Kaiyō (tàu sân bay Nhật)

Tàu sân bay Nhật Bản Kaiyō
Lịch sử
Nhật Bản
Tên gọi Argentina Maru
Hạ thủy 9 tháng 12 năm 1938 như tàu chở khách Argentina Maru
Hoạt động 23 tháng 11 năm 1943
Ngừng hoạt động 20 tháng 11 năm 1945
Đổi tên Kaiyō 23 tháng 11 năm 1943
Xếp lớp lại tàu sân bay 10 tháng 12 năm 1942
Xóa đăng bạ 20 tháng 11 năm 1945
Số phận Bị tháo dỡ ngày 1 tháng 9 năm 1946
Đặc điểm khái quát
Trọng tải choán nước
  • 13.600 tấn (tiêu chuẩn);
  • 16.483 tấn (đầy tải)
Chiều dài 166,6 m (546 ft 5 in)
Sườn ngang 21,9 m (71 ft 10 in)
Mớn nước 8,0 m (26 ft 5 in)
Động cơ đẩy
  • Turbine hơi nước Kampon,
  • 2 × trục,
  • công suất 52.100 mã lực
Tốc độ 44 km/h (23,8 knot)
Thủy thủ đoàn 829
Hệ thống cảm biến và xử lý radar Kiểu 21
Vũ khí
Máy bay mang theo 24

Kaiyō (tiếng Nhật: 海鷹; phiên âm Hán-Việt: hải ưng) là một tàu sân bay hộ tống của Hải quân Đế quốc Nhật Bản hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Thiết kế và chế tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiếc tàu được hạ thủy vào ngày 9 tháng 12 năm 1938 như chiếc tàu chở hành khách Argentina Maru.[1] Sau khi bị thiệt hại các tàu sân bay hạm đội trong trận Midway, Hải quân Nhật có nhu cầu bổ sung gấp kiểu tàu chiến này, nên đã quyết định cải tạo Argentina Maru thành một tàu sân bay bắt đầu từ ngày 10 tháng 12 năm 1942.[1] Các động cơ diesel của nó được thay thế bằng các turbine kiểu tàu khu trục. Sau khi việc cải tạo hoàn tất vào ngày 23 tháng 11 năm 1943, con tàu được đặt lại tên là Kaiyō.[1]

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong chiến tranh, Kaiyō được sử dụng chủ yếu như một tàu vận chuyển máy bay. Vào ngày 10 tháng 2 năm 1944, tàu ngầm Mỹ Permit thực hiện một cú tấn công ban đêm nhắm vào nó, nhưng những quả ngư lôi đã bị trượt. Vào ngày 19 tháng 3 năm 1945, trong khi neo đậu tại Căn cứ hải quân Kure, Kaiyō bị máy bay Mỹ đánh trúng khiến nó bị ngập nước. Sang ngày 18 tháng 7 năm 1945, Kaiyō trúng phải một quả thủy lôi gây hư hại đáng kể. Vài ngày sau đó, 24 tháng 7 năm 1945, con tàu lại bị trúng bom, lần này là bởi máy bay Anh, một lần nữa lại bị ngập nước khiến thủy thủ đoàn phải cho nó mắc cạn để tránh bị chìm. Các cuộc không kích tiếp theo sau gây thêm nhiều thiệt hại cho nó. Sau chiến tranh Kaiyō được cho nổi trở lại và được cho tháo dỡ từ năm 1946 đến năm 1948.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c "IJN Kaiyo: Tabular Record of Movement". Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2008.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Vì sao Ryomen Sukuna là kẻ mạnh nhất trong Jujutsu Kaisen
Vì sao Ryomen Sukuna là kẻ mạnh nhất trong Jujutsu Kaisen
Con người tụ tập với nhau. Lời nguyền tụ tập với nhau. So sánh bản thân với nhau, khiến chúng trở nên yếu đuối và không phát triển
Những đôi môi gây nghiện
Những đôi môi gây nghiện
Đắm chìm vào sự ngọt ngào của những đôi môi
Lịch sử về Trấn Linh & Những vụ bê bối đình đám của con dân sa mạc
Lịch sử về Trấn Linh & Những vụ bê bối đình đám của con dân sa mạc
Trong khung cảnh lầm than và cái ch.ết vì sự nghèo đói , một đế chế mang tên “Mặt Nạ Đồng” xuất hiện, tự dưng là những đứa con của Hoa Thần
Marley and Me - Life and love with the world's worst dog
Marley and Me - Life and love with the world's worst dog
Một cuốn sách rất đáng đọc, chỉ xoay quanh những câu chuyện đời thường nhưng vô cùng giản dị. Chú chó lớn lên cùng với sự trưởng thành của cặp vợ chồng, của gia đình nhỏ đấy