongan.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2021.
  13. ^ a b c Địa chí Tiền Giang, Tập 1, tr. 149-150
  14. ^ a b “Cơ giới hóa sản xuất lúa, hạ giá thành, tăng lợi nhuận”. nongnghiep.vn. ngày 29 tháng 7 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2021.
  15. ^ a b “QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG: V/v Bảo vệ di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”. vbpl.vn. ngày 15 tháng 2 năm 2000. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2021.
  16. ^ Chiêu Nam (ngày 29 tháng 2 năm 2020). “Khánh thành 02 cầu giao thông nông thôn”. tiengiang.gov.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2021.
  17. ^ Niên giám Tiền Giang, tr. 309
  18. ^ “Xã Hậu Mỹ Bắc B, huyện Cái Bè ra mắt xã nông thôn mới”. Đài phát thanh - Truyền hình Tiền Giang. ngày 24 tháng 11 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2021.
  19. ^ a b c Chiêu Nam (ngày 25 tháng 11 năm 2020). “Huyện Cái Bè: Ra mắt xã đạt chuẩn nông thôn mới thứ 15”. caibe.tiengiang.gov.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2021.
  20. ^ a b c Đỗ Phi (ngày 18 tháng 1 năm 2021). “Trên quê hương Hậu Mỹ Bắc B hôm nay”. tiengiang.gov.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2021.
  • Ban tuyên giáo tỉnh ủy Tiền Giang và Trung tâm Unesco thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam (2005). Địa chí Tiền Giang, Tập 1.
  • Ban tuyên giáo tỉnh ủy Tiền Giang và Trung tâm Unesco thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam (2005). Địa chí Tiền Giang, Tập 2.
  • Niên giám Tiền Giang, 2000-2001. NXB Chính trị quốc gia. 2002.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan