Type A (lớp tàu ngầm)

Khái quát lớp tàu
Tên gọi Tàu ngầm Type-A
Xưởng đóng tàu
Bên khai thác  Nhật Bản
Lớp trước Lớp Junsen
Lớp sau Type B
Lớp con
Thời gian đóng tàu 1938-1945
Thời gian hoạt động 1941-1945
Hoàn thành 6
Bị mất 5
Nghỉ hưu 1

Tàu ngầm tuần dương Type A (巡潜甲型潜水艦 Junsen Kō-gata sensuikan?) là một lớp tàu ngầm của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tàu ngầm Type A được chế tạo để đóng vai trò soái hạm của hải đội tàu ngầm, nên chúng được trang bị phòng chỉ huy, thiết bị liên lạc vô tuyến tốt hơn cùng một thủy phi cơ.

Các biến thể

[sửa | sửa mã nguồn]

Tàu ngầm Type A được chia làm bốn phân lớp:

  • Type-A (甲型(伊九型 Kō-gata, lớp I-9?)
  • Type-A Mod.1 (甲型改一(伊十二型 Kō-gata Kai-1, lớp I-12 ?)
  • Type-A Mod.2 (甲型改二(伊十三型 Kō-gata Kai-2, lớp I-13?)
  • Type V21 Type (第5094号艦型 Dai-5094-Gō kan-gata, lớp tàu thứ 5094?). Không được chế tạo.

Type-A (lớp I-9)

[sửa | sửa mã nguồn]
I-10 vào năm 1942 tại Penang

Đề án số S35Ja. Thiết kế của chúng được dựa trên Junsen III (lớp I-7). Ba tàu ngầm được chế tạo trong giai đoạn 1938-1942 trong khuôn khổ các Chương trình Maru 3 năm 1937 (chiếc số 35 và 36) và Chương trình Maru 4 năm 1939 (chiếc số 138).

Số hiệu Tên Xưởng đóng tàu Đặt lườn Hạ thủy Hoàn tất Số phận
35 I-9[Ghi chú 1] Xưởng vũ khí Hải quân Kure 25 tháng 1, 1938 20 tháng 5, 1939 13 tháng 2, 1941 Bị tàu khu trục USS Frazier đánh chìm tại Kiska, 13 tháng 6, 1943.
36 I-10 Xưởng tàu Kawasaki, Kōbe 7 tháng 6, 1938 20 tháng 9, 1939 31 tháng 10, 1941 Bị các tàu khu trục USS David W. TaylorUSS Riddle đánh chìm gần Saipan, 4 tháng 7, 1944.
138 I-11 10 tháng 4, 1940 28 tháng 2, 1941 16 tháng 5, 1942 Mất do tai nạn hay trúng thủy lôi gần Funafuti, tháng 1, 1944.

Type A Cải tiến 1 (lớp I-12)

[sửa | sửa mã nguồn]

Đề án số S35B. Năm chiếc được lên kế hoạch chế tạo trong Chương trình Maru Tsui năm 1941 (các chiếc số 620 - 621) và Chương trình Kai-Maru 5 năm 1942 (các chiếc số 5091 - 5093). Chúng trang bị động cơ diesel công suất yếu hơn nhằm rút ngắn thời gian đóng tàu. Chỉ có một chiếc I-12 được hoàn tất theo thiết kế ban đầu; I-13 và những chiếc tiếp theo được cải biến sang một lớp tàu mới (lớp I-13), sau khi số lượng tàu lớp I-400 Sen Toku bị cắt giảm.

Số hiệu Tên Xưởng đóng tàu Đặt lườn Hạ thủy Hoàn tất Số phận
620 I-12 Xưởng tàu Kawasaki-Kōbe Shipyard 5 tháng 11, 1942 3 tháng 8, 1943 25 tháng 5, 1944 Bị tàu quét mìn USS Ardent đánh chìm, 13 tháng 11, 1944.
621 I-13 4 tháng 2, 1943 Cải biến sang lớp I-13 vào tháng 10, 1943.
5091 I-14 18 tháng 5, 1943
5092 I-15 Xưởng tàu Kawasaki-Senshū 30 tháng 4, 1943
5093 I-1 24 tháng 6, 1943

Type A Cải tiến 2 (lớp I-13)

[sửa | sửa mã nguồn]
Yokosuka, 29 tháng 8, 1945. Từ trái sang phải: USS Proteus, I-400, I-401I-14

Đề án số S35C. Bốn chiếc nguyên thuộc Type A Cải tiến 1 (lớp I-12) được cải biến sang một lớp tàu mới (lớp I-13), sau khi số lượng tàu lớp I-400 Sen Toku bị cắt giảm. Chúng có hầm chứa máy bay lớn và những khoang hai bên để vận hành hai thủy phi cơ cường kích Aichi M6A1 Seiran. Những thiết bị trong vai trò soái hạm bị tháo dỡ. Chỉ có hai chiếc kịp hoàn tất và nhập biên chế.

