Hệ điều hành di động

Google Android - hệ điều hành di động phổ biến nhất thế giới hiện nay

Hệ điều hành di động (tiếng Anh "mobile operating system") là một hệ điều hành dành cho các thiết bị điện thoại di động, máy tính bảng, đồng hồ thông minh, laptop 2 trong 1 (laptop có thể chuyển giữa chế độ máy tính và máy tính bảng), hoặc các thiết bị di động khác. Trong khi đa phần các máy tính xách tay (laptop) cũng có tính "di động", nhưng các hệ điều hành thường được sử dụng trên chúng không được xem là hệ điều hành di động, vì các hệ điều hành này được thiết kế ban đầu cho máy tính để bàn và không có hoặc không cần các tính năng di động cụ thể. Ngày nay, sự phân biệt giữa hệ điều hành cho máy tính để bàn và hệ điều hành di động càng trở nên mờ dần, khi một số hệ điều hành mới hoặc các phiên bản mới cho phép hỗ trợ cả hai nền tảng di động và cố định.

Hệ điều hành di động kết hợp các tính năng của một hệ điều hành cho máy tính cá nhân với các tính năng khác hữu ích cho việc sử dụng di động hoặc cầm tay; thường bao gồm hầu hết các chức năng được coi là cần thiết trong các hệ thống di động hiện đaị như: màn hình cảm ứng, mạng thiết bị di động, Bluetooth, Wi-Fi Protected Access, Wi-Fi, Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS), máy ảnh số cho phép chụp ảnh và quay video, nhận dạng tiếng nói, thu âm, chơi nhạc, kết nối trường gần, và đèn hồng ngoại điều khiển từ xa. Đến cuối năm 2016, hơn 430 triệu điện thoại thông minh đã được bán với 81,7 % chạy nền tảng Android, 17.9 % chạy iOS, 0.3 % chạy Windows 10 Mobile (hiện các thiết bị chạy nền tảng này không còn được bán trên thị trường) và các hệ điều hành khác chiếm 0.1%.[1] Android còn phổ biến hơn so với hệ điều hành Windows, hệ điều hành phổ biến nhất trên máy tính để bàn. Lượng sử dụng điện thoại thông minh (thậm chí chưa bao gồm máy tính bảng) đã nhiều hơn cả lượng máy tính để bàn đang sử dụng (nhu cầu sử dụng máy tính tổng thể đã giảm xuống 44,9% trong quý I năm 2017).

Thiết bị di động có khả năng truyền thông di động (ví dụ: điện thoại thông minh) hiện nay đa số chứa hai hệ điều hành di động - 1 là nền tảng giao diện phần mềm chính và 2 là một hệ điều hành thời gian thực cấp thấp điều khiển sóng thu phát và các linh kiện phần cứng khác. Các nghiên cứu chỉ ra rằng các hệ thống cấp thấp có thể chứa một loạt các lỗ hổng bảo mật cho phép các tin tặc có ý đồ xấu tấn công vào thiết bị và nắm được quyền kiểm soát cao đối với thiết bị di động của người dùng khác.[2]

Các hệ điều hành di động đã được sử dụng phần lớn vào năm 2017 (được thống kê bằng việc sử dụng web); thậm chí các điện thoại thông minh (không kể máy tính bảng) được sử dụng nhiều hơn bất kỳ loại thiết bị khác.[3] Do đó, nhu cầu sử dụng hệ điều hành máy tính để bàn truyền thống, cũng như nhu cầu tiêu dùng về máy tính, laptop cá nhân hiện nay đã giảm sút nhiều so với thời đại trước.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự phát triển của hệ điều hành di động phản ánh sự phát triển của điện thoại di động, máy tính bảng, PDA và điện thoại thông minh. Giai đoạn đầu là cuộc chiến tranh giành thị phần của nhiều hãng sản xuất với rất nhiều nền tảng khác nhau.

Nhưng với sự ra đời của iOSAndroid vào năm 2007, cuộc chiến dần ngã ngũ với sự thống trị tuyệt đối của Android và iOS trên các điện thoại di động, máy tính bảng, đồng hồ thông minh và TV thông minh. Windows 10 MobileBlacberry 10 là những nền tảng cạnh tranh cuối cùng cũng tuyên bố ngừng phát triển. Do iOS là độc quyền bởi Apple, các nhà sản xuất di động khác buộc phải lựa chọn Android.

Đến quý 1 năm 2018, thị phần Android là 85.9%, 14.1% còn lại là iOS.

