Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. Bạn có thể giúp cải thiện trang này nếu có thể. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết.(Tháng 1/2023)
Dưới đây là danh sách những nhân vật tiêu biểu là những người đã sinh ra tại Hải Phòng, có quê quán (nguyên quán) ở Hải Phòng cũng như những người từ địa phương khác tới sinh sống và làm việc trong nhiều năm trên miền đất cửa biển.[1][2][3][4]
Ngoài ra, miền đất Hải Phòng đã được nhắc đến một cách gián tiếp trong những ghi chép của các nhà thám hiểm hàng hải phương Tây (sớm nhất là tác phẩm Voyages and Discoveries của William Dampier xuất bản năm 1688) thông qua hai địa danh là Batsha (còn được viết là Batsham, Batshaw) và Domea (nằm trong khu vực duyên hải giữa Đồ Sơn-Kiến Thụy-Tiên Lãng ngày nay, vốn thuộc đất Dương Kinh dưới triều Mạc ở thế kỷ 16). Hiện tượng thủy triều sđặc biệt ở Batsha[5] trong nhiều thế kỷ đã từng thu hút sự quan tâm của nhiều tên tuổi xuất chúng trong lịch sử khoa học như Edmond Halley, Isaac Newton, Pierre-Simon Laplace, Thomas Young...[6][7][8]
Lê Chân (? - 43) nữ tướng, giữ chức Chưởng quản binh quyền nội bộ dưới thời Hai Bà Trưng và là Thành hoàng của Hải Phòng
Lý Lệ Hà (李麗霞; ?-?) từng là người tình của Cựu hoàng Bảo Đại những năm 1940. Bà sinh tại Lạch Tray, Hải Phòng. Lý Lệ Hà cũng là người đạt danh hiệu hoa khôi đầu tiên của lịch sử Sắc Đẹp Việt Nam
Thiên Thụy (chữ Hán: 天瑞公主; ? – 16 tháng 12 năm 1308), là một công chúanhà Trần, con gái của Trần Thánh Tông. Theo thần tích, bà là người có công lớn trong việc khai khẩn đất hoang, lập điền trang trồng cấy lương thực, mở chợ cho dân buôn bán, quy tụ dân trong vùng đến làm ăn sinh sống, hình thành nên trang Nghi Dương (nay là xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng)
Người Kinh Tam Đảo (? - ?) là cộng đồng người Hải Phòng di cư từ Đồ Sơn sang Quảng Tây, Trung Quốc trong thế kỷ 16, khai mở và xây dựng một cộng đồng người Kinh tại Trung Hoa với các văn hóa tín ngưỡng của người Việt
Đào Nhuận (? - ?) là danh tướng của Ngô Quyền, là người có công lớn, góp phần vào chiến thắng Bạch Đằng năm 938. Ông sinh ra và lớn lên tại làng Gia Viên (làng Cấm).
Đào Văn Lôi (987 - ?) Danh tướng thời Lý năm 24 tuổi đỗ đầu ở kinh đô, được cho vào làm ở Hàn Lâm Viện, rồi phong làm Phủ Úy Sơn Tây, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang. Hiện ông được thờ ở Đình Vân Tra
Đào Trọng Kỳ (1839-1914) là một đại thần nhà Nguyễn. Ông là người có công tổ chức đào sông Chanh Dương, một công trình thủy lợi quan trọng của huyện Vĩnh Bảo.
Mạc Cảnh Huống tướng của Nguyễn Hoàng, công thần khai quốc triều chúa Nguyễn, em của Khiêm vương Mạc Kính Điển
Mạc Thị Giai (chữ Hán: 孝文皇后; 1578 - 1630), hay Hiếu Văn hoàng hậu hoặc Huy Cung Từ Thận Thuận phi (徽恭慈慎順妃), nguyên là Chính thất của chúa Nguyễn Phúc Nguyên, thân mẫu của chúa Nguyễn Phúc Lan. Theo các câu chuyện dân gian, bà được dân chúng tôn làm Bà tổ bếp hay bà tổ của nghề nấu ăn đất phương Nam.
Chiêu Hoa Công chúa (??-??) là công chúanhà Trần trong lịch sử Việt Nam, được biết đến qua các tư liệu thần phả và giai thoại, không có trong sử sách chính thống. Công chúa Chiêu Hoa cùng chồng là Cao Toàn là đôi vợ chồng có công khai phá đất đai vùng núi Đào Lĩnh lập nên xã Phù Liễn (nay thuộc quận Kiến An, thành phố Hải Phòng)
Công chúa Chiêu Chinh (1258 – 1314) là nhân vật thời Trần trong lịch sử Việt Nam, được biết đến qua các tư liệu thần phả và giai thoại, không có trong sử sách chính thống
Nguyễn Đình Thân (1552-1633), tướng chúa Nguyễn, tước Đô Thắng hầu, thủy tổ của dòng họ Nguyễn Khoa nổi tiếng ở đất Thuận Quảng
Nguyễn Khoa Đăng quan triều chúa Nguyễn (nguyên quán ở làng Trạm Bạc, xã Lê Lợi, huyện An Dương, Hải Phòng)
Nguyễn Khoa Chiêm quan triều chúa Nguyễn (nguyên quán ở làng Trạm Bạc, xã Lê Lợi, huyện An Dương, Hải Phòng)
Nguyễn Đức Cảnh (1908 - 1932) nhà cách mạng, hoạt động cách mạng và hy sinh ở Hải Phòng (quê gốc Thái Bình)
Tô Hiệu (1912 - 1944) nhà hoạt động cách mạng, nguyên Bí thư Thành uỷ Hải Phòng (quê gốc Hưng Yên)
Lê Thành Dương (1926 - 1999) nhà hoạt động cách mạng, Bí thư Quận Ngô Quyền, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hải Phòng, Trưởng đoàn Chuyên gia Congpongxom (Campuchia).
Bùi Đình Đổng (1911 - 1973) nhà hoạt động cách mạng, nguyên Chủ sự Ty Liêm phóng Hải Phòng năm 1945, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Giám đốc kỳ cựu của Nhà máy Xi măng Hải phòng.
Hoàng Mậu (1907 - 1990) là nhà hoạt động cách mạng, Bí thư Thành ủy Hải phòng thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Vũ Quốc Uy (1920 - 1994) là nhà hoạt động cách mạng, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hải phòng tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Ủy ban Cách mạng lâm thời năm 1945, Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hải phòng năm 1946 và năm 1955.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành chính Thành phố Hải phòng năm 1946, Ủy viên Ủy ban Kháng chiến Hành chính Hải Phòng.
Lê Quang Tuấn là nhà hoạt động cách mạng, Bí thư Thành ủy Hải phòng thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Trần Đông (1925 – 2013), tên thật là Bùi Thuyên, là nhà hoạt động cách mạng Việt Nam
Nguyễn Năng Hách là nhà hoạt động cách mạng, Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Hải dương, Khu ủy viên Khu Tả ngạn, Chủ tịch Ủy ban hành chính Khu Tả ngạn, Bí thư Thành ủy Hải phòng thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Đặng Văn Minh tức Trần Kiên là nhà hoạt động cách mạng, Bí thư tỉnh ủy Kiến An thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hải phòng những năm 60, Bí thư Thành ủy Hải phòng thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Lê Quốc Thân nhà hoạt động cách mạng, Bí thư tỉnh ủy Kiến An thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Thứ trưởng Bộ Công an, Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
Đỗ Chính nhà hoạt động cách mạng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP sau năm 1975, Bộ trưởng Bộ Hải sản.
Đặng Toàn Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hải phòng, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.
Nguyễn Hồng Cẩn nguyên Phó Bí thư tỉnh ủy Kiến An trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nguyên Chính ủy Trung đoàn 550, Tham mưu phó Quân khu Tả ngạn. Giám đốc Sở Công nghiệp, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng năm 1968 - 1974. Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản kiêm Tổng Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Seaprodex.
Lương Khánh Thiện nguyên Bí thư Thành uỷ Hải Phòng thời kỳ tiền khởi nghĩa
Tô Quang Đẩu nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Kiến An
Lê Quang Đạo nguyên Bí thư Thành uỷ Hải Phòng năm 1945.
Tô Duy nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Thành phố Hải Phòng
Hoàng Hữu Nhân nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng
Lê Đức Thịnh nguyên Phó Bí thư Thành uỷ Hải Phòng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố, Bộ trưởng Bộ Nội thương, Trưởng ban Tài chính - Quản trị Trung ương
Bùi Quang Tạo nguyên Bí thư Thành uỷ Hải Phòng cuối thập niên 70, Bộ trưởng Bộ Xây dựng
Trần Đông nguyên Bí thư Thành uỷ Hải Phòng năm 1977 - 1979, Giám đốc Công an Hải phòng 16 năm.
Đỗ Quế Lượng nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hải Phòng, Quyền Thống đốc Ngân hàng Nhà nước năm 1997.
Nguyễn Bá Phát Thiếu tướng Hải quân, Thứ trưởng Bộ Hải sản, Bí thư Đảng đoàn Bộ.
Nguyễn Duy Thái (1914-1995), là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng, nguyên Tổng Giám đốc các xưởng Quân giới, Cục phó rồi Cục trưởng Cục Quân giới, Cục trưởng Cục Quản lý Công nghiệp trực thuộc Tổng cục Hậu cần
Hoàng Ngân (1921 - 1949) nhà hoạt động cách mạng, Bí thư Trung ương Hội Phụ nữ cứu quốc Việt Nam
Nguyễn Thế Bôn (1926-2009), bí danh Thế Hoan, là một sĩ quan cấp cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa V, nguyên Phó Tổng Tham mưu trưởng (1982-1997), nguyên Chủ tịch Hội Người khuyết tật Việt Nam
Nguyễn Duy Hạc (1925-1996) là Thiếu tướng Công an Nhân dân Việt Nam, từng làm nhiều điệp vụ gián điệp và phản gián trong hai cuộc chiến tranh.
Đặng Kinh, tên thật là Đặng Văn Rợp, sinh 1922, ở dưới chân núi Giang, nay thuộc Quán Trứ, Kiến An, Hải Phòng, Trung tướng, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam.
