Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu

Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu
孝和睿皇后
Gia Khánh Đế Hoàng hậu
Hoàng quý phi Đại Thanh
Tại vị20 tháng 5 năm 1797
- 18 tháng 4 năm 1799
Đăng quang17 tháng 10 năm 1797
Tiền nhiệmHoàng quý phi Ngụy thị
Kế nhiệmHoàng quý phi
Nữu Hỗ Lộc thị
Hoàng hậu Đại Thanh
Tại vị18 tháng 4 năm 1799
- 25 tháng 7 năm 1820
Đăng quang15 tháng 4 năm 1801
Tiền nhiệmHiếu Thục Duệ Hoàng hậu
Kế nhiệmHiếu Thận Thành Hoàng hậu
Hoàng thái hậu Đại Thanh
Tại vị25 tháng 7 năm 1820
- 11 tháng 12 năm 1849
Đăng quang2 tháng 12 năm 1820
Tiền nhiệmSùng Khánh Hoàng thái hậu
Kế nhiệmKhang Từ Hoàng thái hậu
Thông tin chung
Sinh(1776-11-20)20 tháng 11, 1776
Mất23 tháng 1, 1850(1850-01-23) (73 tuổi)
Thọ Khang cung, Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
An táng26 tháng 2 năm 1853
Xương Tây lăng (昌西陵), Thanh Tây lăng
Phối ngẫuGia Khánh
Gia Khánh Hoàng đế
Hậu duệ
Tôn hiệu
Cung Từ Khang Dự An Thành Trang Huệ Thọ Hi Sùng Kì Hoàng thái hậu
(恭慈康豫安成莊惠壽禧崇祺皇太后)
Thụy hiệu
Hiếu Hòa Cung Từ Khang Dự An Thành Khâm Thuận Nhân Chính Ứng Thiên Hi Thánh Duệ Hoàng hậu
(孝和恭慈康豫安成欽順仁正應天熙聖睿皇后)
Tước hiệuGia Thân vương trắc phúc tấn(嘉親王 侧福晉)
Quý phi
Hoàng quý phi
Hoàng hậu
Hoàng thái hậu
Hoàng tộcNhà Thanh
Thân phụCung A Lạp
Thân mẫuDiệp Hách Na Lạp thị

Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu (chữ Hán: 孝和睿皇后, tiếng Mãn: ᡥᡳᠶᠣᠣᡧᡠᠩᡤᠠ
ᡥᡡᠸᠠᠯᡳᠶᠠᠰᡠᠨ
ᠰᡠᠩᡤᡳᠶᡝᠨ
ᡥᡡᠸᠠᠩᡥᡝᠣ
, Möllendorff: hiyoošungga hūwaliyasun sunggiyen hūwangheo, Abkai: hiyouxungga hvwaliyasun sunggiyen hvwangheu; 20 tháng 11, năm 1776 - 23 tháng 1, năm 1850), còn được biết đến dưới tên gọi Cung Từ Hoàng thái hậu (恭慈皇太后), là Hoàng hậu thứ hai của Thanh Nhân Tông Gia Khánh Hoàng đế.

Xuất thân đại tộc Nữu Hỗ Lộc thị, Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu được Càn Long Đế chỉ định làm Trắc Phúc tấn cho Gia Thân vương (sau là Gia Khánh Đế). Sau khi phu quân bà đăng cơ Hoàng đế, bà được phong Quý phi, rồi Hoàng quý phi kèm theo chỉ dụ kế vị Hoàng hậu sau khi mãn tang Hiếu Thục Duệ Hoàng hậu.

Tuy bản thân sinh hai Hoàng đích tử cho Gia Khánh Đế, nhưng cuối cùng Gia Khánh Đế vẫn chọn con trai của Hiếu Thục Duệ Hoàng hậu là Hoàng nhị tử Miên Ninh làm người kế vị, sau là Đạo Quang Đế. Dù chỉ là mẹ kế, bà vẫn được Đạo Quang Đế kính trọng. Kể từ khi làm Hoàng hậu dưới triều Gia Khánh và làm Hoàng thái hậu dưới triều Đạo Quang, Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu tại vị tối cao trong hậu cung nhà Thanh trong vòng 48 năm. Với tuổi thọ 73 tuổi, bà trở thành một trong những Hoàng thái hậu trường thọ nhất triều đại này.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Dòng dõi hiển hách

[sửa | sửa mã nguồn]
Cận dung Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị.

Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu sinh ngày 10 tháng 10 (âm lịch) năm Càn Long thứ 41 (1776), xuất thân từ gia tộc Nữu Hỗ Lộc, một tộc thị của người Mãn Châu, thuộc Mãn Châu Tương Hoàng kỳ. Căn cứ theo Phổ hệ của Hoằng Nghị công phủ, bà là thuộc dòng dõi của Hoằng Nghị công Ngạch Diệc Đô - một đại công thần khai quốc nhà Thanh.

Vì là một công thần khai quốc, hậu duệ của gia tộc Nữu Hỗ Lộc thị thuộc nhánh Ngạch Diệc Đô được người Bát Kỳ xem là "Danh môn trong các danh môn", cực kỳ hiển quý và có địa vị xã hội Mãn Thanh cực lớn, hầu hết Hậu phi mang họ Nữu Hỗ Lộc thị của nhà Thanh đều xuất thân từ gia tộc này, như Thanh Thái Tông Nguyên phi cùng Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậu. Thủy tổ của chi hệ Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu là con trai thứ 6 của Ngạch Diệc Đô, có tên Đạt Long Ái (達隆藹). Mẫu thân của Đạt Long Ái là Quận chúa Giác La thị - con gái của bá phụ Thanh Thái Tổ là Đa La Vũ Công Quận vương Lễ Đôn Ba Đồ Lỗ (禮敦巴圖魯). Căn cứ theo ghi chép của Phổ hệ, Đạt Long Ái vốn có tật nên chưa làm quan.

