Quận Lê Chân trước đây là khu phố Lê Chân thuộc thành phố Hải Phòng.
Ngày 5 tháng 7 năm 1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 92-CP[1] về việc thành lập khu phố Lê Chân trên cơ sở khu phố Dư Hàng cũ; các tiểu khu: Trần Phú A, Trần Phú B, Trần Phú C, 5 tổ dân phố của tiểu khu Trần Phú II và các tiểu khu: Trưng Trắc, Trưng Nhị, Trương Hán Siêu, Mê Linh, Lê Chân, Trí Tri, Đông An, Cát Đài A, Cát Đài B, Các Đài C, Cát Cụt, Đặng Kim Nơ A, Đặng Kim Nơ B, Nguyễn Văn Tố, Hàng Gà thuộc khu phố Cầu Đất cũ; các tiểu khu: Ngô Quyền, Thống Nhất, Đông Hải, Cánh Gà, Chợ Hàng, 36B, Nhà Thơ, Ta Pi, Văn Minh, 163, Vinh Quang, Hòa Bình, Chợ Con, Thắng Lợi, Từ Vũ thuộc khu phố Hàng Kênh cũ.[2]
Ngày 3 tháng 1 tháng 1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 3-CP[5] về việc đổi khu phố Lê Chân thành quận Lê Chân.
Ngày 15 tháng 1 năm 1981, UBND TP. Hải Phòng ban hành Quyết định số 83/QĐ-UBND[6] về việc:
Đổi tên khu phố Lê Chân thành quận Lê Chân.
Thành lập 11 phường: An Biên, An Dương, Cát Dài, Đông Hải, Dư Hàng, Hàng Kênh, Hồ Nam, Lam Sơn, Mê Linh, Niệm Nghĩa, Trại Cau.
Quận Lê Chân có 11 phường: An Biên, An Dương, Cát Dài, Đông Hải, Dư Hàng, Hàng Kênh, Hồ Nam, Lam Sơn, Mê Linh, Niệm Nghĩa, Trại Cau.
Ngày 25 tháng 9 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 89-HĐBT[7] về việc chia phường An Dương và phường Lam Sơn thành 3 phường: An Dương, Lam Sơn, Trần Nguyên Hãn.
Ngày 20 tháng 12 năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 106/2002/NĐ-CP[8] về việc chuyển xã Dư Hàng Kênh và xã Vĩnh Niệm thuộc huyện An Hải về quận Lê Chân quản lý và đổi thành 2 phường có tên tương ứng.
Ngày 10 tháng 1 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 18/2004/NĐ-CP[9] về việc:
Chia phường Niệm Nghĩa thành phường Niệm Nghĩa và phường Nghĩa Xá.
Sáp nhập phường Mê Linh vào phường An Biên.
Ngày 5 tháng 4 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 54/2007/NĐ-CP[10] về việc chia phường Dư Hàng Kênh thành phường Dư Hàng Kênh và phường Kênh Dương.
Ngày 24 tháng 10 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1232/NQ-UBTVQH15[11] về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2023–2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2025). Theo đó:
Sáp nhập phường Lam Sơn và phường Cát Dài vào phường An Biên.
Sáp nhập phường Hồ Nam và phường Dư Hàng vào phường Trần Nguyên Hãn.
Sáp nhập phường Trại Cau và phường Đông Hải vào phường Hàng Kênh.
Sáp nhập phường Niệm Nghĩa và phường Nghĩa Xá vào phường An Dương.
Có diện tích canh tác nông nghiệp rất ít, diện tích đất tự nhiên nhỏ lại không có các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn, song quận Lê Chân lại là nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân luôn ở mức hai con số trong nhiều năm qua (25–31%/năm).
Không thể phủ nhận rằng “Mắt Biếc” với sự kết hợp của dàn diễn viên thực lực trong phim – đạo diễn Victor Vũ – nhạc sĩ Phan Mạnh Quỳnh cùng “cha đẻ” Nguyễn Nhật Ánh đã mang lại những phút giây đắt giá nhất khi xem tác phẩm này