Thời gian Sự kiện
Trước năm 1993 Điện thoại di động sử dụng các hệ thống nhúng để kiểm soát hoạt động.
Tháng 4/1993 Penpoint OS của GO Corporation được sử dung trên thiết bị Giao tiếp cá nhân của AT&T
Tháng 8/1993 Apple ra mắt hệ điều hành Newton chạy trên máy tính xách tay Newton của họ.
Tháng 8/1994 Điện thoại thông minh đầu tiên, IBM Simon ra đời với màn hình cảm ứng, email và các tính năng PDA
Tháng 3/1996 Hệ điều hành Palm OS ra đời
Tháng 8/1996 Nokia phát hành Nokia 9000 Communicator chạy một hệ thống tích hợp dựa trên HĐH PEN / GEOS 3.0 từ Geoworks[4]
1997 EPOC32 - tiền thân của hệ điều hành Symbian ra đời.
1998 Symbian Ltd. được thành lập dưới hình thức liên doanh bởi Psion, Ericsson, MotorolaNokia. Hệ điều hành EPOC32 của Psion đổi tên thành Symbian và sau đó được sử dụng bởi các công ty liên doanh và một số thương hiệu điện thoại di động lớn khác, đặc biệt là Nokia.
1999 Qualcomm ra mắt chiếc smartphone đầu tiên chạy Palm OS. Nokia ra mắt các điện thoại sử dụng bàn phím vật lý T9 và trình duyệt web di động Wireless Application Protocol (WAP).
2000 Ericsson R380 được phát hành, là chiếc điện thoại đầu tiên chạy Hệ điều hành Symbian.[5]
Tháng 6/2001 Nền tảng Symbian Series 80 của Nokia được phát hành lần đầu tiên trên Nokia 9210 cho phép người dùng cài thêm ứng dụng bổ sung
Tháng 3/2002 BlackBerry ra mắt smartphone đầu tiên của mình, chạy trên Java 2 Micro Edition (J2ME).[6]
Tháng 6/2002 Điện thoại thông minh Windows CE (Pocket PC) đầu tiên của Microsoft được giới thiệu. Symbian Series 60 (S60) được ra mắt với mẫu máy Nokia 7650.
2003 Motorola giới thiệu điện thoại di động đầu tiên: Motorola A760 dựa trên Linux MontaVista.
Tháng 5/2005 Microsoft công bố Windows Mobile 5.0.[7]
Tháng 11/2005 Nokia giới thiệu hệ điều hành Maemo trên máy tính bảng đầu tiên, chạy trên mẫu máy N770 với màn hình cảm ứng điện trở 4,13 inch
Tháng 1/2007 Apple ra mắt iPhone OS (sau này là iOS) chạy trên chiếc smartphone cảm ứng điện dung đầu tiên của hãng.[8]
Thang 10/2007 Liên minh thiết bị cầm tay mở (OHA) được thành lập, dẫn đầu bởi Google với 34 thành viên (HTC, Sony, Dell, Intel, Motorola, Samsung, LG, v.v.)
Tháng 2/2008 Nền tảng tiền thân của Tizen dựa trên Linux được Hiệp hội Tizen công bố cùng với các thiết bị chạy Tizen đến từ các nhà sản xuất Motorola, NEC, Panasonic Mobile, và Samsung.
Tháng 6/2008 Nokia trở thành chủ sở hữu duy nhất của Symbian Ltd. và hệ điều hành Symbian[9]
Tháng 7/2008 Apple phát hành iPhone OS 2 cùng với mẫu máy iPhone 3G, giới thiệu chợ ứng dụng App Store của Apple.[10]
Tháng 10/2008 Liên minh thiết bị cầm tay mở (OHA) phát hành Android 1.0 với HTC Dream (T-Mobile G1) - điện thoại Android đầu tiên.[11]
Tháng 11/2008 Symbian S60 được sử dụng trên mẫu điện thoại cảm ứng Nokia 5800 XpressMusic với bút stylus.
Tháng 2/2009 Palm giới thiệu webOS với mẫu máy Palm Pre. Microsoft công bố Windows Mobile 6.5
Tháng 6/2009 Apple phát hành iPhone OS 3 với iPhone 3GS.
Tháng 11/2009 Nokia phát hành Nokia N900 - điện thoại thông minh chạy HĐH Maemo.[12]
Tháng 2/2010 MeeGo - hệ điều hành di động hợp nhất từ Maemo của Nokia và Moblin từ Intel, dựa trên Linux ra đời. MeeGo không tương thích ngược với bất kỳ hệ điều hành nào trước đó.

