Lê Quang Tung

Lê Quang Tung
Chức vụ

Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt
(tiền thân là Sở Khai thác Địa hình)
Nhiệm kỳ3/1963 – 11/1963
Cấp bậc-Đại tá
Vị tríPhủ Tổng thống VNCH

Chỉ huy trưởng Lữ đoàn Liên binh
Phòng vệ Phủ Tổng thống
Nhiệm kỳ1/1961 – 11/1963
Cấp bậc-Đại tá (1/1961)
Vị tríPhủ Tổng thống VNCH

Giám đốc Sở Khai thác Địa hình
(tiền thân là Sở Liên lạc)
Nhiệm kỳ4/1960 – 3/1963
Cấp bậc-Trung tá
Vị tríPhủ Tổng thống VNCH

Giám đốc Sở Liên lạc
CHT Trung tâm Huấn luyện Biệt kích
Nhiệm kỳ1/1957 – 4/1960
Cấp bậc-Trung tá (1/1957)
Phụ tá-Đại úy Trần Khắc Kính
Vị tríPhủ Tổng thống VNCH

Giám đốc Nha Tổng Nghiên huấn
trực thuộc Bộ Quốc phòng
Nhiệm kỳ10/1956 – 1/1957
Cấp bậcThiếu tá (10/1956)
Vị tríQuân khu Thủ đô
Chánh Sở An ninh Quân đội Trung phần
Nhiệm kỳ11/1955 – 10/1956
Cấp bậc-Đại úy (11/1955)
Vị tríĐệ nhị Quân khu Trung phần
Trưởng ty An ninh Quân đội Thừa Thiên
Nhiệm kỳ7/1954 – 11/1955
Cấp bậc-Trung úy (7/1954)
Vị tríĐệ nhị Quân khu Trung phần
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam Cộng hòa
Sinh13 tháng 6 năm 1919[1]
Thừa Thiên, Liên bang Đông Dương
Mất(1963-11-01)1 tháng 11, 1963 (44 tuổi)
Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa
Nguyên nhân mấtBị sát hại
Nơi ởSài Gòn
Nghề nghiệpQuân nhân
Dân tộcKinh
Tôn giáoCông giáo
Học vấnThành chung
Alma mater-Trung học Đệ nhất cấp ở Huế
-Trường Võ khoa Thủ Đức
Quê quánTrung Kỳ
Binh nghiệp
Thuộc Quân đội Quốc gia
Quân đội VNCH
Phục vụ Liên hiệp Pháp
Quốc gia Việt Nam
Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1947-1963
Cấp bậc Đại tá Lục quân
Đơn vị Lực lượng Đặc biệt
Lữ đoàn Phòng vệ[2]
Chỉ huy Quân đội Quốc gia
Quân đội VNCH
Tham chiến-Chiến tranh Đông Dương
-Chiến tranh Việt Nam

Lê Quang Tung (1919-1963), nguyên là một sĩ quan cao cấp của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Đại tá. Ông xuất thân từ ngành Cảnh sát Quốc gia, sau được đồng hóa sang Quân đội, ông được thụ huấn từ những khóa đầu tiên tại Trường sĩ quan trừ bị được Chính phủ Quốc gia mở ra ở miền Nam Việt Nam vào đầu thập niên 50. Ông từng giữ chức Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt Việt Nam Cộng hòa, kiêm Chỉ huy trưởng Lữ đoàn Liên binh Phòng vệ Phủ Tổng thống, từ năm 1960 cho đến khi bị sát hại trong Cuộc đảo chính tại Việt Nam Cộng hòa năm 1963 lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm. CIA từng xếp ông là người có quyền lực nhất ở miền Nam Việt Nam sau anh em ông Diệm và ông Nhu.

Thân thế và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 13 tháng 6 năm 1919 tại Giáo xứ An Vân, thuộc làng An Vân Thượng, xã Hương An, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, trong một gia đình trung nông theo đạo Công giáo.[3] Thiếu thời ông học Tiểu học và Trung học ở Huế.[4]. Năm 1943, ông thi đậu Trung học đệ nhất cấp[5] với văn bằng Thành chung.