Dù không làm quan, nhưng với thân phận là con thứ của Hoằng Nghị công, Đạt Long Ái vẫn có hào quang gia tộc nhất định. Ông nghênh thú Qua Nhĩ Giai thị, là con gái của Ô Nhĩ Hán Mặc Nhĩ Căn (烏爾漢墨爾根). Con trai ông là Ước Bái (約拜) nguyên nhậm Hộ quân thống lĩnh, sau thành Nhất đẳng Thị vệ, ông cưới đồng kỳ Mãn Châu Na Lạp thị, là tổ cô của Bố chính sứ Triều Kỳ (朝奇). Ước Bái có một con gái gả cho Ban Đệ thuộc Khoa Nhĩ Thấm Mông Cổ, hậu duệ của anh trai Hiếu Trang Văn Hoàng hậu là Trát Tát Khắc Đạt Nhĩ Hãn Thân vương Mãn Châu Tập Lễ (滿珠習禮). Do đó, Nữu Hỗ Lộc thị về sau là kế tổ mẫu của Ngạch phò Sắc Bố Đằng Ba Lạc Châu Nhĩ (色布腾巴勒珠尔) - chồng của Cố Luân Hòa Kính Công chúa.

Con trai của Ước Bái là Tích Đặc Mộc Bố (錫特木布), làm đến Nhị đẳng Thị vệ, kết hôn với Tương Bạch kỳ Na Lạp thị là cháu của Đô thống Mã Tề (馬齊), sau lại cưới Mãn Châu Tương Hoàng kỳ Tát Khắc Đặc thị (薩克達氏) - con gái của Lang trung bộ HìnhHi Phật (希佛). Tích Đặc Mộc Bố có con trai cả là Công Nguyên (公元), hay Tây Nguyên (西元), vào thời Khang Hi lấy Bút thiếp nhập sĩ, làm đến Chủ sự, trong năm Ung Chính làm Lang trung, lại thăng đến Án sát Quảng Đông, rồi Tổng binh Thái Ninh. Ông cưới đồng kỳ Mãn Châu Qua Nhĩ Giai thị, con gái Loan Nghi vệ Vân huy sử Phó Thật (傅實), sau lại cưới đồng kỳ Mãn Châu Tát Khắc Đặc thị, là con gái Nhị đẳng Thị vệ Hòa Thạc (和碩), sau lại cưới Tương Bạch kỳ Mãn Châu Phú Sát thị, là con gái của Kỵ đô úy Y Lâm (伊林).

Qua những tiến trình làm quan của hậu duệ nam giới, gia đình của Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu đến thời kì ông cụ nội tuy không làm những chức vị quá cao, song cũng giữ được phong thái bậc lương gia, thậm chí có thể liên hôn với quý tộc Mông Cổ Khoa Nhĩ Thấm bộ, đây chính là lợi thế cơ bản của việc xuất thân danh môn Hoằng Nghị công phủ. Công Nguyên có ba con trai, con trai thứ 3 là Công Bảo (公保) - chính là ông nội của Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu.

Gia cảnh vinh quang

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ phụ Công Bảo sinh năm Ung Chính năm thứ 11, vào năm Càn Long thứ 20 thi đậu "Bút thiếp thức" mà tiến vào quan lộ, năm thứ 23 bổ phụ vào bộ Công làm Bút thiếp thức, năm thứ 28 lại vì bệnh mà cáo hưu. Về cơ bản, Công Bảo chưa chạm đến con đường làm quan chân chính thế nhưng lại tương đối trường thọ, từng tham gia Thiên Tẩu yến (千叟宴) năm Càn Long thứ 60, cuối cùng qua đời trong đời Gia Khánh thứ 6, cùng năm đó cháu gái ông được lập làm Hoàng hậu. Ông cưới Chính Lam kỳ Tông thất nữ Giác La thị - là con gái của Phụng ân Tướng quân Tăng Thành (增誠), hậu duệ của Mục Nhĩ Cáp Tề. Sau đó, khi Giác La thị qua đời, Công Bảo lại cưới Tương Bạch kỳ Mãn Châu Na Lạp thị - con gái của Hộ quan Tham lĩnh Châu Long A (珠隆阿). Như vậy ta thấy được rằng, có khả năng liên hôn được với con gái Tông thất, tuy rằng chi hệ của Công Bảo đã ở rất xa chi chính phái của Hoằng Nghị công phủ, song danh tiếng "Hậu duệ của Hoằng Nghị công" vẫn còn hiện hữu.

Công Bảo có ba con trai, con cả là Cung A Lạp (恭阿拉), cũng chính là cha của Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu, sinh năm Càn Long thứ 18, năm thứ 36 kế tục đường thúc huân cựu Tá lĩnh mà nhập sĩ, nhận chức Tham lĩnh dưới triều Càn Long. Qua đời năm Gia Khánh thứ 17, sau khi hưởng hết vinh quang do con gái đem lại. Con trai thứ của Công Bảo là một vị tên gọi Na Mộc Tát Nhĩ Trát Phổ (那木萨尔扎普), lấy làm con thừa tự của chi khác, còn con út Minh Thiện (明善) sinh ra khá muộn, chỉ hơn Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu 1 tuổi. Mẹ của Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu thuộc tộc Diệp Hách Na Lạp thị, con gái của Mãn Châu Chính Bạch kỳ Nhất đẳng Nam Bạch Minh (白明), sinh năm Càn Long thứ 19, qua đời năm Gia Khánh thứ 9, hạ sinh ra 3 nam và 3 nữ, trong đó Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu là trưởng nữ; anh cả Ninh Vũ Thái (寧武泰) chết trẻ, em trai Hòa Thế Thái (和世泰) và Cát Luân Thái (吉倫泰). Hai em gái bà, một người thua bà 6 tuổi, một người thua bà 13 tuổi. Về sau đều được chỉ hôn trong những cuộc hôn nhân tốt.

Thuận tiện nhắc tới, Cung Thuận Hoàng quý phi Nữu Hỗ Lộc thị, một sủng phi khác của Gia Khánh Đế cũng xuất thân từ Hoằng Nghị công phủ. Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu và Cung Thuận Hoàng quý phi có quan hệ không chỉ họ hàng xa, mà còn thông qua hôn nhân nữa, vì em gái của hai bà đều làm dâu cho Túc Cung Thân vương Vĩnh Tích, là một Thiết mạo tử vương, hậu duệ của Túc Vũ Thân vương Hào Cách.