Mai Năng, tên thật là Tạ Xuân Thiều, Thiếu tướng Tư lệnh Bộ đội Đặc công 1993-1997, anh hùng lục lượng vũ trang nhân dân, dũng sĩ Cát Bi, sinh năm 1933 quê ở Ngũ Phúc - Kiến Thụy
Lê Văn Thành (1962 -) chính khách người Hải Phòng, quê xã Tân Liên, Vĩnh Bảo, Hải Phòng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng khóa 2015-2020, Phó thủ tướng Chính phủ 2021-2026
Nhữ Văn Lan (1443-1523) là nhà khoa bảng và quan triều Lê sơ trong lịch sử Việt Nam. Ông thi đậu Tiến sĩ (1463) và làm quan dưới triều Lê Thánh Tông, thời kỳ được coi là thịnh trị nhất của nhà Lê sơ cũng như lịch sử phong kiến Việt Nam. Trong 40 năm làm quan dưới triều Lê, chức vụ cao nhất ông từng đảm nhiệm là Thượng thư bộ Hộ.
Phạm Đức Khản, quê xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo. Đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) khoa Mậu Thìn (1448). Làm quan đến chức Tả thị lang. TS khai khoa của Hải Phòng.
Nguyễn Sư Khanh (1566 - ?), quê xã Tam Đa, huyện Vĩnh Bảo, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân khoa Nhâm Thìn (1592) đời Mạc Mậu Hợp. Làm quan đến chức Đô cấp sự trung Hình khoa.
Hải Triều nhà báo (nguyên quán ở làng Trạm Bạc, xã Lê Lợi, huyện An Dương, Hải Phòng)
Đặng Lương Mô (1936 -) nhà khoa học vi mạch, người sáng lập ra trung tâm ICDREC, đặt nền móng cho ngành nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch ở Việt Nam
Đồng Quốc Bình- Liệt sĩ Hải Quân- Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng đã quyết định đặt tên anh cho một phường thuộc quận Ngô Quyền nội thành. Tên anh được ghi trong sách Nhân vật lịch sử Hải Phòng tập III do Thư viện Hải Phòng tổ chức biên soạn. Nhà xuất bản Hải Phòng ấn hành năm 2006.
Đoàn Mậu (?-?), người xã Kim Côn huyện An Lão (nay thuộc xã Chiến Thắng, huyện An Lão, Tp. Hải Phòng. Ông đỗ Đệ tam giáp, đồng Tiến sĩ xuất thân Khoa Ất Mùi, niên hiệu Hồng Đức thứ 6 năm 1475.
Trần Bảng (1 tháng 10 năm 1926) là đạo diễn, soạn giả và nhà nghiên cứu chèo. Ông được nhận Giải thưởng Nhà nước đợt II (2001) và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật đợt 5 (2017), ông là cha của đạo diễn, diễn viên Trần Lực
Lê Khắc Cẩn (1833 - 1870) (chữ Hán: 黎克謹) người làng Hạnh Thị (thuộc huyện An Lão, Hải Phòng ngày nay) đỗ Hoàng giáp khoa Nhâm Tuất (1862) và từng đảm nhiệm nhiều chức vụ dưới triều Tự Đức.
Hoàng Công Khanh (1922 – 2010), tên thật là Đoàn Xuân Kiều – một nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam. Ông sinh ở Kiến An, Hải Phòng. Hoàng Công Khanh được biết đến nhiều bởi các tác phẩm văn học và kịch nói lịch sử, dã sử
Lữ Liên (1920-2012) là một nhạc sĩ người Việt danh tiếng tại Việt Nam trước 1975. Ông là thành viên của những ban nhạc nổi tiếng như Thăng Long và AVT. Bảy người con của ông đều nối nghiệp âm nhạc của bố, trong đó có ca sĩ Tuấn Ngọc
Hoài An (1929 - 2012) tên thật là Nguyễn Đắc Tịnh, là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng. Ông còn có một nghệ danh khác là Trang Dũng Phương
Huyền Linh (1927 - 2007) là một nhạc sĩ, nghệ sĩ cải lương người Việt Nam, đồng tác giả với Hoài An một số ca khúc.
