Hệ tinh thể ba nghiêng

Mẫu tinh thể thuộc hệ ba nghiêng, microclin

Trong tinh thể học, hệ tinh thể ba nghiêng được biểu diễn bởi ba véctơ đơn vị có chiều dài không bằng nhau, và cũng giống với hệ tinh thể trực thoi, nhưng khác nhau bởi các giá trị góc giữa các trục. Trong hệ tinh thể ba nghiêng giá trị các góc khác nhau và khác 90 độ, tức các véctơ không trực giao nhau. Các thông số mạng được biểu diễn như sau:

a ≠ b ≠ c và các góc

Ô mạng ba nghiêng là ô mạng có dạng hình học kém đối xứng nhất trong 14 ô mạng Bravais. Ô mạng này chỉ có yếu tố đối xứng tâm (hay còn gọi là tâm đối xứng) duy nhất qua trọng tâm của ô mạng, và nó không có mặt phẳng đối xứng.

Các nhóm điểm thuộc hệ tinh thể này được liệt kê dưới đây theo ký kiệu quốc tế (Hermann-Mauguin và theo ký hiệu Schoenflies.

Tên Ký hiệu quốc tế Ký hiệu Schoenflies
Ba nghiêng thường Ci (gồm cả S2)
Ba nghiêng hở 1 C1

và chúng chỉ thuộc một nhóm không gian.

Một số khoáng vật thuộc nhóm này như plagioclas, microclin, rhodonit, turquois, wollastonitamblygonit, chúng đều là ba nghiêng thường.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hurlbut, Cornelius S.; Klein, Cornelis, 1985, Manual of Mineralogy, 20th ed., pp. 64 – 65, ISBN 0-471-80580-7


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tìm hiểu về Puskas Arena - Sân vận động lớn nhất ở thủ đô Budapest của Hungary
Tìm hiểu về Puskas Arena - Sân vận động lớn nhất ở thủ đô Budapest của Hungary
Đây là một sân vận động tương đối mới, được bắt đầu xây dựng vào năm 2016 và hoàn thành vào cuối năm 2019
Guide Game Mirage Memorial Global cho newbie
Guide Game Mirage Memorial Global cho newbie
Các tựa game mobile này nay được xây dựng dựa để người chơi có thể làm quen một cách nhanh chóng.
Đại cương về sát thương trong Genshin Impact
Đại cương về sát thương trong Genshin Impact
Các bạn có bao giờ đặt câu hỏi tại sao Xiangling 4 sao với 1300 damg có thể gây tới 7k4 damg lửa từ gấu Gouba
Rối loạn nhân cách ái kỷ - có nên được giảm nhẹ tội trong pháp lý?
Rối loạn nhân cách ái kỷ - có nên được giảm nhẹ tội trong pháp lý?
Dành cho ai thắc mắc thuật ngữ ái kỷ. Từ này là từ mượn của Hán Việt, trong đó: ái - yêu, kỷ - tự bản thân mình