Nhập cung

[sửa | sửa mã nguồn]

Gia Thân Vương Trắc Phúc tấn

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào khoảng năm Càn Long thứ 47 (1782), có một tư liệu nội đình ghi nhận đáng chú ý liên quan đến Nữu Hỗ Lộc thị, ghi lại: 「Thập công chúa Thị độc Nữu Hỗ Lộc thị, Tá lĩnh Cung A Lạp chi nữ; 十公主侍读钮祜禄氏,佐领恭阿拉之女。」. Cái gọi là [Thị độc], chính là bạn học trong việc giáo dục của một hoàng tử hay hoàng nữ triều đình. Mà Thập công chúa, tức Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa, là cô con gái út được Càn Long Đế sủng ái. Công chúa sinh vào năm Càn Long thứ 40 (1775), chỉ hơn Nữu Hỗ Lộc thị một tuổi, và dù tư liệu không chỉ đích danh, thế nhưng vào thời điểm đó thì chỉ con gái cả của Cung A Lạp là phù hợp để làm bạn học cho Thập công chúa mà thôi. Từ đây có thể thấy được, Nữu Hỗ Lộc thị đã từ sớm được tiếp xúc với môi trường cung đình, và có lẽ đây là nguyên nhân lớn khiến Thanh Cao Tông Càn Long Đế chọn Nữu Hỗ Lộc thị làm con dâu về sau.

Năm Càn Long thứ 54 (1790), Nữu Hỗ Lộc thị được 14 tuổi tham dự Bát Kỳ tuyển tú. Bà được Càn Long Đế đặc chỉ chọn trở thành trắc thất của Hoàng thập ngũ tử Vĩnh Diễm, tước vị của bà là Trắc Phúc tấn. Cung đình thời nhà Thanh quy định, nhận danh vị Trắc Phúc tấn thường có hai loại: loại tương đối phổ biến nhất là từ vị hầu thiếp, tức Cách cách. Loại này do sinh hạ con cái mà tấn phong, xuất thân từ giai cấp Bao y, là Sử nữ được nạp vào Hoàng tử phủ hầu hạ, không có hôn lễ chính thức. Loại thứ 2 là từ Bát Kỳ tuyển tú, được chỉ định chọn làm Trắc thất cho các Hoàng tử, vì vậy các Trắc Phúc tấn này có hôn lễ đầy đủ chỉn chu không kém mấy so với Đích Phúc tấn. Vào lúc này, Đích Phúc tấn của Gia Thân vương là Hỉ Tháp Lạp thị (tức Hiếu Thục Duệ Hoàng hậu), sau khi tiểu sản vào năm thứ 50 (1786) đã có biểu hiện thân thể suy yếu. Vào năm thứ 51 (1787), Càn Long Đế mệnh Hoàn Nhan thị nhập cung làm Trắc Phúc tấn, ý tứ rất rõ ràng là để phòng khi Đích Phúc tấn Hỉ Tháp Lạp thị mất sẽ có người thay thế ngay. Thế nhưng vị Hoàn Nhan thị này cũng bất hạnh qua đời không lâu sau đó. Xét về gia thế, Mãn Châu Tương Hoàng kỳ Nữu Hỗ Lộc thị xuất thân gia thế tầm trung, nhưng tốt xấu gì cũng là hậu duệ của Hoằng Nghị công Ngạch Diệc Đô, so ra cũng thậm chí cao hơn Đích Phúc tấn Hỉ Tháp Lạp thị có nguồn gốc là Bao y. Trước tình thế đó, sau khi Vĩnh Diễm thụ phong [Gia Thân vương], Càn Long Đế liền chỉ định Nữu Hỗ Lộc thị làm trắc thất của Gia Thân vương, cho thấy ý vị chọn sẵn kế thê của Càn Long Đế phòng khi Đích Phúc tấn Hỉ Tháp Lạp thị qua đời rất rõ ràng.

Năm Càn Long thứ 57 (1793), ngày 26 tháng 6, Nữu Hỗ Lộc thị hạ sinh con gái thứ 7 của Gia Thân vương. Khi ấy bà mới 17 tuổi, kém Gia Thân vương 16 tuổi. Năm thứ 59 (1795), ngày 20 tháng 6, Nữu Hỗ Lộc thị lại tiếp tục hạ sinh Miên Khải, con trai thứ ba của Gia Thân vương.

Sơ phong Quý phi

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Càn Long thứ 60 (1796), ngày 3 tháng 9 (âm lịch), Càn Long Đế thoái vị làm Thái thượng hoàng. Gia Thân vương được chỉ định làm Hoàng thái tử nối ngôi, lấy năm sau là niên hiệu Gia Khánh nguyên niên. Sử gọi [Gia Khánh Đế].

Năm Gia Khánh nguyên niên (1797), ngày 4 tháng 1 (âm lịch), mệnh Lễ bộ Thượng thư Đức Minh (德明) làm Chính sứ, Lễ bộ Hữu Thị lang Chu Hưng Đại (周兴岱) làm Phó sứ, tuyên sách Hoàng thái tử Trắc phi Nữu Hỗ Lộc thị làm Quý phi, hành Quý phi sách phong lễ[1].

Năm Gia Khánh thứ 2 (1797), tháng 3, Hoàng hậu Hỉ Tháp lạp thị qua đời, thụy là [Hiếu Thục Hoàng hậu].

Vào lúc này, Quý phi Nữu Hỗ Lộc thị có địa vị cao nhất trong hậu cung, và cũng do ý đồ từ trước của Thái thượng hoàng nên bà được mật chỉ chỉ định làm Kế Hoàng hậu[2]. Nhưng vì lý do có tang Hiếu Thục Hoàng hậu, nên vào ngày 20 tháng 5 (âm lịch) cùng năm, bà được nâng thành Hoàng quý phi và sẽ chính thức trở thành Hoàng hậu ngay khi mãn tang Hiếu Thục Hoàng hậu. Về cơ bản tuy không phải hoàng quý phi nhiếp lục cung sự nhưng địa vị của bà trong lục cung cũng ngang với hoàng hậu.[cần dẫn nguồn] Bà trở thành một trong 3 vị Hoàng quý phi nhà Thanh được tuyên bố tấn phong Hoàng quý phi để kế nhiệm Hoàng hậu, trước đó là Kế Hoàng hậu Na Lạp thị, và sau cùng là Hiếu Toàn Thành Hoàng hậu.

