Lệ Mật

Rượu rắn tại một gia đình người làng Lệ Mật
Nhà xây kiểu kiến trúc cổ

Lệ Mật là một làng quê thuộc phường Việt Hưng, quận Long biên, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 7 km về phía Đông Bắc (nay thuộc phường Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội). Làng nổi tiếng về nghề bắt rắn và chế biến đặc sản thịt rắn. Hàng năm, cứ đến ngày 23/3 âm lịch, dân của các vùng xung quanh và khách thập phương lại nô nức về dự hội làng Lệ Mật.

Chính cái nghề truyền thống này nó gắn với truyền thuyết về một Thành Hoàng làng đó là Phúc thần Hoàng Ngọc Trung, người làng Lệ Mật. Chuyện kể rằng: vào thế kỷ XI, con gái vua Lý Thán Tông dong thuyền chơi trên dòng sông Thiên Đức (sông Đuống ngày nay) chẳng may bị thủy quái có hình thù con rắn bắt giữ. Đám quan quân tùy tùng không đủ sức cứu giúp, rất may có chàng trai họ Hoàng (làm nghề đánh cá) lao vào cuộc, trận thủy chiến diễn ra ác liệt rồi cuối cùng quái vật bị chặt đầu bằng lưỡi gươm của chàng trai dũng cảm ấy. Có công cứu sống công chúa nhưng chàng trai dũng sĩ từ chối mọi công danh, vàng bạc do nhà vua ban thưởng, chàng chỉ xin được phép đưa dân làng Thăng Long. Chàng đã cùng dân làng lập được 13 trại làm ăn thịnh vượng, đó cũng là 13 làng có những cái tên: Cống Vị, Ngọc Hà, giảng Võ, Thủ Lê, Vạn Phúc, Hữu Tiếp, Thụy Khê, Ngọc Khánh, Liêu Giai, Kim Mã, Đại Yên, Phủ Đế… Để ghi nhớ công trạng của chàng, dân làng Lệ Mật đã tôn vinh chàng là Thành hoàng làng. Hàng năm, dân của 13 làng trại lại trở về nhớ tới công đức của vị tổ họ Hoàng.

Lịch sử làng

[sửa | sửa mã nguồn]

Làng Lệ Mật vào cuối thời Lê đầu thời Nguyễn là một xã thuộc tổng Gia Thụy, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Năm 1961, xã Việt Hưng cùng các xã, thị trấn trong huyện Gia Lâm được nhập về thành phố Hà Nội. Năm 2003, khi một phần huyện Gia Lâm được tách ra để thành lập quận Long Biên, xã Việt Hưng đổi thành phường Việt Hưng thuộc quận Long Biên. Lệ Mật là một làng cổ, xưa có tên là "Trù Mật", có lẽ vì kỵ húy chúa Trịnh Chù (Trịnh Cương (1686 - 1729) nên đổi thành tên như hiện nay.

Tương truyền, vào đời vua Lý Nhân Tông, có một công chúa cưng của vua thường bơi thuyền du ngoạn trên dòng Thiên Đức (sông Đuống ngày nay) và vào một hôm, công chúa bị đắm thuyền chết đuối không thấy xác. Vua trao giải cho ai tìm thấy nhưng không người nào tìm được. Có một chàng thanh niên họ Hoàng ở Lệ Mật đã chiến đấu dũng cảm với thủy quái và cuối cùng đưa được ngọc thể của công chúa lên bờ. Vua ban thưởng cho chàng rất nhiều gấm vóc, vàng bạc, nhưng chàng từ chối tất cả, chỉ xin vua cho đưa dân nghèo Lệ Mật và mấy làng quanh đó sang khai khẩn vùng đất phía Tây kinh thành Thăng Long làm trang trại. Sau khi được vua ưng thuận, dân chúng Lệ Mật đã cùng chàng vượt dòng sông Nhị Hà (sông Hồng) sang khai khẩn khu đất phía Tây thành Thăng Long. Vùng đất ấy dần trở nên trù phú, mở rộng thành 13 trại ấp mà sách sử gọi là khu "Thập Tam trại".