Họa sĩ Mai Trung Thứ hay Mai Thứ (1906-1980) là con của tổng đốc Bắc Ninh Mai Trung Cát quê làng Do Nha, huyện An Dương, Hải Phòng là họa sĩ nổi tiếng của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20
Mai Ngữ (1923 -2005) là một nhà văn, nhà báo của ngành Quân đội nhân dân Việt Nam. Tác phẩm Chuyện như đùa (1988) của ông đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng mạnh đến nỗi nó được coi như một thiên truyện Những người thích đùa của Việt Nam sau tác phẩm nổi tiếng thế giới của nhà văn Azit Nesin. Ông là cháu của họa sĩ Mai Trung Thứ
Vũ Ánh (1941-2014) cựu chủ bút Nhật báo Người Việt, sinh tại Kiến An, Hải Phòng. Trưởng thành và sống tại miền Nam Việt Nam trước 1975. Định cư và qua đời tại Hoa Kỳ
Lưu Yên (1930-2013) họa sĩ người Hải Phòng sinh tại An Dương, Hải Phòng, nổi tiếng với nhiều tác phẩm tiêu biểu cho nền Mỹ thuật Việt Nam hiện đại
Nguyễn Đình Nghi (1928 - 2001) đạo diễn sân khấu, Nghệ sĩ Nhân dân, con trai của nhà thơ Thế Lữ
Bùi Ngọc Tấn (1934-2014) nhà văn nổi tiếng người Hải Phòng, sinh tại Thủy Nguyên, nổi tiếng với tập chuyện Chuyện kể năm 2000
Vũ Ngọc Quang (1940-2013) nhạc sĩ nổi tiếng dòng nhạc dân gian và hàn lâm, hội viên Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, là nhạc sĩ sáng tác và chỉ huy dàn nhạc Đoàn Ca Múa Hải Phòng
Dư Thị Hoàn (1947 -) nhà thơ người Hải Phòng nổi tiếng cuối thập niên 80 hiện sinh sống tại Đà Lạt, chồng bà là thi sĩ Trịnh Hoài Giang, con trai cả của bà là nghệ sĩ guitar Trịnh Thi Giang
Đoàn Lê (1943 - 2017), còn có bút danh Hạ Thảo, tên thật là Đoàn Thị Lê, là một nhà văn, họa sĩ, diễn viên, nhà biên kịch, đạo diễn người Việt Nam. Bà nguyên là Giám đốc Trung tâm Văn hóa nghệ thuật thành phố Hải Phòng
Duy Thái (1954 -) nhạc sĩ, trưởng đoàn ca múa nhạc Hải Phòng, nổi tiếng đầu thập niên 90 với các ca khúc nhạc nhẹ như Lời của gió, Hãy đến với em, Tìm tên anh trên bờ cát,...
Nguyễn Đình Tú (1974 -) nhà văn sinh tại Kiến An, được biết đến với nhiều tác phẩm văn học hiện thực, trong đó nổi tiếng với cuốn "Phiên bản" năm 2009 kể về cuộc đời trùm xã hội đen Dung Hà
Lê Mai (1938 -) diễn viên điện ảnh, truyền hình, Nghệ sĩ ưu tú, con của nhà thơ Lê Đại Thanh, vợ của NSND Trần Tiến
Bùi Quang Thái (1937 - 2019) diễn viên điện ảnh, sân khấu, nghệ sĩ ưu tú nổi tiếng với vai diễn Tư Chung - ông trùm tình báo trong Biệt động Sài Gòn, đây là một trong những vai diễn điện ảnh tiêu biểu của nghệ sĩ Quang Thái trong mấy chục năm sự nghiệp.
Châu Hà (1935 - 2021) là một nữ ca sĩ tiền chiến trước năm 1975, nổi tiếng với các ca khúc của nhạc sĩ Văn Phụng. Ngoài ra, bà còn được biết đến như là vợ của nhạc sĩ tiền chiến này
Phạm Thị Ngà (1931 – 2015) nổi tiếng với nghệ danh Mộc Lan, là một nữ ca sĩ nhạc tiền chiến người Hải Phòng. Bà cùng với nhạc sĩ Châu Kỳ từng là đôi song ca nổi tiếng trong làng âm nhạc trước năm 1975.
Ánh Tuyết (1935 - 2017) ca sĩ người Hải Phòng tên thật Hoàng Bạch Tuyết, được xem là giọng ca nổi tiếng nhất trên đài phát thanh đất Cảng thập niên 1950, thành viên ban nhạc Lửa Hồng Hải Phòng
Thúy Nga (1936 - 2010) ca sĩ kiêm nhạc công accordion người Hải Phòng nổi tiếng trước năm 1975, bà cũng được biết đến là vợ của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ
Lệ Thu (1943 - 2021) ca sĩ nổi tiếng thập niên 70 tại miền nam Việt Nam
Giang Tử (1944–2014) là một ca sĩ Việt Nam nổi tiếng từ trước năm 1975. Khi còn sống, Giang Tử từng chia sẻ, hai người quan trọng ảnh hưởng đến sự nghiệp ca hát của ông là nhạc sĩ Y Vân và ca sĩ Duy Trác.
Thẩm Thúy Hằng (1940 - 2022) diễn viên điện ảnh, Nghệ sĩ ưu tú, được xem là ngôi sao sáng nhất của nền điện ảnh thương mại Việt Nam thế kỷ 20
Robert Hải (1940 - 2000) ông tên thật là Trần Hữu Hải, diễn viên điện ảnh người Hải Phòng nổi tiếng với nhiều vai diễn phản diện trong thập niên 80 và đầu thập niên 90. Ông qua đời tại Sài Gòn năm 2000.
Trà Giang (1942 -) diễn viên điện ảnh, Nghệ sĩ Nhân dân (quê gốc Quảng Ngãi, sống và học tập trong những năm niên thiếu ở Hải Phòng)
Ngọc Sơn (1968 -) ca sĩ (quê gốc Quảng Nam, sinh tại Đồ Sơn), nổi tiếng đầu thập niên 90 với tên gọi "Ông hoàng nhạc sến" cùng các ca khúc tự sáng tác như "Lòng mẹ", "Vầng trăng cô đơn"
Quỳnh Liên (1960 -) ca sĩ, Nghệ sĩ ưu tú, nổi tiếng trong thập niên 70 và 80 với tên gọi "Chim sơn ca Đất Cảng". Bà từng là nghệ sĩ - chiến sĩ của đoàn nghệ thuật Công an vũ trang (nay là Bộ đội biên phòng). Bà hiện định cư cùng gia đình tại Sài Gòn từ năm 1991.