Ngày 17 tháng 10 (âm lịch) cùng năm, sai Đại học sĩ Lưu Dung làm Chính sứ, Lễ bộ Tả Thị lang Thiết Bảo (铁保) làm Phó sứ, sách phong tuyên chỉ[3].

Lập hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Gia Khánh thứ 4 (1799), ngày 3 tháng 1 (âm lịch), Thái thượng hoàng giá băng. Ngày 18 tháng 4 (âm lịch) cùng năm, Gia Khánh Đế theo di chỉ của Thái thượng hoàng, dụ Nội các chuẩn bị việc tấn lập Hoàng quý phi Nữu Hỗ Lộc thị làm Hoàng hậu. Do gặp đại tang của Càn Long Đế, lễ sách lập Hoàng hậu theo dự tính của bà bị dời lại sau khi mãn tang Thái thượng hoàng[4].

Năm Gia Khánh thứ 6 (1801), ngày 15 tháng 4 (âm lịch), lấy Văn Hoa điện Đại học sĩ Đổng Cáo (董诰) làm Chính sứ, Nội các Học sĩ Phổ Cung (普恭) làm Phó sứ, sách tuyên lập làm Hoàng hậu. Chiếu cáo thiên hạ[5].

Năm Gia Khánh thứ 10 (1805), ngày 9 tháng 2, giờ Tỵ, hạ sinh Hoàng tứ tử Miên Hân.

Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị nổi tiếng là người đối đãi nhân từ, có học thức, được Càn Long Đế và Gia Khánh Đế hết mực tin tưởng, yêu thương. Luận về gia thế, dòng họ Nữu Hỗ Lộc của bà thuộc hàng danh gia, cao quý hơn Hỉ Tháp Lạp thị của Hiếu Thục Duệ Hoàng hậu. Sau khi đăng cơ lập tức phong Quý phi, Hỉ Tháp Lạp thị vừa qua đời được nhận Hoàng quý phi kế tục Kế Hoàng hậu, nhập tiềm để liền có thai, cách 2 năm lại hoài thai sinh dục Hoàng tử. Lúc này Gia Khánh Đế tuy đã 45 tuổi, cũng đặc biệt không tính là thường thấy, cho thấy quan hệ giữa bà và Gia Khánh Đế vô cùng tốt đẹp.

Sau khi bà trở thành Hoàng hậu, hiển nhiên gia đình Nữu Hỗ Lộc thị cũng trở nên hiển quý. Cha của Hoàng hậu là Cung A Lạp nhanh chóng lần lượt trọng dụng, bổ làm các chức vụ cao cấp như Tổng binh, Đô thống, Nội đại thần rồi Thượng thư bộ Công, nhận được tước [Thừa Ân hầu; 承恩侯] do là ngoại thích. Năm Gia Khánh thứ 17 (1812), Cung A Lạp trọng bệnh, trước khi chết kịp tấn phong [Nhất đẳng Thừa Ân công; 一等承恩公], hàm Thượng thư Lễ bộ. Em trai của Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị là Hòa Thế Thái lấy Chỉnh Nghi vệ mà xuất sĩ, nhiều lần đảm nhiệm Nội vụ phủ Tổng quản đại thần, Phó Đô thống rồi Tổng binh, sau kế thừa tước Thừa Ân hầu của Cung A Lạp, đảm nhậm Thượng thư Lý Phồn viện. Con trai Hòa Thế Thái là Cảnh Ân (景恩), tức gọi Nữu Hỗ Lộc Hoàng hậu bằng cô mẫu, cưới cháu gái của Phúc Long An thuộc đại gia tộc Sa Tế Phú Sát thị của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu. Hai em gái của Nữu Hỗ Lộc Hoàng hậu, một người được chỉ định gả cho Bất nhập Bát phân Phụ quốc công Kính Tự (敬敘) thuộc Túc vương phủ, người em út gả cho Duệ Cần Thân vương Đoan Ân (端恩). Cả hai đều gả vào phủ của Thiết mạo tử vương, cho thấy có không ít là nhờ vào vinh quang của Nữu Hỗ Lộc Hoàng hậu. Còn em trai út Cát Luân Thái được lấy làm con thừa tự của chú bà, Viên ngoại lang Minh Thiện (明善), con út của tổ phụ Công Bảo.

Sau khi Hỉ Tháp Lạp Hoàng hậu qua đời, Nữu Hỗ Lộc Hoàng hậu nhận trách nhiệm nuôi dạy Hoàng thứ tử Mân Ninh, con trai của Hỉ Tháp Lạp Hoàng hậu. Vào bấy giờ bà hạ sinh ra Hoàng tứ tử Miên Hân vào năm Gia Khánh thứ 11 (1806), và bà trực tiếp nuôi nấng Mân Ninh cùng với hai con trai của bà là Miên Khải và Miên Hân, tình cảm tốt đẹp.[cần dẫn nguồn]

Cung Từ Hoàng thái hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Phúc trạch thâm hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Gia Khánh thứ 25 (1820), ngày 25 tháng 7, Gia Khánh Hoàng đế giá băng ở Tị Thử Sơn Trang.

Trước đó, triệu Ngự tiền đại thần, Quân cơ đại thần cùng Nội vụ phủ đại thần, tuyên bố vào năm Gia Khánh thứ 4, đã chọn Trí Thân vương Mân Ninh làm Hoàng thái tử[6]. Do đó, Trí Thân vương Mân Ninh, lúc này dùng thân phận Hoàng thái tử mà đăng cơ, trở thành Thanh Tuyên Tông Đạo Quang Hoàng đế. Sau khi lên ngôi ít lâu, Đạo Quang Đế đã truyền chỉ dụ tôn Nữu Hỗ Lộc Hoàng hậu làm Hoàng thái hậu, tạm ở Cảnh Nhân cung. Sau đó, ông cho biên ra dụ chỉ ["Tuân theo ý chỉ của Hoàng thái hậu, mà kế thừa đại thống"][7], do vậy từng có nhận định Nữu Hỗ Lộc thị tham gia quyết định việc chọn Đạo Quang Đế kế vị. Cũng nhờ đó mà Đạo Quang đế hết lòng tôn kính bà như mẹ đẻ

Ngày 2 tháng 12 cùng năm, Đạo Quang Đế suất chư Vương, Bối lặc, Văn võ đại thần, sách dâng tôn huy hiệu Cung Từ Hoàng thái hậu (恭慈皇太后)[8][9].

