Kiến trúc Hải Phòng

Nhà hát lớn Hải Phòng

Kiến trúc của thành phố Hải Phòng là sự pha trộn hài hòa giữa 2 nền văn hóa Á - Âu. Sự pha trộn này tạo ra cho thành phố một nét đẹp đô thị riêng biệt, vừa thanh lịch, vừa mạnh mẽ.

Khái quát

[sửa | sửa mã nguồn]

Đến thời điểm 2024, Hải Phòng còn giữ được nhiều khu phố với kiến trúc khá nguyên vẹn từ thời Pháp thuộc. Như ở quận Hồng Bàng, nhiều phố với những biệt thự do người Pháp xây dựng vẫn được giữ nguyên về tổng thể, tập trung các cơ quan hành chính sự nghiệp. Ở quận Hồng Bàng có khu phố Tàu gần Chợ Sắt (phố Khách nay là phố Phan Bội Châu và phố Trung Quốc nay là phố Lý Thường Kiệt) có những nét giống như khu vực Chợ Lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là phố Tam Bạc nằm ngay bên con sông Tam Bạc thơ mộng, trên bến dưới thuyền, từng là đề tài cho nhiều họa sĩ.

Những con phố, những tuyến đường và những công trình nối tiếp mọc lên bên cạnh những nét kiến trúc cổ điển còn lại từ hàng trăm năm làm cho Hải Phòng thành một đô thị giao hòa giữa cổ kính và hiện đại. Nếu nói bảo tồn kiến trúc cổ là nét đặc trưng của Hải Phòng thì những công trình mới là niềm tự hào của những người đã dựng xây nên. Nét chấm phá của đô thị Hải Phòng là những mô hình kiến trúc giao thoa giữa Á và Âu nhưng không lẫn cùng một góc phố mà riêng biệt ở các địa điểm, vì vậy mới có tên phố Tây (khu vực các phố Điện Biên Phủ, Trần Phú, Lương Khánh Thiện, Minh Khai, Đà Nẵng… bây giờ) và phố Tàu (khu vực các phố Lý Thường Kiệt, Tam Bạc, Kỳ Đồng, Hoàng Văn Thụ, Đinh Tiên Hoàng…). Mỗi lần nhắc đến những con phố cổ hay những công trình kiến trúc cổ, người dân Hải Phòng đi ở phương xa vẫn rưng rưng nhớ về thành phố, về những kỉ niệm năm tháng xưa cũ, nhớ về những bông hoa phượng rực đỏ ven hồ Tam Bạc trong ngày hè.

Một nét độc đáo về đô thị Hải Phòng còn là những dòng sông. Những con sông chảy trong lòng thành phố hiện đại cùng với những cây cầu lớn nhỏ bắc qua. Hiện nay thành phố có khoảng 20 cây cầu lớn nhỏ, lớn nhất là cầu Bính - một trong những cây cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á.

Thành phố đang được quy hoạch theo 5 hướng giống như 5 cánh phượng ra biển, đồng thời bám theo những dòng sông lịch sử như sông Cấm, Tam Bạc, Lạch Tray,... để xứng tầm là một đô thị đặc biệt và thành phố dịch vụ cảng văn minh, hiện đại trong tương lai rất gần. Theo quy hoạch, đến năm 2015 Hải Phòng sẽ cơ bản trở thành thành phố công nghiệp cùng với Quảng Ninh, đi trước cả nước 5 năm và dự kiến vào trước năm 2020, muộn nhất là 2025 sẽ là thành phố thứ 3 xếp loại đô thị đặc biệt và tầm nhìn từ năm 2025 đến năm 2050 sẽ trở thành thành phố quốc tế.[1]

Một số công trình kiến trúc tiêu biểu

[sửa | sửa mã nguồn]
Tượng đài nữ tướng Lê Chân

Trên khu vực quảng trường Nhà hát lớn của Thành phố còn có địa danh Quán Hoa,[3] gồm 5 quán bán hoa được xây dựng từ thời Pháp thuộc với đường nét kiến trúc đình làng cổ Việt nam. Khi xây dựng quán hoa, các bộ phận được làm sẵn từ nơi khác rồi mang đến lắp ráp chỉ trong một đêm.