Ngành An ninh Liên hiệp Pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình Công giáo mộ đạo, ông sớm hình thành đức tin cuồng tín và chống Cộng mãnh liệt. Vì vậy, sau khi Pháp tái chiếm Huế (ngày 7 tháng 2 năm 1947) trong cuộc Chiến tranh Đông Dương, gia đình ông và nhiều gia đình khác cùng thôn hồi cư. Ngay sau đó ông bắt đầu làm việc cho cơ quan An ninh ở Huế do Thủ hiến Trần Văn Lý thành lập.[6] Sau đó, ông được cử đi làm Trưởng ty An ninh ở Quảng Trị.[7]

Tháng 6 năm 1948, ông Phan Văn Giáo lên làm Quốc vụ khanh kiêm Tổng trấn Trung Kỳ. Với sự ra đời của "Giải pháp Bảo Đại" và chuẩn bị tiến tới thành lập Quốc gia Việt Nam, chính quyền Pháp đã tiến hành cải tổ nhẹ cơ sở cai trị tại Đông Dương. Tuy bộ máy hành chính vẫn giữ nguyên, nhưng tên gọi các cơ quan và các chức vụ hành chính được đổi tên để tránh gợi nhớ lại thời thuộc địa trước đây. Cấp Kỳ được đổi sang cấp Phần. Các chức vụ Chủ tịch Ủy ban Lâm thời Hành chánh và Xã hội Bắc Kỳ, Hội trưởng Hội đồng Chấp chánh Lâm thời Trung Kỳ, Thủ tướng Nam Kỳ, được đổi thành chức vụ Thủ hiến Bắc phần, Trung phần và Nam phần. Các Sở An ninh cũng được đổi thành Nha Công an. Năm 1950, ông được thuyên chuyển về làm việc tại Nha Công an Trung phần ở Huế do ông Trần Trong Sanh làm Giám đốc.

Quân đội Quốc gia Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào khoảng năm 1950, có lẽ trong thời gian tùng sự tại Huế, ông tham gia phong trào thanh niên Công giáo tại miền Trung, chịu ảnh hưởng chủ thuyết Cần lao Nhân vị do ông Ngô Đình Cẩn lãnh đạo, nên ông gia nhập vào đảng này với tư cách hội viên cảm tình đảng.

Năm 1952, ông được gọi đi học khóa 2 sĩ quan trừ bị Nam Định nhưng trường này chỉ đào tạo có một khóa là khóa 1 Lê Lợi rồi ngưng tiếp nhận thí sinh. Do đó ông được chuyển vào Trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức ở trong Nam. Vì trường Thủ Đức chưa xây dựng hoàn chỉnh nên đến năm 1953 ông mới được nhập học vào khóa 3 phụ,[8] khai giảng ngày 1 tháng 9 năm 1953. Ngày 16 tháng 3 năm 1954 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy và chính thức trở thành đảng viên đảng Cần lao Nhân vị. Ra trường, ông được phân bổ làm sĩ quan tình báo (sĩ quan Ban 2) tại Tiểu đoàn 53 Bộ binh đóng tại Duy Xuyên, Quảng Nam. Sau Hiệp định Genève 20 tháng 7 năm 1954, ông được thăng cấp Trung úy và được bổ nhiệm làm Trưởng ty An ninh Quân đội Thừa Thiên ở Huế

Quân đội Việt Nam Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 11 năm 1955, chuyển biên chế từ Quân đội Quốc gia sang phục vụ Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông được thăng cấp Đại úy và được bổ nhiệm làm Chánh sở An ninh Quân đội Trung phần ở Huế. Vì là một tín đồ Công giáo, đảng viên Cần Lao, lại là một sĩ quan quân đội, ông sớm được sự tín cẩn của ông Ngô Đình Cẩn. Vì vậy, cùng trong năm này, ông cùng với Trung úy Nguyễn Văn Châu[9] được ông Ngô Đình Nhu giao nhiệm vụ tham gia thành lập Quân ủy Trung ương đảng Cần Lao[10]