Sau khi khai lập được 13 trại, chàng trai họ Hoàng quay về củng cố làng cũ, rất trù phú, nên gọi làng là "Trù Mật". Sau khi chàng thanh niên mất, dân làng lập đình thờ chàng, suy tôn chàng là Thần hoàng. Theo gương chàng, dân chúng làng Lệ Mật ngoài việc nhà nông còn phát triển thêm nghề bắt rắn, nuôi rắn.

Hiện nay trong làng có hàng trăm hộ nuôi rắn, hàng chục nhà hàng đặc sản rắn và có nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật về rắn được tổ chức rầm rộ hàng năm. Lệ Mật được đánh giá là trung tâm giao dịch về rắn của toàn miền Bắc, đồng thời là làng rắn nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới.

Làng Lệ Mật xưa có hai ngôi đình: đình Thượng (nay không còn), thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và đình Hạ thờ dũng sĩ họ Hoàng.

Hội làng

[sửa | sửa mã nguồn]

Người dân Hà Nội xưa có câu ca:

Nhớ ngày 23 tháng 3
Dân trại ta vượt Nhị Hà thăm quê
Kinh quán, cựu quán đề huề
Hồ Tây cá nhảy đi về trong mây

Hội làng Lệ Mật là cơ hội để hàng năm con cháu trong làng (dân cựu quán) và con cháu đi xa khai hoang bên kinh thành Thăng Long (dân kinh quán) gặp gỡ nhau để tâm sự và tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên, những người khai hoang.

Hội làng được tổ chức hàng năm từ ngày 20 đến 24 tháng 3 Âm lịch, hội chính vào ngày 23 tháng 3 Âm lịch, suy tôn Thành Hoàng làng Lệ Mật. Vào ngày hội chính, đại diện con cháu của 13 trại phía Tây thành Thăng Long xưa đội 13 mâm lễ vật mang từ kinh đô về đình làng Lệ Mật để dự hội. Trong ngày hội làng có trò múa rắn độc đáo, con rắn được làm bằng nan tre lợp vải tượng trưng cho loài thủy quái đã bị chàng trai họ Hoàng dùng sức mạnh và ý chí của mình hạ gục. Người ta còn tổ chức thi rắn to, rắn đẹp, rắn lạ,..phổ biến các bí quyết bắt rắn, nuôi rắn, khai thác nọc, chữa rắn độc cắn...Du khách tham dự lễ hội có thể được thưởng thức các món đặc sản chế biến từ thịt rắn.

==Xem thêm== =)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Thuật toán A* - Thuật toán tìm đường đi ngắn nhất giữa hai điểm bất kì được Google Maps sử dụng
Thuật toán A* - Thuật toán tìm đường đi ngắn nhất giữa hai điểm bất kì được Google Maps sử dụng
Đây là thuật toán mình được học và tìm hiểu trong môn Nhập môn trí tuệ nhân tạo, mình thấy thuật toán này được áp dụng trong thực tế rất nhiều
Đầu Xạ Chú Pháp mạnh tới mức nào?
Đầu Xạ Chú Pháp mạnh tới mức nào?
Đầu Xạ Chú Pháp là một thuật thức di truyền của gia tộc Zen’in. Có hai người trong gia tộc được xác nhận sở hữu thuật thức này
Chuỗi phim Halloween: 10 bộ phim tuyển tập kinh dị hay có thể bạn đã bỏ lỡ
Chuỗi phim Halloween: 10 bộ phim tuyển tập kinh dị hay có thể bạn đã bỏ lỡ
Hãy cùng khởi động cho mùa lễ hội Halloween với list phim kinh dị dạng tuyển tập. Mỗi bộ phim sẽ bao gồm những mẩu chuyện ngắn đầy rùng rợn
Mondstadt và Đại thảm họa Thủy Triều Đen
Mondstadt và Đại thảm họa Thủy Triều Đen
Bối cảnh rơi vào khoảng thời gian khoảng 500 năm sau cuộc khởi nghĩa nhân dân cuối cùng ở Mondstadt kết thúc, Venessa thành lập Đội Kỵ Sĩ Tây Phong để bảo vệ an toàn và duy trì luật pháp cho đất nước