Kiến trúc công cộng

[sửa | sửa mã nguồn]
Bể bơi Hòn Dáu

Một số bể bơi tiêu biểu

Công viên, vườn hoa, hồ

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố có hệ thống công viên, vườn hoa, hồ phong phú, đa dạng. Đẹp nhất là khu vực trung tâm với dải 4 công viên cây xanh qua khu vực quảng trường Nhà hát thành phố, Quán Hoa và hồ Tam Bạc.

Quán Hoa

Dải trung tâm thành phố

Các khu vực khác

  • Công viên Rừng Thiên Văn: được khởi công xây dựng tháng 6/2001 trên diện tích 115ha đồi núi ở trung tâm quận Kiến An gồm: Núi Phù Liễn, Cựu Viên, núi Đấu, đồi Yên Ngựa, thung lũng Tây Sơn thành khu du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí, khu tham quan và nghiên cứu khoa học.[7].
  • Công viên An Biên
  • Hồ An Biên (còn gọi là hồ Đào)
  • Hồ Hạnh Phúc (nằm ở trung tâm Quận Kiến An, gần trụ sở Ủy ban Hành chính tỉnh Kiến An cũ)
  • Hồ Phương Lưu (hay còn gọi "hồ Điều Hòa", nằm trong dự án cải tạo khu đô thị từ Ngã Năm đến sân bay Cát Bi))
  • Hồ Quần Ngựa: Từ trước năm 1945, nơi đây tồn tại 1 trường đua ngựa do người Pháp xây dựng; sau giải phóng miền Bắc, nhà hát Nhân dân được xây ở khu vực bên trong hồ Quần Ngựa, nhà hát Nhân dân sau đó bị dỡ bỏ phần khán đài do không còn phù hợp và được thay thế bằng Cung VHTT Thanh niên Hải Phòng như ngày nay;
  • Hồ Sen
  • Hồ Lâm Tường
  • Hồ Dư Hàng