Số hiệu Tên Xưởng đóng tàu Đặt lườn Hạ thủy Hoàn tất Số phận
621 I-13 Xưởng tàu Kawasaki-Kōbe 4 tháng 2, 1943 30 tháng 11, 1943 16 tháng 12, 1944 Bị các tàu hộ tống khu trục USS Lawrence C. Taylor, USS Robert F. Keller và máy bay từ tàu sân bay hộ tống USS Anzio đánh chìm phía Đông Bắc quần đảo Ogasawara, 16 tháng 7, 1945.
5091 I-14 18 tháng 5, 1943 14 tháng 3, 1944 14 tháng 3, 1945 Bị tàu khu trục USS Murray bắt giữ, 27 tháng 8, 1945; xuất biên chế, 15 tháng 9, 1945; đánh chìm như mục tiêu tại quần đảo Hawaii, 28 tháng 5, 1946.
5092 I-15 Xưởng tàu Kawasaki-Senshū
Xưởng tàu Kawasaki-Kōbe (sau khi hạ thủy)
30 tháng 4, 1943 12 tháng 4, 1944 Cải biến thành tàu ngầm chở dầu, tháng 6, 1945;[1] Hoàn tất được 90%; tháo dỡ năm 1945.
5093 I-1 Xưởng tàu Kawasaki-Kōbe
Xưởng tàu Kawasaki-Senshū (sau khi hạ thủy)
24 tháng 6, 1943 10 tháng 6, 1944 Hoàn tất được 70%; đắm trong một cơn bão, 18 tháng 9, 1945; trục vớt và tháo dỡ sau đó

Đề án số S48. Ba chiếc được lên kế hoạch chế tạo trong Chương trình Kai-Maru 5 năm 1942 (các chiếc số 5094 - 5096). Tuy nhiên tất cả đều bị hủy bỏ vào cuối năm 1943 khi Hải quân Đế quốc Nhật Bản dự định chuyển trọng tâm sang chế tạo Type E (lớp tàu ngầm) [ja] (戊型潜水艦 Bo-gata sensuikan?) như là tàu ngầm chủ lực cho năm 1945.

Số hiệu Tên Xưởng đóng tàu Đặt lườn Hạ thủy Hoàn tất Số phận
5094 - 5096 Hủy bỏ năm 1943.

Đặc tính kỹ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]
Kiểu Type-A (I-9) Type-A Cải tiến 1 (I-12) Type-A Cải tiến 2 (I-13) Type V21
Trọng lượng choán nước Nổi 2.434 tấn Anh (2.473 t) 2.390 tấn Anh (2.428 t) 2.620 tấn Anh (2.662 t) 2.330 tấn Anh (2.367 t)
Ngầm 4.150 tấn Anh (4.217 t) 4.172 tấn Anh (4.239 t) 4.762 tấn Anh (4.838 t) không có số liệu
Chiều dài (chung) 113,70 m (373 ft 0 in) 113,70 m (373 ft 0 in) 113,70 m (373 ft 0 in) 111,00 m (364 ft 2 in) (mực nước)
Mạn tàu 9,55 m (31 ft 4 in) 9,55 m (31 ft 4 in) 11,70 m (38 ft 5 in) 9,82 m (32 ft 3 in)
Mớn nước 5,36 m (17 ft 7 in) 5,36 m (17 ft 7 in) 5,89 m (19 ft 4 in) 5,50 m (18 ft 1 in)
Chiều sâu 8,30 m (27 ft 3 in) 8,30 m (27 ft 3 in) 8,30 m (27 ft 3 in) không có số liệu
Động cơ 2 × động cơ diesel Kampon Mk.2 Model 10
2 × trục
2 × động cơ diesel Kampon Mk.22 Model 10
2 × trục
2 × động cơ diesel Kampon Mk.22 Model 10
2 × trục
2 × động cơ diesel Kampon Mk.2 Model 10
2 × trục
Công suất Nổi 12.400 bhp 4.700 bhp 4.700 bhp 11.000 bhp
Lặn 2.400 shp 1.200 shp 600 shp 2.400 shp
Tốc độ Nổi 23,5 hải lý trên giờ (43,5 km/h) 17,7 hải lý trên giờ (32,8 km/h) 16,7 hải lý trên giờ (30,9 km/h) 22,4 hải lý trên giờ (41,5 km/h)
Lặn 8,0 hải lý trên giờ (14,8 km/h) 6,2 hải lý trên giờ (11,5 km/h) 5,5 hải lý trên giờ (10,2 km/h) 8,0 hải lý trên giờ (14,8 km/h)
Tầm xa Nổi 16.000 nmi (30.000 km) ở tốc độ 16 hải lý trên giờ (30 km/h) 22.000 nmi (41.000 km) ở tốc độ 16 hải lý trên giờ (30 km/h) 21.000 nmi (39.000 km) ở tốc độ 16 hải lý trên giờ (30 km/h) 16.000 nmi (30.000 km) ở tốc độ 16 hải lý trên giờ (30 km/h)
Lặn 90 nmi (170 km) ở tốc độ 3 hải lý trên giờ (5,6 km/h) 75 nmi (139 km) ở tốc độ 3 hải lý trên giờ (5,6 km/h) 60 nmi (110 km) ở tốc độ 3 hải lý trên giờ (5,6 km/h) 80 nmi (150 km) ở tốc độ 3 hải lý trên giờ (5,6 km/h)
Độ sâu thử nghiệm 100 m (330 ft) 100 m (330 ft) 100 m (330 ft) 100 m (330 ft)
Nhiên liệu 878 tấn 917 tấn 917 tấn 880 tấn
Thủy thủ đoàn 104 112 108 không có số liệu
Vũ khí (ban đầu) • 6 × ống phóng ngư lôi 533 mm (21 in) (phía mũi)
• 18 × ngư lôi Type 95
• 1 × Hải pháo 14 cm/40 Kiểu năm thứ 11 [2]
• 4 × pháo phòng không 25 mm Type 96
• 6 × ống phóng ngư lôi 533 mm (21 in) (phía mũi)
• 18 × ngư lôi Type 95
• 1 × Hải pháo 14 cm/40 Kiểu năm thứ 11 [2]
• 4 × pháo phòng không 25 mm Type 96
• 6 × ống phóng ngư lôi 533 mm (21 in) (phía mũi)
• 12 × ngư lôi Type 95
• 1 × Hải pháo 14 cm/40 Kiểu năm thứ 11 [2]
• 10 × pháo phòng không 25 mm Type 96
• 6 × ống phóng ngư lôi 533 mm (21 in) (phía mũi)
• 18 × ngư lôi
• 1 × Hải pháo 14 cm/40 Kiểu năm thứ 11
• 4 × pháo phòng không 25 mm Type 96
Máy bay và thiết bị • Máy phóng và hầm chứa
• 1 × thủy phi cơ Watanabe E9W1 Slim
• Máy phóng và hầm chứa
• 1 × thủy phi cơ Yokosuka E14Y2 Glen
• Máy phóng và hầm chứa
• 2 × thủy phi cơ Aichi M6A1 Seiran
• Máy phóng và hầm chứa
• 1 × thủy phi cơ

