Mít | |
---|---|
Phân loại khoa học | |
Giới: | Plantae |
nhánh: | Tracheophyta |
nhánh: | Angiospermae |
nhánh: | Eudicots |
nhánh: | Rosids |
Bộ: | Rosales |
Họ: | Moraceae |
Chi: | Artocarpus |
Loài: | A. heterophyllus
|
Danh pháp hai phần | |
Artocarpus heterophyllus Lam.[1][2] | |
Các đồng nghĩa[3][4][5][6] | |
Mít (danh pháp hai phần: Artocarpus heterophyllus) là loài thực vật ăn quả, mọc phổ biến ở vùng Đông Nam Á và Brasil. Mít thuộc chi Mít, họ Dâu tằm, bộ Hoa hồng và được cho là có nguồn gốc từ Ấn Độ. Quả mít là loại quả quốc gia của Bangladesh.
Cây mít thuộc loại cây gỗ nhỡ cao từ 8 đến 15 m. Cây mít ra quả sau ba năm tuổi và quả của nó là loại quả phức, ăn được. Mít được coi là loại cây ăn trái với quả chín lớn nhất lớn trong các loài thảo mộc. Mít có giá trị thương mại. Mỗi trái khá lớn hình bầu dục kích thước 30–60 cm x 20–30 cm. Vỏ mít sù sì, có gai nhỏ. Mít ra quả vào khoảng giữa mùa xuân và chín vào cuối mùa hè (tháng 7-8).
Nó là một loại quả ngọt nhiệt đới. Ở vùng ôn đới thì mít thường bán trong dạng đóng hộp với siro nhưng sau này ở Mỹ và Âu châu cũng nhập cảng mít tươi.
Ngoài dạng mít đóng lon, mít còn được chế biến bằng cách sấy khô hoặc cắt thành lát mỏng rồi chiên giòn.
Trái mít có nhiều nhựa mít. Ở Việt Nam khi mít chín cắt xuống không bổ ra ngay mà để nguyên quả rồi dùng một thanh gỗ vót nhọn một đầu, đem đóng vào cuống mít để cho chảy bớt nhựa. Đợi thêm hai ba hôm sau, mới bổ mít ra thì bớt dính nhựa. Cách đó gọi là đóng nõ, trong bài thơ "Quả mít" của Hồ Xuân Hương có nhắc đến.
Gỗ của cây mít thuộc gỗ nhóm IV, đôi khi được sử dụng để sản xuất các dụng cụ âm nhạc như các loại mộc cầm, là một phần của gamelan ở Indonesia (một thể loại dàn nhạc bao gồm chiêng, cồng, trống, các loại nhạc cụ bằng các thanh kim loại hay gỗ). Ở Việt Nam gỗ mít được chuộng dùng làm các tượng thờ.
Cây mít được trồng ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới châu Mỹ. Với cộng đồng người Mỹ gốc Việt đáng kể để tiêu thụ, mít từ México được xuất cảng sang Mỹ nhắm vào thị trường này.
Cây mít được trồng phổ biến ở các vùng nông thôn. Mít có nhiều loại như mít mật, mít ướt, mít dai, mít tố nữ (đặc sản của miền Nam) v.v... Ngoài giá trị dinh dưỡng trong ẩm thực như nói trên, nhiều bộ phận của cây mít còn là vị thuốc.
Lá mít có địa vị đặc biệt dùng để lót oản cúng Phật. Lá mít cũng được dùng để gói thuốc lào truyền thống. Gỗ mít cũng là loại gỗ được chuộng để tạc tượng thờ trong các đền chùa vì thớ gỗ mịn, dễ khắc nhưng nặng và chắc.
Lưu ý khi canh tác trồng nếu cây hay bị ngập nước quả hay bị thối, nứt vỏ trước khi chín. Ở miền Bắc, trái mít chín vào tháng 7 - 8 múi thường sượng và ít ngọt (tục gọi là mít mùa thị). Cách nhận biết quả mít ngon là gai to rộng thì múi to, gai nhỏ cao mau và lồi lõm thì múi bé nhiều sơ. Bắt đầu ngửi thấy mùi thơm thì trẩy sau đó đóng cọc phơi nắng khi ngửi thấy mùi thơm đậm thì ăn. Nếu phơi quá cũng làm thối múi.
Cơ bản có hai loại là mít dai và mít mật. Trong đó mít dai được trồng phổ biến hơn cả có thể ăn được sơ cái và cả sơ con. Mít mật ăn không nóng như mít dai nhưng nát và ngọt khó ăn hơn. Ngày nay giống mít Thái được trồng khá phổ biến nhưng không ăn được sơ và thơm ngọt như giống mít dai.
Trái mít non là bông cái đã được thụ phấn còn rất nhỏ cỡ ngón tay. Cái gọi dái mít là bông đực chỉ nở ra nhị phát tán phấn hoa rồi rụng đi (địa phương Huế gọi là mít đái). Dái mít có vị chát thơm nhẹ được dùng trộn làm gỏi hay làm thức ăn chay.
Thành ngữ, tục ngữ Việt Nam có câu:
Thơ Hồ Xuân Hương có bài "Quả mít":
Tuy không hẳn trực tiếp liên quan đến cây mít, hoặc trái mít nhưng dưới thời Pháp thuộc, người Việt còn gọi đùa nhau là "mít" vốn nhại âm annamite mà người Pháp áp dụng để chỉ dân tộc Việt.
On mange la chair de son fruit, ainsi que les noyaux qu'il contient; mais c'est un aliment grossier et difficile à digérer.
Wikispecies có thông tin sinh học về Mít |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Mít. |
(tiếng Việt)
(tiếng Anh)