Kiến trúc tôn giáo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đình Hàng kênh tên chữ là Nhân Thọ còn có tên là đình Rồng Bay toạ lạc trên đường Nguyễn Công Trứ, Hàng Kênh
  • Đền Nghè - ngôi đền thờ nữ tướng Lê Chân, người có công khai phá, tạo dựng vùng đất Hải Phòng
  • Chùa Dư Hàng có tên chữ là Phúc Lâm Tự, thuộc địa bàn phường Hồ Nam, quận Lê Chân.
    Chùa Dư Hàng
  • Chùa Bảo Hà Làng Bảo Hà, Đồng Minh, Vĩnh Bảo. Là nôi của nghề Tạc tượng Việt Nam
  • Chùa Đỏ phố Lê Lai,quận Ngô Quyền. Có pho tượng Phật Thích Ca bằng gỗ lớn nhất Việt Nam. Tượng cao 5 mét 4 chưa kể bệ, do anh Đoàn Trúc tạc bằng 20 mét khối gỗ mít thành phẩm.
  • Chùa Hải Ninh(Đồng Thiện) Phường Vĩnh Niệm,Quận Lê Chân. Sân chùa có hai ngọn tháp ghi 40 bức ký họa về thời kỳ mới xây dựng thành phố Hải Phòng
  • Chùa Nguyệt Quang Phường Đông Khê, quận Ngô Quyền
  • Chùa Phổ Chiếu (Chùa Chiếu) Phường Dư Hàng Kênh,Quận Lê Chân
  • Đền Lý Học Thờ danh nhân văn hoá Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
  • Đền thờ Nam Hải Thần Vương Đảo Dấu
  • Đền Bà Đế quận Đồ Sơn
  • Đình Nhân Mục Vĩnh Bảo, nôi của rối nước Việt Nam
Nhà thờ Thiên Chúa Giáo
  • Chùa Tường Long trên núi Ngọc Sơn, phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn
  • Miếu cây đa 13 gốc nằm ở khu xóm Trại, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền thờ Chúa Ngũ Phương thuộc hệ thống các vị thánh nằm trong tứ phủ
  • Đền Tam Kỳ, ngõ Tam Kỳ, đường Trần Nguyên Hãn thờ Quan Lớn Đệ Tam thuộc hệ thống các vị thánh tứ phủ
  • Đền Tiên La, ngõ Tám Gian, đường Lê Lợi thờ Chầu Bát- nữ tướng Vũ Thị Thục-danh tướng của Hai Bà Trưng quê ở Bạch Hạc, Phú Thọ có công chém đầu tướng giặc Tô Định. Bà cũng là vị thánh thuộc tứ phủ
  • Đền Phú Xá là nơi thờ nữ tướng Bùi Thị Từ Nhiên cùng công đồng nhà Trần và quân đội đương thời lú chiến với quân Mông Nguyên. Ngoài ra còn rất nhiều đền thờ nhà Trần do Hải Phòng là nơi xảy ra những trận chiến trên thủy với bọn giặc này.
  • Đền Giếng ở quận Đồ Sơn thờ cô Chín, một vị thánh thuộc tứ phủ
  • Lăng Đôn ở quận Lê Chân thờ mình Đức Thánh Phạm Tử Nghi
  • Miếu Chúa Bà Năm Phương tại đường Trần Phú, quận Ngô Quyền nằm trong khuôn viên khách sạn quốc tế Harbour View, đây là ngòi miếu cổ, thờ Chúa Năm Phương, tuy hầu hết mảnh đất cũ bị phá đi để xây dựng khách sạn nhưng ban quản lý vẫn xây dựng 1 miếu Chúa khang trang, cẩn thận,tọa lạc trong khuôn viên của khách sạn.
  • Đền Tiên Nga ở đường Lê Lợi cũng là nơi thờ Chúa Bà Năm Phương khá nổi tiếng, là một trong 5 nơi chính thờ Chúa Bà tại đất Hải Phòng, thế nên trong văn bà mới có câu:"Năm Phương năm miếu rõ ràng...". Các nơi đó là miếu Cây Đa 13 gốc, chùa Cấm, miếu chúa bà tại Vườn Hoa Chéo, miếu chúa bà tại khách sạn Harbour View và đền Tiên Nga.
  • Đền NghèĐình An Biên thuộc quận Lê Chân là nơi thờ nữ tướng Lê Chân, người có công gây dựng nền món, cũng là người đầu tiên thành lập nên mảnh đất bây giờ là thành phố Hải Phòng.
  • Và rất nhiều nhà thờ đạo tại các giáo xứ nằm trong địa bàn thành phố Hải Phòng.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Phát triển thành phố đến năm 2020 Hải Phòng phải xứng tầm là đô thị đặc biệt của cả nước”. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2011.
  2. ^ Theo quy mô, người Pháp xây dựng "Nhà hát lớn" tại Hà Nội, và 2 "Nhà hát thành phố" tại Hải PhòngSài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh)
  3. ^ Tên địa điểm "quán hoa" tại dải trung tâm thành phố được người Hải Phòng sử dụng trong giao tiếp thông thường, đã trở thành 1 tên địa danh "Quán Hoa" của Hải Phòng
  4. ^ “Bảo tàng Hải Phòng”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2011.
  5. ^ Nơi đây có 1 đài phun nước được xây dựng từ thời Pháp, có hình tượng con cóc phun nước ở các góc, hiện nay đài phun nước này đã mất đi hình dạng vốn có ban đầu
  6. ^ Sau khi được đầu tư, đưa vào khai thác năm 2003 các hạng mục giải trí, công viên đang dần bị "lãng quên"
  7. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2012.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Thư ký hội học sinh Akane Tachibana trong Classroom of the Elite
Thư ký hội học sinh Akane Tachibana trong Classroom of the Elite
Akane Tachibana (橘たちばな 茜あかね, Tachibana Akane) là một học sinh của Lớp 3-A và là cựu thư ký của Hội học sinh.
Tuổi trẻ và những chiếc rìu
Tuổi trẻ và những chiếc rìu
Tuổi trẻ chúng ta thường hay mắc phải một sai lầm, đó là dành toàn bộ Thời Gian và Sức Khoẻ của mình để xông pha, tìm mọi cách, mọi cơ hội chỉ để kiếm thật nhiều tiền
Marley and Me - Life and love with the world's worst dog
Marley and Me - Life and love with the world's worst dog
Một cuốn sách rất đáng đọc, chỉ xoay quanh những câu chuyện đời thường nhưng vô cùng giản dị. Chú chó lớn lên cùng với sự trưởng thành của cặp vợ chồng, của gia đình nhỏ đấy
Giới thiệu Kiseijuu - bộ anime/manga kinh dị hay nhức nách
Giới thiệu Kiseijuu - bộ anime/manga kinh dị hay nhức nách
Được xem là một trong những siêu phẩm kinh dị khoa học viễn tưởng và giành được vô số giải thưởng của thế giới M-A, Parasyte chủ yếu nhắm tới độc giả là nam giới trẻ và trưởng thành