Hậu Thành
|
|||
---|---|---|---|
Xã | |||
Xã Hậu Thành | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đồng bằng sông Cửu Long | ||
Tỉnh | Tiền Giang | ||
Huyện | Cái Bè | ||
Trụ sở UBND | ấp Hậu Hoa[1] | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 10°23′8″B 106°00′11″Đ / 10,38556°B 106,00306°Đ | |||
| |||
Diện tích | 11,76 km²[2] | ||
Dân số (1999) | |||
Tổng cộng | 13.444 người[2] | ||
Mật độ | 1.143 người/km² | ||
Dân tộc | Kinh | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 28393[3] | ||
Số điện thoại | 02733.922021[1] | ||
Hậu Thành là một xã thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.
Xã Hậu Thành tiếp giáp xã Hậu Mỹ Phú và tiếp giáp một đoạn ngắn với xã Mỹ Hội ở phía bắc, giáp xã An Cư ở phía đông, giáp xã Hòa Khánh ở phía tây, giáp xã Đông Hòa Hiệp ở phía nam.[4]
Các kênh, rạch chảy qua địa bàn xã bao gồm: kênh Kháng Chiến, Kênh 7, Kênh 28, rạch Đất Sét, rạch Mả Voi, rạch Thủ Ngữ. Sông lớn nhất là sông Trà Lọt và sông Thông Lưu.[5]
Xã Hậu Thành có diện tích 11,76 km², dân số năm 1999 là 13.444 người,[2] mật độ dân số đạt 1.143 người/km².
Xã Hậu Thành được chia thành 5 ấp: Hậu Hoa, Hậu Hòa, Hậu Thuận, Hậu Vinh, Khu Phố Cầu Xéo.[5]
Dân số trong xã phần đông sống bằng sản xuất nông nghiệp, chiếm 80%.[6] Xã có 70 ha trồng rau các loại.[7]
Trong xã có Làng nghề bánh tráng Hậu Thành[8] với khoảng 100 hộ làm bánh tráng, trong đó 15 hộ làm quanh năm, sản lượng bánh tráng trung bình là 181.000 kg/tháng.[9]
Trung tâm buôn bán quan trọng là chợ Cầu Xéo nằm ở cực nam xã, ngay cầu Thông Lưu, có Quốc lộ 1 chạy ngang qua. Các tuyến đường bộ quan trọng khác trên địa bàn là tỉnh lộ 863[5][a] và tỉnh lộ 869.[5] Một trung tâm mua bán thứ hai là chợ Cái Nứa nằm ở cực bắc xã, trên tỉnh lộ 869, vào tháng 1 năm 2021 xảy ra một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng tại đây.[11][12] Vị trí giao thông đường thủy quan trọng có ngã tư Kênh 28 và sông Trà Lọt, có một cù lao nhỏ giữa ngã tư này.
Cụm công nghiệp Hậu Thành nằm cạnh tỉnh lộ 863 bên bờ Kênh 28 đang được đầu tư.[13][14]
Một số vấn đề tự nhiên ảnh hưởng nghiêm trọng trong địa bàn xã là tình trạng sạt lở dọc theo nhiều điểm kênh, rạch.[15][16] Về kinh tế truyền thống thì làng nghề làm bánh tráng đang dần mai một với số hộ làm bánh từ 138 hộ năm 2003 giảm xuống chỉ còn 103 hộ vào năm 2012.[9]