Lâm Phần

Lâm Phần
临汾市
—  Địa cấp thị  —
Cổ lâu Lâm Phần
Cổ lâu Lâm Phần
Vị trí của Lâm Phần tại Sơn Tây
Vị trí của Lâm Phần tại Sơn Tây
Lâm Phần trên bản đồ Sơn Tây
Lâm Phần
Lâm Phần
Vị trí của Nghiêu Đô tại Sơn Tây
Quốc giaTrung Quốc
TỉnhSơn Tây
Đơn vị cấp huyện17
Thủ phủNghiêu Đô
Chính quyền
 • KiểuĐịa cấp thị
 • Bí thư thị ủyNhạc Phổ Dục (岳普煜)
 • Thị trưởngLưu Dư Cường (刘予强)
Diện tích
 • Địa cấp thị20.275 km2 (7,828 mi2)
 • Đô thị1.304 km2 (503 mi2)
 • Vùng đô thị1.304 km2 (503 mi2)
Độ cao452 m (1,483 ft)
Độ cao cực đại2.347 m (7,700 ft)
Độ cao cực tiểu385 m (1,263 ft)
Dân số (ĐTDS 2010)[1]
 • Địa cấp thị4.316.612
 • Mật độ210/km2 (550/mi2)
 • Đô thị944.050
 • Vùng đô thị944.050
Múi giờGiờ chuẩn Trung Quốc (UTC+8)
Mã bưu chính041000
Mã điện thoại0357
Mã ISO 3166CN-SX-10
Biển số xeL
Mã đơn vị hành chính141000
Trang weblinfen.gov.cn
Lâm Phần
Phồn thể臨汾
Giản thể临汾
Tấn Châu
Phồn thể晉州
Giản thể晋州
Quận Bình Dương
Phồn thể平陽
Giản thể平阳

Lâm Phần (tiếng Trung: 临汾市, Hán Việt: Lâm Phần thị), là một địa cấp thị tại tỉnh Sơn Tây, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nó có diện tích 20.275 kilômét vuông (7.828 dặm vuông Anh),[2] và dân số 4,31 triệu người. Trong thời cổ, Lâm Phần được gọi là Bình Dương (平阳).

Các ngành công nghiệp chính của Lâm Phần là khai thác than đá, chế biến thực phẩm.

Một nghiên cứu của Viện Blacksmith cho thấy Lâm Phần là một trong mười nơi ô nhiễm nhất thế giới.[3]

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Lâm Phần nằm ở phía tây nam tỉnh Sơn Tây, trong khu vực hạ du sông Phần, tiếp giáp với Trường TrịTấn Thành ở phía đông, sông Hoàng Hà ở phía tây (cũng là ranh giới với tỉnh Thiểm Tây), Tấn TrungLữ Lương ở phía bắc, Vận Thành ở phía nam. Địa cấp thị này trải dài từ vĩ độ 35° 23′ B tới 36° 37′ B, với chiều rộng 170 kilômét (110 mi), và từ kinh độ 110° 22′ Đ tới 112° 34′ Đ, với chiều dài 200 km (120 mi). Diện tích của địa cấp thị là 20.275 kilômét vuông (7.828 dặm vuông Anh), chiếm 13% diện tích toàn tỉnh.[2]

Trong phạm vi ranh giới của mình, Lâm Phần có sự đa dạng về đặc trưng địa hình. Nó có hình dạng chữ "U", với các dãy núi chiếm 29,2% diện tích nằm ở cả bốn hướng chính, một bồn địa ở trung tâm là bồn địa Lâm Phần (临汾盆地) chiếm 19,4% diện tích, và các ngọn đồi nằm xen giữa chiếm 51,4% diện tích.[2] Ở phía đông theo chiều từ bắc xuống nam là Hoắc Sơn (霍山) và Trung Điều Sơn (中條山); ở phía tây là dãy núi Lữ Lương (呂梁山脈), với phần lớn các đỉnh núi cao trên 1.000 mét (3.300 ft). Điểm cao nhất trong địa cấp thị là đỉnh núi chính của Hoắc Sơn, cao 2.347 mét (7.700 ft), còn điểm thấp nhất nằm ở huyện Hương Ninh, cao 385 mét (1.263 ft). Các con sông quan trọng trong khu vực là Hoàng Hà, Phần, Hấn Thủy (昕水河), Thấm (沁河), Quái (浍河), Ngạc (鄂河) và Thanh Thủy (清水河).

Khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Lâm Phần có khí hậu lục địa bán khô cằn, chịu ảnh hưởng của gió mùa (Köppen BSk), với mùa đông hơi lạnh nhưng khô còn mùa hè thì nóng và hơi ẩm. Nhiệt độ trung bình 24h hàng tháng dao động từ −2,7 °C (27,1 °F) trong tháng 1 tới 26,1 °C (79,0 °F) trong tháng 7, và trung bình năm là 12,6 °C (54,7 °F). Lượng giáng thủy hàng năm ở mức 470 milimét (18,5 in), với khoảng 70% là mưa từ tháng 6 tới tháng 9. Khoảng thời gian không băng giá chiếm trung bình 190 ngày mỗi năm. Các mức nhiệt độ cực điểm dao động trong khoảng từ −22,5 °C (−8,5 °F) đến 40,5 °C (104,9 °F).

Dữ liệu khí hậu của Lâm Phần (1971−2000)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 13.8
(56.8)
21.5
(70.7)
28.8
(83.8)
35.0
(95.0)
38.4
(101.1)
39.7
(103.5)
40.5
(104.9)
39.2
(102.6)
38.4
(101.1)
32.5
(90.5)
25.0
(77.0)
15.5
(59.9)
40.5
(104.9)
Trung bình ngày tối đa °C (°F) 4.0
(39.2)
7.8
(46.0)
13.8
(56.8)
21.4
(70.5)
26.9
(80.4)
31.3
(88.3)
32.0
(89.6)
30.6
(87.1)
25.8
(78.4)
19.7
(67.5)
11.8
(53.2)
5.3
(41.5)
19.2
(66.6)
Trung bình ngày °C (°F) −2.7
(27.1)
1.0
(33.8)
7.0
(44.6)
14.3
(57.7)
19.7
(67.5)
24.4
(75.9)
26.1
(79.0)
24.8
(76.6)
19.4
(66.9)
12.8
(55.0)
5.0
(41.0)
−1.1
(30.0)
12.6
(54.7)
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) −8.2
(17.2)
−4.5
(23.9)
1.2
(34.2)
7.7
(45.9)
12.7
(54.9)
17.9
(64.2)
21.2
(70.2)
20.2
(68.4)
14.3
(57.7)
7.3
(45.1)
−0.3
(31.5)
−6.1
(21.0)
7.0
(44.5)
Thấp kỉ lục °C (°F) −22.5
(−8.5)
−23.1
(−9.6)
−10
(14)
−5
(23)
1.3
(34.3)
8.5
(47.3)
14.7
(58.5)
10.7
(51.3)
2.3
(36.1)
−5
(23)
−12.8
(9.0)
−17.6
(0.3)
−23.1
(−9.6)
Lượng Giáng thủy trung bình mm (inches) 3.3
(0.13)
5.4
(0.21)
16.8
(0.66)
26.2
(1.03)
37.2
(1.46)
55.2
(2.17)
119.2
(4.69)
91.1
(3.59)
57.0
(2.24)
36.8
(1.45)
15.6
(0.61)
4.7
(0.19)
468.5
(18.43)
Số ngày giáng thủy trung bình (≥ 0.1 mm) 2.2 2.8 4.6 5.6 6.4 8.8 12.0 10.0 8.6 6.4 3.8 2.0 73.2
Nguồn: Weather China

Các đơn vị hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa cấp thị Lâm Phần quản lý các đơn vị thị hạt khu (quận nội thành) và các huyện:

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 2010年临汾市第六次全国人口普查主要数据公报(Điều tra Dân số Quốc gia lần thứ sáu của CHND Trung Hoa) (bằng tiếng Trung). Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2012.[liên kết hỏng]
  2. ^ a b c “Geography of Linfen” (bằng tiếng Trung). Lifen People's Government. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2008.
  3. ^ World's Worst Polluted Places Lưu trữ 2006-11-03 tại Wayback Machine — by the Blacksmith Institute (truy cập ngày 1-4-2007)
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[ZHIHU]
[ZHIHU] "Bí kíp" trò chuyện để ghi điểm trong mắt bạn gái
Những cô gái có tính cách khác nhau thì thang điểm nói của bạn cũng sẽ khác
[Review] Socrates thân yêu – Cửu Nguyệt Hy
[Review] Socrates thân yêu – Cửu Nguyệt Hy
Thực sự sau khi đọc xong truyện này, mình chỉ muốn nam chính chết đi. Nếu ảnh chết đi, cái kết sẽ đẹp hơn biết mấy
Violet Evergarden Gaiden: Eien to Jidou Shuki Ningyou Vietsub
Violet Evergarden Gaiden: Eien to Jidou Shuki Ningyou Vietsub
Violet Evergarden Ngoại Truyện: Sự vĩnh cửu và Hình nhân Ghi chép Tự động
Đại cương chiến thuật bóng đá: Pressing và các khái niệm liên quan
Đại cương chiến thuật bóng đá: Pressing và các khái niệm liên quan
Cụm từ Pressing đã trở nên quá phổ biến trong thế giới bóng đá, đến mức nó còn lan sang các lĩnh vực khác và trở thành một cụm từ lóng được giới trẻ sử dụng để nói về việc gây áp lực