Lê Ngọc Nam (tướng công an)

Lê Ngọc Nam 1953
Chức vụ
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân, Bộ Công an
Nhiệm kỳ2007 – 2013
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳtháng 1 năm 2003 – tháng 7 năm 2005
Kế nhiệmPhan Xuân Sang
Thông tin cá nhân
Sinh1953 (70–71 tuổi)
Cẩm Thanh, thuộc thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Binh nghiệp
Phục vụCông an nhân dân Việt Nam
Cấp bậcTrung tướng

Lê Ngọc Nam (sinh năm 1953)[1]Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân, Bộ Công an, Giám đốc Công an thành phố Đà Nẵng.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Ngọc Nam sinh năm 1953 ở xã Tây Hồ , thuộc Huyện Thọ xuân, tỉnh Thanh hóa

.[1][2] Xã Cẩm Thanh ở hạ lưu sông Thu Bồn[3] là điểm nóng trong hai cuộc chiến tranh chống Phápchống Mỹ và chịu nhiều đau thương. Xã có tới 710 liệt sĩ trên tổng số 5000 dân.[2]

Cha Lê Ngọc Nam bị giặc giết hại nên ông mồ côi cha từ khi chưa lọt lòng mẹ.[1][2]

Lúc năm tuổi ông đã theo mẹ ghé thăm nhiều nhà tù do quân xâm lược dựng lên.[2]

Từ năm 10 tuổi, ông bí mật tham gia cách mạng. Căn nhà nơi ông ở từng nuôi giấu nhiều cán bộ cấp cao của cách mạng như Phan Ngọc Nhân (Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Đội trưởng Đội Trinh sát an ninh vũ trang tỉnh Quảng Đà (cũ)), Võ Như Ngọc (Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, trinh sát vũ trang Quảng Đà).[1] Mẹ ông thường căn dặn ông phải tuyệt đối trung thành với cách mạng và sẵn sàng chịu nhục hình tra tấn kiên quyết không khai báo thông tin về cán bộ khi bị giặc bắt.[1]

Năm 11 tuổi (1964), ông làm giao liên vận chuyển thư tín của cấp trên xuống cơ sở ở địa bàn xã Cẩm Thanh.[1][2]

Năm 14 tuổi, ông thoát li khỏi gia đình làm giao liên ở văn phòng Thị ủy Hội An.[1] Ông hoạt động trong lòng địch và đi lại giữa hai vùng chiến sự của địch và ta, từng nhiều lần vượt sông Thu Bồn để chuyển tài liệu khẩn cấp.[1]

Ông trải qua hơn 50 năm hoạt động cách mạng, trong đó có 40 năm phục vụ trong lực lượng công an.[2][3]

Ông từng giữ chức vụ Trưởng phòng Tình báo Công an tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.[4]

Từ tháng 1 năm 2003 đến tháng 7 năm 2005, ông là Đại tá Công an nhân dân, Giám đốc Công an thành phố Đà Nẵng.[4][5][6]

Ngày 25 tháng 4 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã kí quyết định thăng quân hàm cho ông từ Đại tá lên Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam. Lúc này ông đang là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng Lực lượng, Bộ Công an.[7]

Năm 2012, Lê Ngọc Nam là Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân, Bộ Công an, thành viên Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ Nhân dân", "Nghệ sĩ Ưu tú" lần thứ 7.[8]

Tháng 9 năm 2013, ông là Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân, Bộ Công an.[9]

Lê Ngọc Nam còn biết làm thơ (nghiệp dư). Một số tác phẩm của ông đã được phổ nhạc thành bài hát, như bài "Đêm Mê Kông", "Về thăm đồng đội" do nhạc sĩ Minh Đức phổ nhạc.[1][3]

Phong tặng

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử thụ phong quân hàm

[sửa | sửa mã nguồn]

Huân huy chương

[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sách Lê Ngọc Nam, "Chuyện đời tự kể" (Hồi kí Năm tháng không quên), Nhà xuất bản Công an nhân dân, 160 trang, 2014.[2][3] Tác phẩm này là một trong ba tác phẩm xuất sắc nhất Cuộc thi viết tiểu thuyết, truyện và ký về đề tài "Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống" do Bộ Công an Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam đồng tổ chức trong ba năm từ năm 2012 đến năm 2015.[2]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i Dương Cầm (23 tháng 1 năm 2012). “Vị tướng giữa đời thường”. Báo An ninh thủ đô. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2018.
  2. ^ a b c d e f g h T. Huế (17 tháng 6 năm 2015). “3 cuốn sách lọt top 15 Tp xuất sắc thi viết về bình yên cuộc sống”. Báo Lao động Thủ đô. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2018.
  3. ^ a b c d T.T.S (28 tháng 7 năm 2015). “Viết để tri ân!”. Công an thành phố Đà Nẵng. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2018.
  4. ^ a b Thanh Nghị (12 tháng 7 năm 2017). “Kỷ niệm 71 năm ngày truyền thống lực lượng An ninh nhân dân Việt Nam (12-7-1946 - 12-7-2017): Cuộc đấu trí sinh tử”. Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2018.
  5. ^ “Cảnh sát bảo vệ bắn chết một công nhân xây dựng”. Báo Thanh niên. 13 tháng 1 năm 2003. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2018.
  6. ^ V.P.M.T (2 tháng 7 năm 2005). “Vụ chiếc xe ben "nằm vạ", đại tá Lê Ngọc Nam - Giám đốc Công an TP Đà Nẵng: Xử lý nghiêm khắc người sai phạm, bất kể là ai”. Báo Thanh niên. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2018.
  7. ^ “Thủ tướng Chính phủ thăng hàm 12 Trung tướng và 29 Thiếu tướng của Bộ Công an”. Báo chính phủ Việt Nam. 27 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2018.
  8. ^ “Quyết định 140/QĐ-TTg năm 2012 thành lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ Nhân dân", "Nghệ sĩ Ưu tú" lần thứ 7 do Thủ tướng Chính phủ ban hành”. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2018.
  9. ^ a b Trần Xuân (28 tháng 9 năm 2013). “Trao tặng Trung tướng Lê Ngọc Nam Huân chương Quân công hạng Ba”. Báo Công an nhân dân. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2018.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tại sao blockchain chết?
Tại sao blockchain chết?
Sau một chu kỳ phát triển nóng, crypto có một giai đoạn cool down để ‘dọn rác’, giữ lại những thứ giá trị
Tổng hợp các shop quần áo TAOBAO đã cập bến trên Shopee
Tổng hợp các shop quần áo TAOBAO đã cập bến trên Shopee
Không cần đặt hàng qua trung gian cầu kỳ lại hay trôi nổi lạc hàng, lưu ngay 6 tọa độ đồ nam Taobao cực xịn trên shopee
Phân biệt Ma Vương và Quỷ Vương trong Tensura
Phân biệt Ma Vương và Quỷ Vương trong Tensura
Như các bạn đã biết thì trong Tensura có thể chia ra làm hai thế lực chính, đó là Nhân Loại và Ma Vật (Ma Tộc)
Giới thiệu nhân vật Evileye trong Overlord
Giới thiệu nhân vật Evileye trong Overlord
Keno Fasris Invern, trước đây được gọi là Chúa tể ma cà rồng huyền thoại, Landfall, và hiện được gọi là Evileye, là một nhà thám hiểm được xếp hạng adamantite và người làm phép thuật của Blue Roses cũng như là bạn đồng hành cũ của Mười Ba Anh hùng.