Người thân tín của Tổng thống Diệm

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 26 tháng 10 năm 1956, Quốc trưởng Ngô Đình Diệm chính thức trở thành Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, ông được thuyên chuyển về Sài Gòn giữ chức vụ Giám đốc Nha Tổng Nghiên huấn thuộc Bộ Quốc phòng và được thăng cấp Thiếu tá. Tuy nhiên, không lâu sau thì Nha Tổng Nghiên huấn bị giải thể. Đầu năm 1957 Sở Liên lạc được thành lập, ông được thăng cấp Trung tá và được cử làm Giám đốc Sở Liên lạc trực thuộc Phủ Tổng thống, phụ tá cho ông là Đại úy Trần Khắc Kính[11] Trên thực tế, đây là một đơn vị nghiên cứu phương án huấn luyện và tung biệt kích ra phá hoại miền Bắc. Chính vì vậy, ông được cử sang Honolulu[12] tham gia một khóa huấn luyện đặc biệt của CIA về hoạt động bí mật và xâm nhập. Khi về nước, năm 1958, ông chỉ huy một Trung tâm Huấn luyện Biệt kích với quân số 1.840 người đặt dưới sự chỉ huy trực của Cố vấn Tổng thống Ngô Đình Nhu, mà không phải thông qua quyền lãnh đạo của các chỉ huy quân đội. Tuy nhiên, các hoạt động biệt kích này rất kém hiệu quả. Các toán xâm nhập đều bị bắt giữ khi đặt chân lên đất miền Bắc không bao lâu. Chính vì điều này, ông đã bị chỉ trích mãnh liệt do yếu kém trong điều hành chỉ huy. Trên thực tế, ngoài yếu tố bị tình báo miền Bắc phát hiện, ông chỉ là người thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Cố vấn Nhu và các Cố vấn Mỹ. Cùng thời điểm, Đại úy Trần Khắc Kính và Trung úy Lê Quang Triệu (em trai của ông) cũng được cử đi học khóa Tình báo Đặc biệt tại Saipan (một hòn đảo lớn ở phía bắc đảo Guam). Khi trở về Trung úy Triệu được giao cho nhiệm vụ tuyển dụng điệp viên.

Tháng 4 năm 1960, Sở Liên lạc được đổi tên thành Sở Khai thác Địa hình, nhưng tổ chức và hoạt động vẫn như cũ. Ngày 1 tháng 1 năm 1961, ông được thăng cấp Đại tá, kiêm luôn Chỉ huy trưởng Lữ đoàn Liên binh phòng vệ Phủ Tổng thống vừa được thành lập. Ngày 15 tháng 3 năm 1963, Tổng thống Diệm chính thức đổi tên Sở Khai thác Địa hình thành Lực lượng Đặc biệt, ông tiếp tục là Chỉ huy trưởng đơn vị mới này.

Cái chết bi thảm

[sửa | sửa mã nguồn]

Dáng vẻ thấp đậm và đeo kính, một tín đồ ngoan đạo, trong chế độ Đệ Nhất Cộng hòa, ông đã được xem như là một trong số sĩ quan quân đội nhiều quyền lực nhất. Hết mực trung thành với họ Ngô, vì vậy ông bị các tướng như Nguyễn KhánhTôn Thất Đính ganh ghét. Trong hồi ký của mình, tướng Đỗ Mậu cũng nhận xét ông rất nổi tiếng trong quân đội về tinh thần địa phương quá khích, về thái độ mộ đạo cuồng tín và về quyết tâm phục tùng vô điều kiện mệnh lệnh đối với Tổng thống Ngô Đình Diệm. Chính vì vậy, sau khi CIA từ bỏ những điệp vụ tốn kém và không hiệu quả, Cố vấn Ngô Đình Nhu vẫn tiếp tục phát triển Lực lượng Đặc biệt trở thành một đơn vị tinh nhuệ cơ động nhằm để đàn áp các đối thủ đối lập. Với mục đích đó, ông đã trở thành một nhân vật quan trọng, được giao chỉ huy các nhiệm vụ an ninh và phản gián, công khai lẫn bí mật bảo vệ quyền lực của gia đình họ Ngô.

Uy tín của Tổng thống Diệm ngày càng xuống thấp. Đỉnh điểm với Sự kiện Phật Đản, 1963 đã làm dấy lên cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng tại miền Nam Việt Nam. Để nhanh chóng trấn áp phong trào Phật giáo và các nhóm đối lập, Ngô Đình Nhu đã lên kế hoạch tấn công các cơ sở Phật giáo, quan trọng nhất là vụ tấn công chùa Xá Lợi. Trong sự việc này, Lực lượng quân đội bị cấm trại và các đơn vị dưới quyền chỉ huy của ông đã tấn công vào chùa Xá Lợi vào ngày 21 tháng 8 năm 1963 dưới bộ quân phục của Quân đội Việt Nam Cộng hòa.