Diệu Thuần (1957 -) diễn viên, nghệ sĩ ưu tú sinh tại Cát Hải, Hải Phòng, từng đoạt giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất LHP Việt Nam lần thứ 6 năm 1986 cho phim "Ngày ấy bên sông Lam". Bà nổi tiếng với các vai phụ nữ đôn hậu, đức hạnh, đằm thắm, dịu dàng. Bà định cư tại Hà Nội.
Tố Uyên (1963 -) ca sĩ thuộc dòng nhạc truyền thống và dân gian, nghệ sĩ ưu tú, sinh tại An Lão, Hải Phòng từng công tác tài Đoàn văn công Quân khu III, nổi tiếng năm 1985 khi xuất sắc giành giải nhất tại Cuộc thi đơn ca toàn quốc với bài hát văn "Vịnh Hương Sơn". Hiện chị công tác tại nhà hát ca múa nhạc Việt Nam ở Hà Nội.
Dương Liễu (1963 -) ca sĩ thuộc Đoàn ca múa nhạc Hải Phòng, từng công tác tại Xí nghiệp Liên Hiệp Thủy Sản Hải Phòng, nổi tiếng khi thể hiện thành công nhiều ca khúc viết về thành phố Hải Phòng như Về lại Hải Phòng, Một chiều Hải Phòng, Hải Phòng tuổi thơ tôi trong thập niên 90. Hiện chị sống và hoạt động tại Hải Phòng.
Lệ Thu tên thật Quản Hoài Thu sinh năm 1954 tại Hải Phòng. Bà là diễn viên nổi tiếng trong thập niên 90 với các vai phụ nữ cay độc, chua ngoa, đanh đá. Vai diễn của bà trong Những ngọn nến trong đêm được khán giả nhớ đến nhiều nhất. Bà được phong tặng Nghệ sĩ ưu tú cùng chồng là NSƯT Trần Tường. Bà hiện sống tại ngõ Đồng Bún, Lê Chân, Hải Phòng.
Phạm Lâm Phương (1969 -) ca sĩ thuộc Đoàn ca múa nhạc Hải Phòng, nổi tiếng từ cuộc thi Sao Mai - Tiếng hát truyền hình toàn quốc năm 1997, cô đạt giải nhì với bài Chảy đi sông ơi của nhạc sĩ Phó Đức Phương.
Nguyễn Quang Minh (1971 -) ca sĩ thuộc dòng nhạc trữ tình, bolero, anh từng đoạt giải ba Tình Bolero hoan ca năm 2017, anh trai ca sĩ Thu Phương
Phạm Cường (1965 -) diễn viên điện ảnh và truyền hình nổi tiếng người Hải Phòng, đạo diễn, Nghệ sĩ ưu tú, giám đốc Nhà hát kịch Quân đội, chồng của diễn viên NSƯT Thu Quế. Sinh tại Kiến Thụy, Hải Phòng, đoạt một giải Cánh diều Vàng 2010
Phạm Minh Nguyệt (1976 -) diễn viên người Hải Phòng nổi tiếng với vai Biển trong phim Sóng ở đáy sông năm 2000 và nhiều phim truyền hình khác.
Trần Thị Hoàng Mai (1976 -) diễn viên chèo nổi tiếng thuộc Đoàn Chèo Hải Phòng, đoạt giải ba tài năng Liên hoan sân khấu chèo toàn quốc năm 2005, hiện là giám đốc Sở văn hóa và thể thao thành phố Hải Phòng, ngoài diễn chèo Hoàng Mai còn tham gia một số phim truyền hình trong thập niên 2000
Quang Thắng (1968 -) diễn viên hài, thuộc Đoàn kịch nói Hải Phòng, nổi tiếng với nhiều vai diễn trên chương trình Gặp nhau cuối tuần và các chương trình hài của VTV
Phương Anh (1982 -) ca sĩ nổi tiếng từ chương trình Sao mai điểm hẹn 2004, top 5 với danh hiệu Á quân, thuộc biên chế của Đoàn nghệ thuật quân chủng Hải quân (Hải Phòng)
Duy Mạnh (1975 -) ca sĩ người Hải Phòng thuộc dòng nhạc trẻ hiện sinh sống tại Sài Gòn, nổi tiếng năm 2005 với cd đầu tay
Ngô Tiến Dũng (1984 -) ca sĩ thuộc dòng nhạc trẻ, nổi tiếng khi tham gia ban nhạc The Men
Lưu Việt Hùng (1983 -) nam ca sĩ thuộc dòng nhạc trẻ, đạt giải Nhì cuộc thi Tìm kiếm ngôi sao Close-Up toàn quốc năm 2002, cựu thành viên nhóm tam ca nam Giao Thời, nổi tiếng với album "Chuyện tình Hoàng tử đại dương" năm 2005, định cư tại Hoa Kỳ.