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 伊号第9潜水艦 (I-Gō Dai-9 Sensuikan?).

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Senshi Sōsho Vol.88 (1975), p.272
  2. ^ a b c Campbell (1985), tr. 191.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Campbell, John (1985). Naval Weapons of World War Two. Naval Institute Press. ISBN 978-0870214592.
  • “Rekishi Gunzō”., History of Pacific War Vol.17 "I-Gō Submarines", Gakken (Japan), January 1998, ISBN 4-05-601767-0
  • Rekishi Gunzō, History of Pacific War Vol.63 "Documents of IJN submarines and USN submarines", Gakken (Japan), January 2008, ISBN 978-4-05-605004-2
  • Rekishi Gunzō, History of Pacific War Extra, "Perfect guide, The submarines of the Imperial Japanese Forces", Gakken (Japan), March 2005, ISBN 4-05-603890-2
  • Model Art Extra No.537, Drawings of Imperial Japanese Naval Vessels Part-3, Model Art Co. Ltd. (Japan), May 1999, Book code 08734-5
  • The Maru Special, Japanese Naval Vessels No.13, "Japanese submarines I-13 class and I-400 class", Ushio Shobō (Japan), July 1977, Book code 8343-7
  • The Maru Special, Japanese Naval Vessels No.31, "Japanese Submarines I", Ushio Shobō (Japan), September 1979, Book code 68343-31
  • Senshi Sōsho Vol.88 Naval armaments and war preparation (2), "And after the outbreak of war", Asagumo Simbun (Japan), October 1975
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Neia và màn lột xác sau trận chiến bảo vệ thành Loyts
Neia và màn lột xác sau trận chiến bảo vệ thành Loyts
Neia và màn lột xác sau trận chiến bảo vệ thành Loyts, gián điệp do "Nazarick cộng" cài vào.
Gaming – Lối chơi, hướng build và đội hình
Gaming – Lối chơi, hướng build và đội hình
Là một nhân vật cận chiến, nên base HP và def của cậu khá cao, kết hợp thêm các cơ chế hồi máu và lối chơi cơ động sẽ giúp cậu không gặp nhiều vấn đề về sinh tồn
Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Đương, tổ chức vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm
[Review sách] Ba người thầy vĩ đại - Ba câu hỏi giúp bạn tìm ra giá trị đích thực của cuộc sống
[Review sách] Ba người thầy vĩ đại - Ba câu hỏi giúp bạn tìm ra giá trị đích thực của cuộc sống
Ba người thầy vĩ đại là một tác phẩm hư cấu chứa đựng nhiều bài học sâu sắc được viết bởi Robin Sharma, một trong những nhà diễn giả hàng đầu về lãnh đạo, phát triển bản thân và quản trị cuộc sống.