Sau đó, Hoàng đế lại dụ Lễ bộ sửa sang, dâng Thọ Khang cung (壽康宮) cho Thái hậu. Lại chọn Kỷ Xuân viên trong Viên Minh Viên dâng cho bà mỗi khi tránh nóng, là thập phần long trọng phụng dưỡng. Hoàng thái hậu tuy chỉ ở nội cung, song đối nội đối ngoại vẫn có ảnh hưởng nhất định. Về phương diện khác, Đạo Quang Đế đối vị này mẹ kế cũng là tương đương hiếu thuận, có thể thấy vào chỉ dụ của ông: “Trẫm tự Thánh mẫu Hiếu Thục Duệ Hoàng hậu ngự thượng tới nay, thâm hà đại sự Hoàng thái hậu long ân phúc tí.”. Theo Thực lục ghi chép, Đạo Quang Đế cũng hay mỗi ngày đều tự đến Thọ Khang cung của bà vấn an. Như nhật ký của Ông Đồng Hòa ghi lại, vào thời Đồng Trị có nghe Thuần Hiền Thân vương Dịch Hoàn kể lại việc Tuyên Tông Đạo Quang năm xưa, đều tự hướng Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu vấn an không ngừng[10].

Năm Đạo Quang thứ 2 (1822), 27 tháng 11, nhân dịp sách lập Hiếu Thận Thành Hoàng hậu, dâng thêm huy hiệu Khang Dự (康豫). Năm thứ 8 (1828), 8 tháng 11, nhân bình định Tân Cương, dâng thêm 2 chữ An Thành (安成). Năm thứ 14 (1834), 21 tháng 10, nhân dịp sách lập Hiếu Toàn Thành Hoàng hậu, dâng thêm 2 chữ Trang Huệ (莊惠). Năm thứ 15 (1835), 9 tháng 10, nhân dịp chúc mừng Hoàng thái hậu Vạn thọ 60 tuổi, dâng thêm 2 chữ Thọ Hi (壽禧). Năm thứ 25 (1845), 6 tháng 10, nhân dịp Vạn thọ 70 tuổi, dâng thêm 2 chữ Sùng Kì (崇祺). Như vậy, huy hiệu đầy đủ qua các năm là: Cung Từ Khang Dự An Thành Trang Huệ Thọ Hi Sùng Kì Hoàng thái hậu (恭慈康豫安成莊惠壽禧崇祺皇太后).

Tuổi già băng thệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Đạo Quang năm thứ 29 (1849), ngày 8 tháng 12 (âm lịch), Cung Từ Thái hậu sau khi từ Kỷ Xuân viên về, cảm thấy không khỏe. Đạo Quang Đế nghe tin vội vàng đến Thọ Khang cung, hầu thuốc không lơ là. Ngày 11 tháng 12 (tức 23 tháng 1 dương lịch năm 1850), giờ Thân, Cung Từ Thái hậu băng hà, thọ 74 tuổi.

Thượng dụ thụy hiệu cho Đại Hành Hoàng thái hậu là: Hiếu Hòa Cung Từ Khang Dự An Thành Ứng Thiên Hi Thánh Duệ Hoàng hậu (孝和恭慈康豫安成應天熙聖睿皇后)[11].

Đạo Quang Đế được ghi nhận cực kỳ đau khổ, đấm ngực giậm chân[12]. Trong đại tang lễ, Đạo Quang Đế đích thân tận hiếu đưa tang, đày đọa thân thể cùng cực. Vào lúc này, các con bà đều đã qua đời, chỉ còn Đạo Quang Đế là con nuôi ở bên chịu tang mà thôi. Khi đó Đạo Quang Đế cũng đã 68 tuổi, thân thể sớm suy yếu, mà quyết liệt ở bên chịu tang Thái hậu cũng sinh bệnh nặng. Kim quan của Thái hậu di trí sang Kỉ Xuân viên, tạm quàn ở Nghênh Huy điện (迎晖殿), còn Đạo Quang Đế phục tang, tạm ở Thận Đức đường (慎德堂). Quả nhiên sau đó 1 tháng, Đạo Quang Đế cũng qua đời, trong cung cùng lúc 2 đại tang nghi. Kế vị là Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế.

Hiếu Hòa Duệ hoàng hậu

Năm Đạo Quang thứ 30 (1850), tháng 3, Hàm Phong Đế cử hành đại lễ dâng sách thụy cho Đại Hành Hoàng thái hậu.

Năm Hàm Phong nguyên niên (1851), Hàm Phong Đế quyết định xây dựng một tòa mộ riêng cho tổ mẫu, gọi là Xương Tây lăng (昌西陵), thuộc khu vực Thanh Tây lăng, cách một quãng phía Tây Nam cách Xương lăng, nơi mộ phần của Gia Khánh Đế và Hiếu Thục Duệ Hoàng hậu. Năm Hàm Phong thứ 2 (1852), lăng hoàn thành. Năm Hàm Phong thứ 3 (1853), ngày 26 tháng 2, kim quan của Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu nhập Xương Tây lăng.

Các đời Hàm Phong, Đồng Trị rồi Quang Tự dâng thụy hiệu cho bà, đầy đủ là: Hiếu Hòa Cung Từ Khang Dự An Thành Khâm Thuận Nhân Chính Ứng Thiên Hi Thánh Duệ Hoàng hậu (孝和恭慈康豫安成欽順仁正應天熙聖睿皇后).