Nhung Kate tên thật Dương Hồng Nhung (1989 -) diễn viên điện ảnh tốt nghiệp Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội, đoạt giải thưởng Giải Nhất cuộc thi Diễn viên Điện ảnh Truyền hình Việt Nam lần thứ nhất và có vai diễn đầu tay là Thảo trong phim Bà nội không ăn pizza năm 2010
Nguyễn Huy Quyết (1989 -) ca sĩ đoạt Giải ba Sao Mai Tiếng hát truyền hình toàn quốc năm 2011
Bùi Minh Hạnh (2003 -) ca sĩ đoạt giải Nhất cuộc thi Đồ Rê Mí 2011
Lưu Hiền Trinh (1991 -) ca sĩ đoạt giải Nhất cuộc thi Tiếng hát truyền hình TP.HCM 2012, cựu trưởng nhóm nhạc nữ S-Girls
Phi Huyền Trang (1988 -) diễn viên hài, nổi tiếng với vai nữ chính "Thánh nữ Mì Gõ" trong series phim hài "Ghiền Mì Gõ" năm 2015-2019, cựu sinh viên khoa Du lịch văn hóa tại trường Đại học Hải Phòng
ICD tên thật Phạm Ngọc Huy (1996 -) ca sĩ nhạc rap người Hải Phòng, nổi tiếng khi giành Quán quân cuộc thi King of Rap năm 2020, thành viên tổ chức rap 7 Lồng Đèn Hải Phòng
Lưu Quang Minh (1950 -) PGS, NSƯT, nhạc công Accordion, nguyên là chủ nhiệm khoa Accordion- Guitar - Jazz, và Phó giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Là một giáo sư đầu ngành,anh đã tham gia biểu diễn và đào tạo nhiều thế hệ nghệ sỹ Accordion và nhạc Jazz tài năng cho đất nước.
Trần Tuấn Hùng (1974 -) nhạc công guitar, đồng sáng lập ban nhạc rock Bức Tường
Trịnh Thy San (1999 -) nhạc công guitar người Hải Phòng, đoạt Á Quân Ban nhạc Việt 2017 và Quán quân “Tài năng trẻ guitar điện trực tuyến Yamaha 2018", thành viên ban nhạc Jazz Glory
Trịnh Lam Sa (2005 -) nhạc công guitar người Hải Phòng, đoạt Quán quân “Tài năng trẻ guitar điện trực tuyến Yamaha 2018", thành viên ban nhạc Gà Con Hải Phòng
Lê Chức (1947 -) NSƯT Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, đạo diễn sân khấu, từng nhiều năm gắn bó với Đoàn kịch nói Hải Phòng, em trai Lê Mai
Văn Lượng (1957 -) đạo diễn, nghệ sĩ ưu tú. Ông được biết đến nhiều qua các bộ phim truyền hình "Mụ Lẫm", "Con Vá", "Nước mắt của biển" (12 tập), "Chuyện tình đảo Cát" (12 tập), " Con mắt bão" (Phần I-15 tập, phần II-30 tập).
Vũ Văn Tư (1938 - 2015) là một danh thủ bóng đá của đội Câu lạc bộ bóng đá Hải Phòng. Ông là huấn luyện viên của đội Công Nhân Quảng Nam - Đà Nẵng và là huấn luyện viên dẫn dắt đội tuyển Việt Nam tham dự SEA Games 16.
Nguyễn Sỹ Hiển (1944 -) là một danh thủ bóng đá,ông được bổ nhiệm là huấn luyện viên trưởng của Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam năm 1991.
Quang Huy (1980 -) nhạc sĩ, nhà sản xuất thu âm, đạo diễn phim người Việt Nam và là người sáng lập công ty giải trí Wepro, sinh ra trong một gia đình làm nghệ thuật ở thành phố Hải Phòng, lớn lên và thành danh khi chuyển vào Sài Gòn.
Đinh Hồng Sơn được biết đến là một nữ huấn luyện viên người Hải Phòng đào tạo người mẫu và thí sinh tham gia các cuộc thi sắc đẹp (hoa hậu) hàng đầu tại Việt Nam
Vũ Tuyết Oanh (1968 -), kiện tướng TDDC, từng huấn luyện đội tuyển sport aerobic VN giành thành tích cao trong khu vực và thế giới. Hiện là Trưởng phòng Thể thao thành tích cao Trung tâm TDTT Hải Phòng.
Nguyễn Thị Thanh Thúy (1970 -) HLV trưởng đội tuyển thể dục dụng cụ (TDDC) quốc gia, thành tích huấn luyện HCĐ Thể dục dụng cụ Thế giới 2011.
Nguyễn Quang Thịnh (danh hiệu Siêu mẫu ăn ảnh cuộc thi Siêu mẫu Việt Nam 2008, giải Người mẫu triển vọng năm 2008, giải 4 Manhunt Vietnam 2006 và giải nhì Thí sinh được yêu thích nhất Manhunt International 2008)
Điếu Cày (1952 -) một blogger, người bất đồng chính kiến người Hải Phòng, đã bị nhà nước truy tố tội trốn lậu thuế và tội "phổ biến thông tin cùng các tài liệu chống nhà nước". Việc giam tù ông đã bị nhiều Tổ chức Nhân quyền quốc tế phản đối, và tổ chức Ân xá Quốc tế coi ông là một tù nhân lương tâm. Từ tháng 10 năm 2014, ông sống và hoạt động tại Hoa Kỳ.