Samsung giới thiệu hệ điều hành di động Bada OS của họ cùng mẫu điện thoại thông minh Bada đầu tiên, Samsung S8500.

Tháng 4/2010 Apple phát hành máy tính bảng iPad (thế hệ đầu tiên) với iPhone OS 3.2.[13]

Microsoft hủy bỏ dự án KIN phones (dựa trên Windows CE) của họ.[14]

Tháng 10/2010 Apple phát hành iOS 4, đổi tên từ iPhone OS, với mẫu iPhone 4. Apple cũng phát hành một biến thể iOS sử dụng trên Apple TV thế hệ 2 mới.

Microsoft mua lại Danger. Inc, DangerOS bị ngừng phát triển.[15]

Tháng 11/2010 HĐH Windows Phone 7 được phát hành trên điện thoại với sự tham gia của HTC, LG, SamsungDell. HĐH mới không tương thích ngược với bất kỳ phiên bản HĐH Windows Mobile nào trước đó.
Tháng 2/2011 Android 3.0 Honeycomb ra mắt, là phiên bản Android đầu tiên hỗ trợ máy tính bảng, với chiếc máy tính bảng Android đầu tiên - Motorola Xoom.[16]

Nokia từ bỏ hệ điều hành Symbian và thông báo rằng họ sẽ sử dụng Windows Phone 7 của Microsoft làm nền tảng điện thoại thông minh chính của mình, trong khi Symbian sẽ dần ngừng phát triển.

Tháng 4/2011 BlackBerry Tablet OS được phát hành trên BlackBerry PlayBook.

Mozilla tham gia thị trường thiết bị di động với nền tảng Firefox OS, tương tự như webOS.

Tháng 9/2011 MeeGo được giới thiệu với Nokia N9, thiết bị đầu tiên và duy nhất của Nokia sử dụng HĐH này.[17]

Sau khi Nokia từ bỏ MeeGo, IntelLinux Foundation tuyên bố hợp tác với Samsung để ra mắt Tizen, Samsung cũng chấm dứt phát triển Bada OS của mình, chuyển sang Android.[18]

Tháng 10/2011 Apple phát hành iOS 5 với iPhone 4S, tích hợp trợ lý ảo giọng nói Siri.

Tháng 11 - Fire OS, một nhánh của hệ điều hành Android, được Amazon.com phát hành trên máy tính bảng Kindle Fire.

Tháng 5/2012 Nokia phát hành Nokia 808 PureView, chiếc điện thoại thông minh cuối cùng chạy nền tảng Symbian.[19]
Tháng 9/2012 Apple phát hành iOS 6 cùng với iPhone 5. Chiếc iPhone đầu tiên dưới thời CEO Tim Cook, từ nay Apple sẽ ra mắt thế hệ iPhone mới vào tháng 9 hàng năm.
Tháng 1/2013 BlackBerry phát hành hệ điều hành mới cho điện thoại thông minh, BlackBerry 10, với điện thoại thông minh Q10 và Z10 của họ. BlackBerry 10 không tương thích ngược với phiên bản cũ của BlackBerry OS.[20]
Tháng 2/2013 HP bán webOS cho LG[21]
Tháng 9/2013 Apple phát hành iOS 7 với iPhone 5SiPhone 5C. Lần đầu tiên Apple tung ra nhiều hơn 1 mẫu iPhone trong năm.

Google phát hành Android KitKat 4.4.

Tháng 2/2014 Microsoft phát hành Windows Phone 8.1.

Nokia giới thiệu nền tảng Nokia X platform OS dựa trên Android 4.1.2 Jelly Bean với giao diện Windows Phone UI trên dòng điện thoại thông minh Nokia X. Sau đó Microsoft mua lại mảng di động của Nokia, chấm dứt dự án Nokia X.[22]

Tháng 8/2014 Samsung SM-Z9005 Z là điện thoại đầu tiên được chạy Tizen[23]
Tháng 9/2014 Apple phát hành iOS 8 cùng với iPhone 6 và 6 Plus. Đây là lần đầu tiên Apple ra mắt 1 chiếc phablet màn hình lớn.

BlackBerry phát hành BlackBerry 10 phiên bản 10.3 tích hợp với Amazon Appstore.

Google phát hành Android 5.0 Lollipop.

Tháng 4/2015 LG phát hành đồng hồ thông minh LG Watch Urbane LTE chạy tùy biến dựa trên webOS và Android Wear, có thêm kết nối 4G LTE.

watchOS, dựa trên iOS, được Apple phát hành cùng với Apple Watch.