Hậu duệ

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Hoàng thất nữ [皇七女; 1793 - 1795], sinh ngày 26 tháng 6 năm Càn Long thứ 58, mất vào tháng 6 năm Càn Long thứ 60.
  2. Hoàng tam tử Miên Khải [绵恺; 6 tháng 8, năm 1795 - 18 tháng 1, 1838], thụ tước hiệu Đôn Thân vương (惇亲王) vào năm đầu Đạo Quang. Sau khi mất, có thụy là Đôn Khác Thân vương (惇恪親王).
  3. Hoàng tứ tử Miên Hân [綿忻; 9 tháng 2, năm 1805 - 19 tháng 8, năm 1828], thụ tước hiệu Thuỵ Thân vương (瑞亲王). Sau khi qua đời truy thụy là Thuỵ Hoài Thân vương (瑞懷親王).

Phim ảnh truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Phim truyền hình Diễn viên Nhân vật
1988 Mãn Thanh thập tam hoàng triều Phan Tiển Di Nữu Hỗ Lộc Hoàng hậu

鈕祜祿皇后

2004 Thâm cung nội chiến Trần Tú Châu Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc Ỷ Tuyết

皇后 鈕祜祿•绮雪

2006 Đại Thanh hậu cung Phan Hồng Cung Từ Hoàng Thái hậu

恭慈皇太后

2011 Vạn phụng chi vương Huỳnh Thục Nghi Cung Từ hoàng thái hậu Nữu Hỗ Lộc Trát Lạp Phân

恭慈皇太后 鈕祜祿•扎拉芬

2017 Thiên mệnh Lý Thi Hoa Hoàng Quý phi Nữu Hỗ Lộc Linh Nhi

皇贵妃 鈕祜祿·鈴兒

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 《清仁宗实录》遣礼部尚书德明、为正使。礼部右侍郎周兴岱、为副使。持节、赍册、宝、册封侧妃钮祜禄氏为贵妃敕曰椒庭备秩。赞坤极之安贞。桂殿分荣。沛巽申而畀锡冠崇班于翟鞠。壸职兼修襄顺德于珩璜芳型是式。尔皇太子侧妃钮祜禄氏。柔嘉维则。淑慎丕昭。名族钟祥允协瑶筐之吉内朝辅治。庶腾炜管之徽。兹以皇帝嗣位初元册立皇后是用封尔为贵妃。锡以册宝。于戏翊化六宫之长。迓厥繁禧。拜恩九御之先膺兹鸿庆。钦此。朕谨遵奉太上皇帝敕旨举行册封典礼尚其祗承无斁。
  2. ^ 清实录嘉庆朝实录 实录卷之十七 Lưu trữ 2020-02-17 tại Wayback Machine: ○己未。上奉太上皇帝敕谕、命贵妃钮祜禄氏继位中宫。先册封为皇贵妃。
  3. ^ 清实录嘉庆朝实录 实录卷之二十三 Lưu trữ 2019-02-25 tại Wayback Machine: ○壬子。上奉太上皇帝命。遣大学士刘墉、为正使。礼部左侍郎铁保、为副使。持节、赍册宝、册封贵妃钮祐禄氏为皇贵妃。敕曰、全付有家。必资贤于内助。聿绥多福。宜佐治于中闱。矧训政之方长。尤承欢之攸赞。爰循蒇典。式举彝章。尔贵妃钮祜禄氏、华胄钟祥。德门毓粹。早依光于桂邸。敬慎恒昭。嗣领秩于兰宫。温恭愈懋。问安侍膳。时襄温清之文。献茧称丝。夙树俭勤之本。用载扬夫蕙问。镠简升华。伫特晋于椒涂。袆衣作则。兹封尔为皇贵妃。锡之册宝。尔其庥承滋至。弥隆尊养之诚。化裕始基。并著谦和之范。尚徽柔之允叶。体顺垂模。期蕃祉之备膺。含章抚誉。克衍坤元之庆。倍徵泰运之亨。钦哉。
  4. ^ 清实录嘉庆朝实录 实录卷之七十八 Lưu trữ 2019-02-25 tại Wayback Machine: ○谕内阁、前于乾隆六十年。钦奉恩旨。于次年正月传位后。册立朕元妃为皇后。经内阁照例撰拟恩诏进呈。其时我皇考日勤训政。一切礼仪诏令。自应统于所尊。曾蒙圣谕。循例祭告天地宗庙。不必撰拟恩诏。停止庆贺表笺。并以皇后寿节暨元旦冬至。亦俱停止笺贺。礼缘义起。朕受宝以后。敬谨遵行。嗣于嘉庆二年。先皇后逝世。蒙皇考赐谥孝淑。晋封朕之贵妃为皇贵妃。命于孝淑皇后二十七月后。举行册立皇后典礼。四年四月、钦遵敕旨。今皇后正位中宫。而册立之礼。理宜俟朕释服后举行。因思立后颁诏。乃本朝家法。载在会典。实亦古今通义。诚以皇后母仪天下。佐理化原。于册立之际。祭告天地宗庙。并颁诏天下。以昭慎重。列圣旧章。自当恪守。著于本年四月十五日、御殿行册立礼。其应颁恩诏。著遵例举行。一切事宜。各该衙门查照豫备。至于中外臣工庆贺表笺。及遇寿节令节奏上笺贺。钦遵圣训。仍行停止。