Dung Hà (1965 - 2000), là một trùm xã hội đen ở Việt Nam, sinh ra và lớn lên tại phố Trạng Trình, Hải Phòng. Từ một dân giang hồ vặt trên hè phố, Dung Hà đã từng đạt địa vị cao trong giới xã hội đen Việt Nam ở đất Cảng Hải Phòng. Vào rạng sáng ngày 2 tháng 10 năm 2000, Hải 'bánh' theo lệnh của trùm xã hội đen Năm Cam đã chỉ đạo Hưng 'phi nhon' bắn chết Dung 'Hà' ngay trên đường Bùi Thị Xuân tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện này đã khởi đầu chuyên án Z5.01 - chuyên án điều tra hoạt động phạm tội của Năm Cam. Cuộc đời của Dung 'Hà' được lấy làm cảm hứng cho phim Hương Ga của đạo diễn Ngô Quốc Cường công chiếu năm 2014
Đoàn Văn Vươn (1963 -) một nông dân Hải Phòng nổi tiếng khi là nhân vật chính trong vụ xung đột đất đai hay còn gọi là Vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng năm 2012, ông bị kết án 5 năm tù vì hành vi chống người thi hành công vụ và cố ý gây thương tích, năm 2015 sau 3 năm ông được mãn hạn tù và trở về quê hương đòi lại công lý cho mình. Hiện tại, Đoàn Văn Vươn đã trở lại cuộc sống bình thường trên mảnh đất của cha ông và ông cũng mở thêm cửa hàng hải sản Vườn Biển ở Hải Phòng và Hà Nội.
Phạm Thanh Nghiên (1977 -) một blogger, người bất đồng chính kiến người Hải Phòng, đã bị nhà nước truy tố tội "phổ biến thông tin cùng các tài liệu chống nhà nước". Cô bị án tù 4 năm vì biểu tình chống Trung Quốc và giúp đỡ bà con ngư dân bị Trung Quốc bắn giết ở Biển Đông. Cô lấy chồng là Huỳnh Anh Tú, một cựu tù chính trị tại Sài Gòn.
Nguyễn Đức Nghĩa (1984 - 2014) một tử tù người Hải Phòng, sinh ra và lớn lên tại Kiến An, Hải Phòng, nổi tiếng khi là hung thủ chính trong "Vụ kỳ án Xác chết không đầu" năm 2010, Nghĩa bị xử tử hình bằng cách tiêm thuốc độc năm 2014, bố Nghĩa đã mất vì tai nạn giao thông, hiện mẹ Nghĩa sống với chị gái Nghĩa tại Hà Nội cùng người con trai của Nghĩa có được nhờ thụ tinh nhân tạo.
Nguyễn Mạnh Dũng (1981 -) một cựu thủ môn bóng đá người Hải Phòng, nổi tiếng khi bị liên đoàn bóng đá cấm thi đấu vĩnh viễn năm 2014 và nhận án tù treo 27 tháng vì cá độ bóng đá và bán độ năm 2014. Mạnh Dũng hiện sinh sống cùng vợ con tại Hải Phòng sau nhiều năm kinh doanh tại Sài Gòn.
Vũ Hoàng Anh Ngọc (1994 -) một nữ tội phạm người Hải Phòng, nổi tiếng khi là mắt xích quan trọng nhất trong vụ án ma túy năm 2017 hay Chuyên án 516E, được đánh giá là vụ án ma túy lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay. Anh Ngọc (nick name Ngọc Miu) nhận bản án cuối cùng 16 năm tù giam đã có xem xét tình tiết giảm nhẹ.
Dương Tự Trọng (1962 -) cựu phó giám đốc Công An TP Hải Phòng, nổi tiếng năm 2012 khi ông Trọng đã tổ chức vụ bỏ trốn ra nước ngoài nhằm giúp anh trai của mình là ông Dương Chí Dũng, cựu cục trưởng Cục Hàng Hải (đã bị tuyên án tử hình) thoát tội. Năm 2014, ông Trọng bị TANDTC tuyên án 16 năm tù vì tội "tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài". Ông còn lĩnh thêm 15 tháng tù vì tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Tháng 2 năm 2021, do cải tạo tốt ông Trọng đã được ân xá sau 8 năm, ông hiện sống cùng mẹ, vợ và các con tại căn nhà ở quận Dương Kinh, Hải Phòng.
Vũ Huy Hoàng (1953 -) cựu Bộ trưởng bộ Công thương sinh tại An Lão, bị truy tố vì tội "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" sau khi xác định ông Hoàng giữ vai trò chính về những sai phạm tại khu đất số 2-4-6 Hai Bà Trưng, Quận 1, TPHCM. Ông bị tòa tuyên phạt 11 năm tù giam. Trước đó ông Hoàng đã bị kỷ luật trong quá trình tại chức tại Bộ Công Thương.
^Trước năm 1975, tại Sài Gòn, chính quyền Sài Gòn có tổ chức cuộc thi Hoa Hậu hội trợ giải trí Sài Gòn năm 1957, hai chị em người Hải Phòng là Vũ Thị Minh Thư (em) và Vũ Thị Minh Tâm (chị) lần lượt giành các danh hiệu cao nhất cuộc thi là Hoa Hậu và Á Hậu 2, trao giải đầu năm 1958[9]
^Các tư liệu ghi chép của những nhà hàng hải châu Âu từng đến Đàng Ngoài cũng như tài liệu khoa học phương Tây đều cho rằng Batsha có vai trò như một bến cảng (tên gọi trong tiếng Anh là port hay habour). Người phương Tây đầu tiên có những ghi chép về hiện tượng thủy triều đặc biệt ở Batsha là Francis Davenport, một nhân viên thuộc Công ty Đông Ấn Anh Quốc. Những ghi chép của Davenport vào khoảng năm 1678, sau đó đã được gửi về nước Anh và đến tay Edmond Halley rồi Halley lại cung cấp những dữ liệu đó cho Isaac Newton trong quá trình Newton hoàn thành tác phẩm Philosophiæ Naturalis Principia Mathematica (Các nguyên lý toán học của triết học tự nhiên) vào năm 1687. Sau Francis Davenport khoảng 10 năm, nhà hàng hải người Anh William Dampier vào năm 1688 là người phương Tây thứ hai có những mô tả chi tiết về ví trí địa lý của Batsha. Hầu hết các nhà nghiên cứu có liên quan như David E. Cartwright, J.D. Mollon, Nguyễn Quang Ngọc, Ngô Đăng Lợi, Trần Phương, Đỗ Thị Thùy Lan và Vũ Đường Luân đều chung quan điểm rằng vị trí địa lý của Batsha thuộc khu vực duyên hải Hải Phòng ngày nay. Tuy nhiên vị trí chính xác của Batsha vẫn tồn tại những tranh luận chưa kết thúc. Nhà nghiên cứu David E. Cartwright (Thành viên Hội Hoàng gia Anh Quốc - Fellow of the Royal Society, F.R.S.) và nhà sử học Ngô Đăng Lợi (Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Hải Phòng) có chung quan điểm là Batsha thuộc khu vực Đồ Sơn - Kiến Thụy ngày nay. Trong khi đó, GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc (Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển) có quan điểm cho rằng Batsha thuộc thôn Phương Đôi, xã Tiến Minh, huyện Tiên Lãng ngày nay. Có không ít lý do giải thích cho việc những địa danh như Batsha hay Domea đã được những nhà nghiên cứu khoa học phương Tây lưu tâm suốt nhiều thế kỷ trong khi gần như không có nhà nghiên cứu Việt Nam nào đi sâu tìm hiểu cho đến tận những năm đầu thế kỷ 21. Một trong những lý do dễ được chấp nhận là Batsha hay Domea có vai trò quan trọng với người phương Tây (chủ yếu là các thương nhân và nhà truyền giáo) hơn nhiều so với người Việt Nam vì đây là các điểm khởi đầu trên tuyến đường thương mại của người châu Âu ở xứ Đàng Ngoài (Tonkin, Tonquin) trong thế kỷ 17. Một lý do nữa là Batsha hay Domea chưa phải là những cảng thị hay trung tâm giao thương chính thức, đông đúc như Kẻ Chợ (Thăng Long) và Phố Hiến ở Đàng Ngoài nên với người Việt Nam, chúng gần như không được ghi chép lại trong các văn thư và bị lãng quên theo thời gian.
^Isaac Newton trong tác phẩm khoa học kinh điển Philosophiæ Naturalis Principia Mathematica (Các nguyên lý toán học của triết học tự nhiên) xuất bản lần đầu vào năm 1687 bằng tiếng Latinh có viết về hiện tượng thủy triều ở cảng Batsha (Batsham) thuộc vương quốc Đàng Ngoài như sau: Quorum omnium exemplum, in portu regni Tunquini ad Batsham, sub latitudine Boreali 20 gr. 50 min. (Philosophiæ Naturalis Principia Mathematica, Liber Tertius. De Mundi Systemate, Propositio XXIV. Theorema XIX, 1687)
^Sau Newton hơn một thế kỷ, Pierre-Simon Laplace cũng nhắc đến hiện tượng thủy triều ở Batsha trong tác phẩm nổi tiếng Exposition du système du monde (Hệ thống thế giới) xuất bản bằng tiếng Pháp năm 1796 như sau: Ce singulier phénomène a été observé à Batsha, port du royaume de Tunquin, et dans quelques autres lieux. Il est vraisemblable que des observations faites dans les divers ports de la terre, offriroient toutes les variétés intermédiaires entre les marées de Batsha et celles de nos ports. (Exposition du système du monde, Livre quatrième, Chapitre X. Du flux et du reflux de la mer, 1796)
^Trong các thế kỷ 20 và 21, hiện tượng thủy triều ở Batsha vẫn còn được nhắc tới trong một số tài liệu, sách khoa học ở phương Tây như: The Newtonian revolution with illustrations of the transformation of scientific ideas của I. Bernard Cohen (1980); The Origins of the Concept of Interference của J.D.Mollon (2002); The Tonkin Tides Revisited của David E.Cartwright (2003); Ebb and Flow, Tides and Life on Our Once and Future Planet của Tom Koppel (2007)...