Các quan chức Mỹ rất phẫn nộ trước vụ việc, đe dọa sẽ rút lại viện trợ cho Lực lượng Đặc biệt, trừ khi họ được sử dụng trong cuộc chiến chống Cộng. Vụ tấn công tuy tạm thời làm lắng xuống sự chống đối, nhưng đó chỉ là sự ngấm ngầm để bùng phát dữ dội hơn. Vì là một người trung thành với họ Ngô, đồng thời phải là người chịu trách nhiệm trực tiếp trong vụ tấn công chùa Xá Lợi, ông tự nhiên trở thành người đầu tiên phải diệt trừ nếu có đảo chính xảy ra. Chính vì vậy, ngày 19 tháng 10 năm 1963, tướng Paul D. Harkins, chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Mỹ tại Việt Nam đã thông báo cho Tổng thống Diệm biết ngân khoản Hoa Kỳ dành cho Lực lượng Đặc biệt đã bị cắt giảm.

Một kế hoạch khác cũng được giao cho ông nhưng chưa kịp thực hiện. Theo đó, các binh sĩ thuộc Lực lượng Đặc biệt sẽ cải trang và ám sát Đại sứ Henry Cabot Lodge, Jr. và một số quan chức chủ chốt của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ. Tòa Đại sứ cũng sẽ bị người của Lực lượng Đặc biệt đốt cháy. Tuy nhiên, có lẽ giờ chót, kế hoạch này đã bị hoãn lại.

Trước khi Cuộc đảo chính 1/11/1963 nổ ra, các tướng lĩnh đảo chính đã khéo léo tạo ra một tin giả, làm Tổng thống Diệm ra lệnh điều Lực lượng Đặc biệt ra vùng Hố Bò, Củ Chi, đồng thời điều Sư đoàn 5 Bộ binh về bảo vệ Sài Gòn. Tổng thống Diệm không thể ngờ đây lại là kế "Rút củi đáy nồi" và "Giấu trời qua biển" trong binh pháp (đưa bớt Lực lượng bảo vệ ông ra ngoài và điều Lực lượng đảo chính vào nội ô).