  5. ^ 清实录嘉庆朝实录 实录卷之八十二 Lưu trữ 2019-02-25 tại Wayback Machine: ○以册立皇后礼成。诏示天下。诏曰。朕惟坤维厚载。顺承成乾极之尊。月道光华。久照俪羲晖之朗。赞虞熙而缉化。沩汭观型。缅周道以敷祥。洽阳作合。紫庭诒范。宣茂教于雎麟。彤史延光。崇上仪于袆翟。肇新懿训聿炳贤谟。皇后钮祜禄氏、荣阀扬芬。高宸翊极。静协安敦之义。性迪箴图。懋修敬慎之仪。恭循榘则。蚕宫有事。从茧馆以稽程。燕喜攸占。佐禖坛而介祉。属端闱之伫<闲>。荷慈谕以增封。德表六宫。班隆九御。勖嗣徽其克协。爰锡命之庸申。嘉庆四年四月。钦遵原奉皇考高宗纯皇帝敕旨。正位中宫。襄勤内政。兹届礼臻即吉。于焉典备允臧。恭循成命以颁纶。载考彝章而授节。谨告天地宗庙社稷。于嘉庆六年四月十五日。行册立皇后礼。俾得敬承芝玺。肃帅椒涂。裕祺福以敦和。长秋建式。仪清宁而合撰。函夏均禧。嘉礼用成。鸿施宜溥。所有事宜。开列于后。一、亲王福晋以下、至奉恩将军妻室等、俱加恩赐。一、民公侯伯以下、二品大臣以上命妇、著加恩赐。一、从前恩诏后。官员有升职改任、及加级改衔者。照其职衔给与封典。一、八旗满洲、蒙古、汉军、妇人年七十以上者。照例分别赏赉。一、军民妇人八十以上者。照例分别赏赉。一、上三旗辛者库当差妇人。酌议赏赐。一、各省老妇有孤贫残疾无人养赡者。该地方官加意抚恤。毋令失所。一、除十恶及谋杀故杀不赦外。犯法妇人。尽与赦免。于戏。绥履笃绳承之祜。瑞炳萝图。绍衣绵昌炽之符。庆基兰掖。布告天下。咸使闻知。
  6. ^ 实录卷之三百七十四 Lưu trữ 2020-01-15 tại Wayback Machine: 向夕。上疾大渐。召御前大臣赛冲阿、索特那木多布斋、军机大臣托津、戴均元、卢荫溥、文孚、总管内务府大臣禧恩、和世泰、公启鐍匣。宣示御书嘉庆四年四月初十日卯初立皇太子旻宁○遗诏曰。朕仰蒙皇考高宗纯皇帝授玺嗣位。亲承训政三年。惟以敬天法祖勤政爱民。为保邦制治之大经。履位以来。严恭寅畏。惟日孜孜。思天立君以为民。以养以教。责在一人。亲政之初。值川陕楚邪匪未靖。训励统兵大员。整饬戎行。筹笔四载。逋寇以次歼除。嗣是海宇乂安。闾阎乐业。朕怀保惠鲜。与民休息。乃十八年复有奸民作慝。阑入禁门。逆党勾连曹滑。蔓延三省。幸赖上天祐顺。渠魁捕戮。余孽殄夷。为期曾不再月。中外肃清。朕深思邪教之害民。屡申训谕。以肃吏治。以正人心。整纲饬纪。期于政清而俗厚。盖未尝一日释诸怀也。黄河自古为中国患。先是云梯关下海口垫淤。下壅上决。屡有漫溢之警。朕不惜帑金。堤防疏浚。俾复故道。奏安澜者越六七年。上年秋霖异涨。豫河南北漫口数处。而武陟横流。穿运入海。为害最重。今春督治。甫告成功。而南岸仪封复溃。饬谕河臣于秋后兴筑。业已程工拨帑。计今冬可期蒇事。朕轸念民生。惟惧一夫失所。遇四方水旱之灾。蠲租发粟。随奏辄下。上年朕六旬正庆。薄海臣民。胪欢献祝。爱戴出于至诚。朕思逮以实惠。诏蠲免积欠银谷、凡二千余万。以期家给人足。共登熙皞。今岁自春徂夏以及于秋。旸雨应时。各省皆报丰登。朕心豫悦。孟秋中旬。恪遵彝训。将举木兰狝典。先驻跸避暑山庄。朕体素壮。未尝疾病。虽年逾六旬。登陟川原。不觉其劳。此次跸途。偶感暍暑。昨仍策马度广仁岭。迨抵山庄。觉痰气上壅。至夕益甚。恐弗克瘳。朕仰遵列圣家法。曾于嘉庆四年四月初十日卯初、豫立皇太子旻宁亲书密缄。鐍置秘椟。十八年禁门之役。贼踰宫垣。皇太子手发火枪。连毙二贼。余党惊坠。禁籞获安。厥功甚钜。因建储之命未宣。先封智亲王以奖殊庸。今疾弥留。神器至重。允宜传付。乃命御前大臣、军机大臣、内务府大臣、公启密缄。皇太子仁孝智勇。必能钦承付托。其即皇帝位以嗣大统。为君之道。在知人。在安民。朕尝论之详矣。然而行之实难。其深思而力持之。登进贤良。爱养黎庶。以保我国家亿万年丕丕基。记曰。孝者善继人之志。善述人之事。可不勉哉。朕贵为天子。年逾周甲。获福亦云孔厚。惟我后嗣。克承予志。使天下永享太平之福。则朕之愿慰矣。朕受玺后。二兄一弟。同予侍养。今春庆亲王先逝。自兹存者惟仪亲王、成亲王、遂不获相见。其二王一应罚俸处分。著概予宽免。书载虞舜陟方。古天子终于狩所。盖有之矣。况滦阳行宫。为每岁临幸之地。我祖考神御在焉。予复何憾。丧服仍依旧制。二十七日而除。布告天下。咸使闻知。