Tháng 9/2015 Apple phát hành iOS 9 với iPhone 6S và 6S Plus, iPad ProiPad Mini 4, cộng với watchOS 2. tvOS 9 cũng được tạo ra với App Store riêng, ra mắt với Apple TV thế hệ thứ 4.

Google phát hành Android 6.0 Marshmallow.

Microsoft phát hành Windows 10 Mobile.[24]

Tháng 2/2016 Microsoft phát hành Lumia 650, điện thoại Windows 10 Mobile cuối cùng trước khi ngừng tất cả sản xuất phần cứng di động đã mua lại của Nokia vào năm sau.[25]
Tháng 7/2016 BlackBerry OS bị ngừng phát triển, BlackBerry chuyển sang sản xuất điện thoại chạy Android.[26]
Tháng 8/2016 Google giới thiệu dự án Fuchsia, phát hành Android 7.0 Nougat.
Tháng 9/2016 Apple phát hành iOS 10 với iPhone 7 và 7 Plus và watchOS 3 với Apple Watch Series 1 và 2.
Tháng 4/2017 Samsung chính thức ra mắt giao diện tùy biến Samsung Experience dựa trên Android bắt đầu với phiên bản 8.1 trên bộ đôi Samsung Galaxy S8/S8+. Nền tảng Tizen được Samsung sử dụng cho sản phẩm smart TV và đồng hồ thông minh của mình.
Tháng 8/2017 Google phát hành Android 8.0 Oreo.
Tháng 9/2017 Apple phát hành iOS 11 với iPhone 8, 8 PlusiPhone XwatchOS 4 với Apple Watch Series 3.

Microsoft thông báo rằng sẽ ngừng cập nhật cho Windows 10 Mobile.

Tháng 3/2018 Google công bố dự án Android Go (Android tối giản dành cho các thiết bị di động cấu hình yếu và giá rẻ).
Tháng 8/2018 Google phát hành Android 9.0 Pie.
Tháng 9/2018 Apple phát hành iOS 12 với iPhone XS/XS MaxXR, watchOS 5 với Apple Watch Series 4.

Huawei phát hành EMUI 9.0.

Tháng 11, Samsung tung ra giao diện One UI dựa trên Android, thay thế cho Samsung Experience UI.

Tháng 1/2019 Microsoft thông báo hỗ trợ cho Windows 10 Mobile sẽ kết thúc vào ngày 10 tháng 12 năm 2019 và người dùng Windows 10 Mobile nên chuyển sang điện thoại iPhone hoặc Android.
Tháng 8/2019 Huawei chính thức công bố Harmony OS tại lễ khai mạc hội nghị các nhà phát triển của họ. Dự án được cho là thay thế Android trước sức ép cấm vận của chính phủ Mỹ.
Tháng 9/2019 Apple phát hành iOS 13 với iPhone 11 series, watchOS 6 với Apple Watch Series 5iPadOS với iPad thế hệ thứ 7.

Google phát hành Android 10. Lần đầu tiên Google dừng đặt tên các loại bánh kẹo cho phiên bản Android của mình.

Tháng 10/2019 Samsung công bố One UI 2.0 là phiên bản mới nhất của Galaxy Smartphone và Smartwatch UI của họ.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 99.6 percent of new smartphones run Android or iOS Error in webarchive template: Check |url= value. Empty. The Verge, ngày 16 tháng 2 năm 2017
  2. ^ Thom Holwerda, OSNews, ngày 12 tháng 11 năm 2013, The second operating system hiding in every mobile phone Error in webarchive template: Check |url= value. Empty.
  3. ^ “Desktop vs Mobile vs Tablet vs Console Market Share Worldwide”. Truy cập 18 tháng 3 năm 2018.
  4. ^ "First GSM-based communicator product hits the market Nokia Starts Sales of the Nokia 9000 Communicator". Nokia (Press release). ngày 15 tháng 8 năm 1996. Archived from the original on ngày 3 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2019”. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2016.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  5. ^ "Ericsson R380 PDA & Phone". CellularOnline. Archived from the original on ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2011”. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2016.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  6. ^ "RIM Introduces Java-Based BlackBerry Handheld With Integrated Phone for GSM/GPRS Networks in North America" (Press release). BlackBerry. ngày 4 tháng 3 năm 2002. Archived from the original on ngày 28 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2019”. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 10 năm 2007.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  7. ^ “De Herrera, Chris. "Windows CE / Windows Mobile Versions". pocketpcfaq.com. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2007”.
  8. ^ “Jobs, Steve (ngày 19 tháng 1 năm 2007). Macworld San Francisco 2007 Keynote Address. San Francisco: Apple, Inc. Archived from the original on ngày 23 tháng 1 năm 2007”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 1 năm 2007.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  9. ^ “McGlaun, Shane. "Nokia Offers to Purchase All Symbian Shares for $410M". DailyTech. Archived from the original on ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2016”. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2016.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  10. ^ “Moren, Dan (ngày 15 tháng 7 năm 2008). "Review: iPhone 2.0 software update". Macworld”.
  11. ^ “Moor, Chris (ngày 23 tháng 9 năm 2008). "Android G1 Release Dates, Pricing and More". TalkAndroid.com”.
  12. ^ “Ziegler, Chris (ngày 19 tháng 1 năm 2010). "Nokia N900 review". Engadget. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2019. Thing is, Nokia's been absolutely emphatic with us -- Maemo's intended for handheld computers (read: MIDs) with voice capability, while S60 continues to be the choice for purebred smartphones".
  13. ^ "iPad Available in US on April 3" (Press release). Apple. ngày 5 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2010”.
  14. ^ “Ziegler, Chris (ngày 30 tháng 6 năm 2010). "Microsoft Kin is dead". Engadget.com. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2013”.
  15. ^ "How Much Did Microsoft Pay For Danger?". GigaOM. ngày 12 tháng 2 năm 2008”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2020.
  16. ^ "Motorola Xoom". CNET. ngày 24 tháng 2 năm 2011. Archived from the original on ngày 8 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2011”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2011.
  17. ^ “Halliday, Josh; Arthur, Charles (ngày 28 tháng 9 năm 2011). "Nokia N9: last of the line". the Guardian. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2018”.
  18. ^ “Paul, Ryan (ngày 28 tháng 9 năm 2011). "MeeGo rebooted as Intel and Samsung launch new Tizen platform". Ars Technica. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2011”.
  19. ^ “Lunden, Ingrid (ngày 24 tháng 1 năm 2013). "Nokia Confirms The PureView Was Officially The Last Symbian Phone". TechCrunch. AOL. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2015”.
  20. ^ “Spoonauer, Mark (ngày 12 tháng 11 năm 2012). "BlackBerry 10 launches Jan. 30 with two new phones". NBC News. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2013”.
  21. ^ “Byford, Sam (ngày 25 tháng 2 năm 2013). "LG buys webOS from HP for use in smart TVs". The Verge. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2019”.
  22. ^ "Microsoft kills off its Nokia Android phones". The Verge. ngày 8 tháng 4 năm 2014”.
  23. ^ "Samsung SM-Z9005 Z (Samsung Redwood) | Device Specs". PhoneDB. ngày 2 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2019”.
  24. ^ “Dolcourt, Jessica (ngày 6 tháng 10 năm 2015). "Microsoft Lumia 950 coming in November with Windows 10, 5.2-inch screen, starts at $549 (hands-on)". CNET. CBS Interactive”.
  25. ^ “Bowden, Zac (ngày 8 tháng 10 năm 2017). "Microsoft's Joe Belfiore says Windows 10 Mobile features and hardware are no longer a focus". Windows Central. Mobile Nations. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2017”.
  26. ^ "BlackBerry to stop making Classic smartphone". The Globe and Mail. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2016”.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
So sánh ưu khuyết Mẫu Đạm Nguyệt và Demon Slayer Bow
So sánh ưu khuyết Mẫu Đạm Nguyệt và Demon Slayer Bow
Cung rèn mới của Inazuma, dành cho Ganyu main DPS F2P.
LK-99 và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 5, mảnh ghép quan trọng của thế kỉ 21
LK-99 và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 5, mảnh ghép quan trọng của thế kỉ 21
Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng tôi đã thành công tổng hợp được vật liệu siêu dẫn vận hành ở nhiệt độ phòng và áp suất khí quyển với cấu trúc LK-99
Hứa Quang Hán - Tỏa sáng theo cách riêng biệt
Hứa Quang Hán - Tỏa sáng theo cách riêng biệt
Hứa Quang Hán sinh ngày 31/10/1990 - mọi người có thể gọi anh ta là Greg Hsu (hoặc Greg Han) nếu muốn, vì đó là tên tiếng Anh của anh ta.
Giới thiệu Anime: Saiki Kusuo no Psi-nan
Giới thiệu Anime: Saiki Kusuo no Psi-nan
Khác với một học sinh cao trung bình thường, Saiki Kusuo có nhiều siêu năng lực khác nhau bao gồm thần giao cách cảm và cách không di vật