Cẩn thận hơn, ngay ngày nổ ra cuộc đảo chính, các tướng lĩnh cầm đầu còn dẫn dụ bắt giữ ông và em ông là Thiếu tá Lê Quang Triệu, Tham mưu trưởng Lực lượng Đặc biệt, tại Bộ Tổng Tham mưu. Sáng ngày 1 tháng 1 năm 1963, Đại tá Lê Quang Tung cũng như tất cả các vị Tư lệnh mọi quân binh chủng và Giám đốc nha sở tại Sài Gòn đều được lệnh của Trung tướng Trần Văn Đôn, Quyền Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam Cộng hòa, mời về họp tại Bộ Tổng Tham mưu. Cả hai anh em ông đều không thể ngờ lệnh triệu tập này là bản án tử hình của mình. Tối ngày 1 tháng 11, hai ông bị giết chết. Thân xác của hai anh em bị thất lạc cho đến tận ngày nay.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại tá Lê Quang Tung là người con thứ 5 trong một gia đình có 9 anh chị em gồm 6 trai, 3 gái. Em trai út của ông là Lê Quang Triệu, nguyên là Thiếu tá Tham mưu trưởng Lực lượng Đặc biệt, bị sát hại cùng ngày với ông.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lữ Giang, "Trở lại vụ án Lê Quang Tung", 30/11/2010.
  2. ^ Lữ đoàn Liên binh Phòng vệ Phủ Tổng thống.
  3. ^ Năm sinh của Đại tá Lê Quang Tung, hầu hết các tài liệu đều ghi ông sinh năm 1923. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Lữ Giang xác nhận theo sổ Rửa tội tại giáo xứ An Vân (Huế), thì ông sinh ngày 13 tháng 6 năm 1919, rửa tội ngày 30 tháng 6 năm 1919, với tên thánh là André, nên trong bài viết ghi ngày tháng năm sinh theo đúng như sổ rửa tội của ông.
  4. ^ Khi Việt Minh nổi lên cướp Chính quyền, gia đình ông phải đi tản cư vì nơi gia đình ông cư ngụ thường xảy ra giao tranh giữa Quân đội Pháp và Việt Minh, nên sự học hành của ông bị gián đoạn. Có thể do nguyên nhân này nên cha ông đã khai rút tuổi lại cho ông như nhiều tài liệu đã ghi ông sinh năm 1923.
  5. ^ Trung học Đệ nhất cấp, ngày nay được gọi là "Trung học cơ sở".
  6. ^ Cơ quan An ninh ở Huế còn gọi là Sở An ninh Trung phần. Về danh nghĩa, Sở An ninh Trung phần trực thuộc Hội đồng Chấp chánh Lâm thời Trung phần, do người Việt lãnh đạo. Trên thực tế, Sở này chịu quyền điều hành trực tiếp của Sở An ninh Liên bang (Sûreté Fédérale, còn gọi là Sở Mật thám Liên bang hay Sở Liêm phóng Liên bang), thuộc Phủ Cao ủy Đông Dương do người Pháp nắm quyền.
  7. ^ Tháng tư năm 1950, tên gọi Ty An ninh được đổi thành Ty Công an.
  8. ^ Khóa 3 phụ Sĩ quan Trừ bị được khai giảng ở Thủ Đức, sau đó chia thành hai đơn vị khóa sinh. Một nửa được gửi đi thụ huấn ở trường Võ bị Đà Lạt với tên khóa 9B trừ bị (Đống Đa) và khi mãn khóa trở về Thủ Đức dự lễ tốt nghiệp. Nửa còn lại thụ huấn tại Thủ Đức với tên khóa Đống Đa 2 (Đại tá Lê Quang Tung học ở Thủ Đức)
  9. ^ Trung uý Nguyễn Văn Châu về sau là Trung tá Giám đốc Nha Tâm lý. Sau đảo chính 1 tháng 11 năm 1963, được cho giải ngũ.
  10. ^ Đỗ Mậu, "Việt Nam máu lửa quê hương tôi", chương 5.
  11. ^ Đại uý Trần Khắc Kính sinh năm 1929 tại Nam Định. Tốt nghiệp Trường sĩ quan trừ bị Nam Định. Sau cùng là Trung tá nguyên Chỉ huy Lực lượng Đặc biệt Đệ ngũ Quân khu (tiền thân của Vùng 4 chiến thuật), Đại tá nguyên Tư lệnh Biệt khu 44, nguyên Tư lệnh phó Sư đoàn 22 Bộ binh.
  12. ^ Honolulu là Thủ phủ của Tiểu bang Hawaii (Hạ Uy Di), Tiểu bang thứ 50 của Hoa Kỳ.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thuy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hammer, Ellen J. (1987). A Death in November: America in Vietnam, 1963. New York City, New York: E. P. Dutton. ISBN 0-525-24210-4.
  • Prochnau, William (1995). Once upon a distant war. Times Books.
  • Karnow, Stanley (1997). Vietnam: A history. New York City, New York: Penguin Books. ISBN 0-670-84218-4.
  • Langguth, A. J. (2000). Our Vietnam: the war, 1954–1975. New York City, New York: Simon & Schuster. ISBN 0-684-81202-9.
  • Jones, Howard (2003). Death of a Generation: how the assassinations of Diem and JFK prolonged the Vietnam War. New York City, New York: Oxford University Press. ISBN 0-19-505286-2.
  • Tucker, Spencer C. (2000). Encyclopedia of the Vietnam War: A Political, Social and Military History. Santa Barbara, California: ABC-CLIO. ISBN 1-57607-040-9.
  • Shaplen, Robert (1965). The lost revolution: Vietnam 1945-1965. Andre Deutsch.
  • Đỗ Mậu, "Việt Nam máu lửa quê hương tôi".
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Lịch sử hình thành của Tinh Linh Nước Trong
Lịch sử hình thành của Tinh Linh Nước Trong
Rất lâu rất lâu về trước, lâu đến mức thế giới chưa thành hình, con người chưa xuất hiện, kẻ thống trị chưa đổ bộ, từng có một vùng biển đặc thù, chất nước của nó khác xa so với nước biển hiện tại
Nhân vật Kasumi Miwa -  Jujutsu Kaisen
Nhân vật Kasumi Miwa - Jujutsu Kaisen
Kasumi Miwa (Miwa Kasumi?) Là một nhân vật trong bộ truyện Jujutsu Kaisen, cô là học sinh năm hai tại trường trung học Jujutsu Kyoto.
Vĩnh biệt BAEMIN- hành trình chan chứa đầy cảm xúc
Vĩnh biệt BAEMIN- hành trình chan chứa đầy cảm xúc
Baemin với tên khai sinh đầy đủ là Baedal Minjeok, được sự hẫu thuận mạnh mẽ nên có chỗ đứng vững chắc và lượng người dùng ổn định
7 kẻ không thể không build trong Honkai: Star Rail
7 kẻ không thể không build trong Honkai: Star Rail
Chúng ta biết đến cơ chế chính trong combat của HSR là [Phá Khiên]... Và cơ chế này thì vận hành theo nguyên tắc