  7. ^ 《清實錄道光朝實錄卷一至卷四》: ○癸未。奉皇太后懿旨。我大行皇帝仰承神器。仰育寰區。至聖至仁。憂勤惕厲。於茲二十有五年矣。本年舉行秋獮大典。駐蹕避暑山莊。突於二十五日戌刻龍馭上賓。驚聞之下。悲慟搶呼。攀號莫及。泣思大行皇帝御極以來。兢兢業業。無日不以天下國家為念。今哀遘升遐。嗣位尤為重大。皇次子智親王、仁孝聰睿。英武端醇。現隨行在。自當上膺付托。撫馭黎元。但恐倉猝之中。大行皇帝未及明諭。而皇次子秉性謙衝。素所深知。為此特降懿旨。傳諭留京王大臣馳寄皇次子、即正尊位。以慰大行皇帝在天之靈。以順天下臣民之望。上奉懿旨。愴感靡極。恭摺覆奏。本月二十五日皇父聖躬不豫。至戌刻大漸。子臣震驚哀慟。五中摧裂。昏迷失據。維時御前大臣、軍機大臣、內務府大臣、恭啟鐍匣。有皇父御書嘉慶四年四月初十日卯初立皇太子旻寧朱諭一紙。該大臣等合詞請遵大行皇帝成命。以宗社為重。繼承大統。子臣遜讓。至再至三。該大臣等固請不已。本日恭奉懿旨。命子臣即正尊位。皇父皇母恩慈深厚。子臣伏地叩頭。感悚不能言喻。惟是子臣德薄才疏。神器至重。實深愧懼。惟有勉力圖治。以期仰副恩命。謹將鐍匣所藏皇父朱諭、恭呈懿覽。謹繕摺覆奏。恭謝慈恩。伏祈聖母皇太后懿鑒。
  8. ^ 清实录道光朝实录-道光朝实录卷之十 Lưu trữ 2018-08-08 tại Wayback Machine: 以恭上皇太后徽号。遣官告祭天。地。太庙。社稷。上礼服御中和殿。恭阅奏书毕。上升舆。由右翼门至永康左门。降舆。大学士捧奏书。由中路前行。至慈宁门。上由东阶升。至门下东旁立。皇太后吉服升慈宁宫座。仪驾全设。中和乐设而不作。上诣正中拜位跪。大学士捧奏书在左旁跪进。上受奏书恭献。授右旁大学士跪接。置正中黄案上。宣读官捧起。跪宣奏书曰。臣闻徽音茂著。祥和早洽于宫庭。令范光昭。福祉覃敷于海宇。表彝伦之钜典。彰熙代之鸿规。钦惟圣母皇太后。德协伣天。功侔矩地。佐皇考重华之盛。襄内政以宣勤。启国家奕叶之庥。蔼春晖而锡羡。臣躬膺丕绪。备沐仁恩。肃奉瑶函。式崇显号。伏冀圣慈俞允。俾展微忱。长伸尊养之隆仪。益介升恒之景祜。臣不胜惓惓之至。谨奏。上率王大臣官员行礼。礼成。皇太后还宫。
  9. ^ 清实录道光朝实录-道光朝实录卷之十 Lưu trữ 2018-08-08 tại Wayback Machine: 乙酉。恭上皇太后徽号礼成。颁诏天下。诏曰。朕惟古帝王膺图缵绪。惇典求章。必本慈训以宣光。奉母仪而笃祜。粤稽颂歌浚哲。归美商娀。雅咏思齐。崇称京室。载观往牒。聿著隆规。钦惟圣母皇太后。履顺承天。含章应地。懿德昭于图史。徽音式于庭闱。凤辇陈仪。圭璋自协。龙文作绘。浣濯仍劳。秉肃敬以持躬。务俭勤而立范。赞襄帝治。孚鉴天心。显谟肇自睢麟。茀禄绵夫瓜瓞。公桑奉种。礼重亲蚕。丰芑垂型。恩隆贻燕。朕聪听承夫彝训。胪欢浃于深仁。兰掖崇颐。懋膺褆祉。萝图席瑞。允庆昇平。启鼎祚之延洪。同臻曼寿。仰坤仪之博厚。恪奉徽称。咨议佥同。典常具备。祗告天。地。宗庙。社稷。于嘉庆二十五年十二月初二日。率诸王贝勒大臣文武群臣。谨奉册宝。敬上皇太后尊号曰恭慈皇太后。尊亲溥遍于垓埏。膏泽均沾于陬澨。所有事宜。开列于后。一、在内亲王之福晋以下、公之妻以上、著加恩赐。一、外藩蒙古诸王之福晋以下、公之妻以上、加恩赐。一、民公侯伯以下、二品大臣以上命妇、加恩赐。一、从前尚过公主格格之额驸等、照伊等品级加恩赐。一、从前恩诏后升职加衔补官者、悉照现在职衔给与封典。一、在京文官四品以上、武官三品以上、各加一级。一、在京王公文武官员任内有降级罚俸住俸者、咸与开复。又在京官员、现在议降议罚者、悉予豁免。一、外藩蒙古王公以下、台吉以上、有罚俸住俸者、咸予开复。其现在议罚者、悉予豁免。一、京城巡捕五营兵丁、赏给一月钱粮。一、除十恶不赦外、犯法妇人尽行赦免。一、上三旗包衣佐领下拜唐阿及太监等、赏给一月钱粮。一、以三旗辛者库当差妇人、酌议赏赐。一、罚赎积谷。原以备赈。冬月严寒。鳏寡孤独贫民。无以为生。著直省各督抚令有司务将积谷酌量赈济。毋令奸民假冒支领。一、各处效力赎罪人员。向无定限。多致苦累。殊堪矜悯。著各该管官查系已满三年者、声明犯罪缘由。奏请酌量宽免。一、内务府庄头等、所有累年积欠在嘉庆二十四年以前者、著查明请旨豁免。于戏。共球并集。合四海之欢心。焘载而符。锡万年之景福。布告天下。咸使闻知。
  10. ^ 如《翁同龢日記》同治五年的四月十六日一條內記載,翁同龢聽醇賢親王奕譞講道光朝故事,「言宣廟晚年每披軍報,必不怡良久。一日問孝和睿皇后安,適英夷占定海,上強為慰藉,太后厲聲曰:祖宗創業,尺土一民皆艱難締造,何今日輕棄之耶。上長跪引咎。」可見一斑。
  11. ^ 《清宣宗实录》○谕内阁、钦惟大行皇太后德懋徽柔。仪昭光大。体坤元之合撰。备懿媺以难名。仙驭遐升。遗徽永着。今据大学士九卿等、敬谨拟上尊谥。朕仰维慈爱。忍痛摅诚。谨于徽号十二字内酌留六字。合之恭上尊谥。称曰孝和恭慈康豫安成应天熙圣睿皇后。允足昭垂万禩。式表尊崇。薄海同钦。咸瞻钜典。所有应行典礼。该部敬稽成例具奏。
  12. ^ 《实录》中指出,“先是,上自上年入春以来,圣躬数违和,仍日召对臣工、批答章奏,无少倦懈。王大臣有劝上节劳者,上颔之,然未尝少自暇逸也。至是遭大行皇太后大故,擗踊摧伤,疾增剧。”

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan