Nguyễn Hồng Sỹ

Nguyễn Hồng Sỹ
Chức vụ
Vị trí Việt Nam
Thông tin cá nhân
Sinh(1937-02-05)5 tháng 2, 1937
Triệu Thượng (nay là Triệu Thành), huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị
Mất18 tháng 4, 2011(2011-04-18) (74 tuổi)
Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Binh nghiệp
Phục vụCông an nhân dân Việt Nam
Cấp bậcTrung tướng

Nguyễn Hồng Sỹ (5 tháng 2 năm 193718 tháng 4 năm 2011) là một Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, Bộ Công an (Việt Nam).

Xuất thân

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Hồng Sỹ sinh ngày 5 tháng 2 năm 1937, quê quán tại xã Triệu Thượng (nay là Triệu Thành), huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.[1]

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ tháng 7 năm 1956 đến tháng 2 năm 1959, ông học văn hóa tại trường bổ túc văn hóa Trung ương.[1]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 9 năm 4 năm 1965.[1]

Năm 1954, 17 tuổi, ông tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1955, ông thoát ly khỏi gia đình.[1]

Từ tháng 1 năm 1955 đến tháng 6 năm 1956, ông làm Cán bộ tài vụ Ty Thủy lợi Nghệ An.[1]

Từ tháng 7 năm 1956 đến tháng 2 năm 1959, ông học văn hóa tại trường bổ túc văn hóa Trung ương.[1]

Từ tháng 3 năm 1959 đến tháng 7 năm 2001, ông công tác tại Bộ Công an Việt Nam.[1]

Tại Bộ Công an, ông đã giữ các chức vụ: Phó trưởng phòng, Trưởng phòng, Phó cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng, Quyền Tổng cục trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục V – Bộ Công an, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương.[1]

Ông được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam thăng cấp hàm Thiếu tướng năm 1994, Trung tướng năm 2002.[1]

Từ tháng 8 năm 2001 đến tháng 12 năm 2003, ông công tác tại Ban Nghiên cứu của Bộ Chính trị về an ninh quốc gia, giữ chức vụ Phó trưởng ban.[1]

Từ tháng 1 năm 2004, được Nhà nước, Bộ Công an cho hưởng chế độ hưu trí.[1]

Sau nghỉ hưu, ông sinh sống tại B1, ngõ Kiến Thiết, phường Thổ Quan, quận Đống Đa, TP Hà Nội.[1]

8h ngày 10 tháng 4 năm 2011 (tức ngày 8 năm 3 năm Tân Mão), ông từ trần tại Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.[1]

Ông được an táng tại nghĩa trang Vĩnh Hằng, Ba Vì, TP Hà Nội.[1]

Phong tặng

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử thụ phong quân hàm

[sửa | sửa mã nguồn]

Huân huy chương

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r “Thông báo tổ chức lễ tang đồng chí Trung tướng Nguyễn Hồng Sỹ”. Báo Công an nhân dân. 16 tháng 4 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2017.
  2. ^ Quốc Trung (26 tháng 5 năm 2010). “Trao Huân chương Hồ Chí Minh cho Tổng cục Tình báo Bộ Công an”. Báo Công an nhân dân. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2018.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tết Hàn thực cổ truyền của dân tộc
Tết Hàn thực cổ truyền của dân tộc
Tết Hàn Thực hay Tết bánh trôi bánh chay là một ngày tết vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch.
14 nguyên tắc trong định luật Murphy
14 nguyên tắc trong định luật Murphy
Bạn có bao giờ nghiệm thấy trong đời mình cứ hôm nào quên mang áo mưa là trời lại mưa; quên đem chìa khóa thì y rằng không ai ở nhà
[Genshin Impact] Ý nghĩa phù lục trên người QiQi
[Genshin Impact] Ý nghĩa phù lục trên người QiQi
Đạo Giáo đại thái được chia thành hai trường phái lớn là: Phù lục và Đan đỉnh
Download Anime Nekopara TV Vietsub
Download Anime Nekopara TV Vietsub
Cuộc sống thường ngày của những cô hầu gái mèo siêu cute