Ngày 2 tháng 3 năm 1946, Bộ Quốc dân Kinh tế đổi thành Bộ Kinh tế, Bộ trưởng là Chu Bá Phượng.
Ngày 16 tháng 3 năm 1947, đặt Cục Ngoại thương trong Bộ Kinh tế và ngày 17 tháng 11 năm 1950 thành lập Sở Nội thương.[4]
Ngày 14 tháng 5 năm 1951, đổi tên thành Bộ Công thương, Bộ trưởng là Phan Anh.[4]
Ngày 22 tháng 9 năm 1955, Bộ Công thương tách ra thành Bộ Công nghiệp (Bộ trưởng: Lê Thanh Nghị) và Bộ Thương nghiệp (Bộ trưởng: Phan Anh).
Tháng 4 năm 1958, Bộ Thương nghiệp tách ra thành Bộ Nội thương (Bộ trưởng: Đỗ Mười) và Bộ Ngoại thương (Bộ trưởng: Phan Anh).
Ngày 26 tháng 7 năm 1960, Chủ tịch nước tách Bộ Công nghiệp thành Bộ Công nghiệp nặng (Bộ trưởng: Nguyễn Văn Trân), Bộ Công nghiệp nhẹ (Bộ trưởng: Kha Vạng Cân), Tổng cục Địa chất và Tổng cục Vật tư. Ngoài ra Bộ Thủy lợi và Điện lực (Bộ trưởng: Dương Quốc Chính) cũng được thành lập[4]
Ngày 11 tháng 8 năm 1969, Bộ Công nghiệp nặng được chia thành: Bộ Điện và Than (Bộ trưởng: Nguyễn Hữu Mai), Bộ Cơ khí và Luyện kim (Bộ trưởng: Đinh Đức Thiện), Tổng cục Hoá chất. Thành lập Bộ Lương thực và Thực phẩm (Bộ trưởng: Ngô Minh Loan) trên cơ sở hợp nhất Tổng cục Lương thực với Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tách từ Bộ Công nghiệp nhẹ ra. Thành lập Bộ Vật tư trên cơ sở Tổng cục Vật tư (Bộ trưởng: Trần Danh Tuyên).[4]
Ngày 3 tháng 9 năm 1975, thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam.[4]
Ngày 22 tháng 11 năm 1981, Bộ Điện và Than lại chia thành: Bộ Điện lực (Bộ trưởng: Phạm Khai) và Bộ Mỏ và Than (Bộ trưởng: Nguyễn Chân). Bộ Lương thực và Thực phẩm chia thành: Bộ Công nghiệp thực phẩm (Bộ trưởng: Vũ Tuân) và Bộ Lương thực (Bộ trưởng: La Lâm Gia).[4]
Năm 1983 thành lập 2 ban của Chính phủ: Ban Cơ khí và Ban Năng lượng. Cũng năm này Tổng cục Điện tử và Kỹ thuật tin học ra đời.[4]
Ngày 16 tháng 12 năm 1987, Bộ Nông nghiệp, Bộ Công nghiệp thực phẩm và Bộ Lương thực hợp nhất thành Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm; Bộ Điện lực và Bộ Mỏ và Than hợp nhất thành Bộ Năng lượng (Bộ trưởng: Vũ Ngọc Hải).[4]
Ngày 28 tháng 6 năm 1988, Bộ Ngoại thương và Uỷ ban Kinh tế đối ngoại hợp nhất thành Bộ Kinh tế đối ngoại (Bộ trưởng: Đoàn Duy Thành), còn Tổng cục Điện tử và Kỹ thuật tin học nhập vào Bộ Cơ khí và Luyện kim.[4]
Ngày 30 tháng 6 năm 1990, Bộ Kinh tế đối ngoại, Bộ Nội thương, Bộ Vật tư hợp nhất thành Bộ Thương nghiệp (Bộ trưởng: Hoàng Minh Thắng), còn Bộ Cơ khí và Luyện kim đổi thành Bộ Công nghiệp nặng (Bộ trưởng: Trần Lum).[4]
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, Bộ Thương nghiệp đổi thành Bộ Thương mại và Du lịch, rồi sau là Bộ Thương mại (Bộ trưởng: Lê Văn Triết).[4]
Ngày 21 tháng 10 năm 1995, 3 Bộ Công nghiệp nặng, Bộ Năng lượng và Bộ Công nghiệp nhẹ hợp nhất thành Bộ Công nghiệp (Bộ trưởng: Đặng Vũ Chư).[4]
Ngày 31 tháng 7 năm 2007, hợp nhất Bộ Công nghiệp với Bộ Thương mại thành Bộ Công Thương[4] và giữ tên đó cho đến nay, Bộ trưởng lúc đó là Vũ Huy Hoàng.
Căn cứ theo Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ[6] quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, và Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 của Chính phủ[7] về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương, Bộ có các nhiệm vụ và quyền hạn chính:
Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Chính phủ, của bộ và các nghị quyết, dự án, đề án, chương trình tổng kết theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Có trách nhiệm quản lý nhà nước trong các lĩnh vực:
Phát triển thị trường ngoài nước, hợp tác khu vực và song phương.
Khoa học và công nghệ và Đổi mới sáng tạo
Dịch vụ công
Thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư kinh doanh, hiện diện thương mại của nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại theo quy định của pháp luật.
Thực hiện việc cấp, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận và các hình thức văn bản khác theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại; triển khai hoạt động hợp tác công nghiệp và thương mại với các tổ chức quốc tế; xây dựng quan hệ đối tác với các công ty đa quốc gia; tiếp nhận và tổ chức quản lý, điều phối các khoản ODA và hỗ trợ kỹ thuật của nước ngoài trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp theo quy định của pháp luật.
Thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
Qua Báo cáo tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2016 Bộ Công Thương, bộ máy cán bộ của Bộ Công Thương được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá là cồng kềnh và cần phải tái cơ cấu. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương cần phải tái cơ cấu ngay bộ máy lên tới hàng vạn người từ 30 Cục, Vụ, 10 trường đại học, 22 trường cao đẳng, 11 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước...[9]
Bối cảnh rơi vào khoảng thời gian khoảng 500 năm sau cuộc khởi nghĩa nhân dân cuối cùng ở Mondstadt kết thúc, Venessa thành lập Đội Kỵ Sĩ Tây Phong để bảo vệ an toàn và duy trì luật pháp cho đất nước
Prompt engineering, một lĩnh vực mới nổi được sinh ra từ cuộc cách mạng của trí tuệ nhân tạo (AI), sẽ định hình lại thị trường việc làm và tạo ra các cơ hội nghề nghiệp mới