Heteractis malu

Heteractis malu
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Cnidaria
Lớp (class)Anthozoa
Bộ (ordo)Actiniaria
Họ (familia)Stichodactylidae
Chi (genus)Heteractis
Loài (species)H. malu
Danh pháp hai phần
Heteractis malu
(Haddon & Shackleton, 1893)
Danh pháp đồng nghĩa
Danh sách
    • Antheopsis concinnata Lager, 1911
    • Antheopsis glandulosa Lager, 1911
    • Antheopsis kwietniewskii Lager
    • Discosoma malu Haddon & Shackleton, 1893
    • Macranthea cookei Verrill, 1928
    • Radianthus concinnata Lager, 1911
    • Stichodactis glandulosa Lager, 1911
    • Stichodactis kwietniewskii Lager, 1911
    • Stichodactis papillosa Kwietniewski, 1898

Heteractis malu là một loài hải quỳ thuộc chi Heteractis trong họ Stichodactylidae. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1893.

Phạm vi phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

H. malu xuất hiện trải dài từ quần đảo Hawaii đến Úc, ngược lên phía bắc đến vùng bờ biển Nhật Bản. Loài này được nhìn thấy phổ biến ở vùng nước nông, lặng sóng[1].

H. maluxúc tu mọc thưa thớt, ngắn và dày (hiếm khi dài đến 40 cm), thường có màu đỏ tía ở ngọn, phần gốc cùng màu với đĩa miệng nhưng phần trên có thể có màu trắng xanh lục. Đĩa miệng có màu nâu hoặc tím (hiếm khi là màu xanh lục), đường kính đạt tới 20 cm. Cuống có màu kem nhạt hoặc phớt vàng, có thể có các vệt màu vàng sẫm hoặc màu cam[1].

Sinh thái học

[sửa | sửa mã nguồn]

Chỉ duy nhất một loài cá hề sống cộng sinh với H. maluAmphiprion clarkii[1]. Không rõ vì lý do gì mà A. clarkii trưởng thành rất ít khi chọn loài hải quỳ này làm nơi cư trú[2]. Có lẽ, H. malu chỉ được xem như là một vật chủ thứ cấp, và được A. clarkii chọn khi không có vật chủ nào khác trong khu vực[3].

Cá thia con của loài Dascyllus albisella đôi khi cũng chọn hải quỳ H. malu làm nơi cư trú[4].

Tác dụng dược học

[sửa | sửa mã nguồn]

Nọc độc của hải quỳ H. maluCryptodendrum adhaesivum có tác dụng ức chế đáng kể các tế bào A549 (gây ung thư phổi), tế bào A431 (gây ung thư da) và tế bào T47D (gây ung thư vú)[5].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Daphne Gail Fautin, Gerald R. Allen (1997). “Chapter 1. Sea anemones”. Anemone fishes and their host sea anemones: a guide for aquarists and divers. Perth, Tây Úc: Western Australian Museum. ISBN 978-0730983651. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2021.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Daphne Gail Fautin, Gerald R. Allen (1997). “Chapter 5. Interactions between fish and sea anemones”. Anemone fishes and their host sea anemones: a guide for aquarists and divers. Perth, Tây Úc: Western Australian Museum. ISBN 978-0730983651. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2021.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  3. ^ Ollerton, Jeff; McCollin, Duncan; Fautin, Daphne G.; Allen, Gerald R. (2007). “Finding NEMO: nestedness engendered by mutualistic organization in anemonefish and their hosts”. Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences. 274 (1609): 591–598. doi:10.1098/rspb.2006.3758. ISSN 0962-8452. PMC 1766375. PMID 17476781.
  4. ^ Daphne Gail Fautin, Gerald R. Allen (1997). “Chapter 2. Anemonefishes”. Anemone fishes and their host sea anemones: a guide for aquarists and divers. Perth, Tây Úc: Western Australian Museum. ISBN 978-0730983651. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2021.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ Ramezanpour, M.; Burke da Silva, K.; Sanderson, B. J. S. (2012). “Differential susceptibilities of human lung, breast and skin cancer cell lines to killing by five sea anemone venoms” (PDF). Journal of Venomous Animals and Toxins including Tropical Diseases. 18 (2): 157–163. doi:10.1590/S1678-91992012000200005. ISSN 1678-9199.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan