Thăng Long tứ trấn

Thăng Long tứ trấn trên bản đồ Hà Nội
Thăng Long tứ trấn
Thăng Long tứ trấn
Thăng Long tứ trấn
Thăng Long tứ trấn
Vị trí Thăng Long tứ trấn trên bản đồ Hà Nội

Thăng Long tứ trấn là tên gọi chỉ 4 ngôi đền thiêng thờ 4 vị thần trấn giữ 4 vị trí huyết mạch phía đông, tây, nam, bắc của kinh thành Thăng Long xưa.[1] Bốn ngôi đền bao gồm:[2][3]

  1. Đền Bạch Mã - Bạch Mã tối linh từ (trấn giữ phía Đông kinh thành);
  2. Đền Voi Phục - Tây trấn từ (trấn giữ phía Tây kinh thành);
  3. Đền Kim Liên - Kim Liên từ (trấn giữ phía Nam kinh thành);
  4. Đền Quán Thánh - Trấn Vũ quán - (trấn giữ phía Bắc kinh thành).

Ngày 18 tháng 1 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 93/QĐ-TTg xếp hạng di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Thăng Long tứ trấn là di tích quốc gia đặc biệt.[4][5]

Đền Bạch Mã

[sửa | sửa mã nguồn]
Đền Bạch Mã

Đền Bạch Mã nằm tại địa chỉ số 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm. Đây là đền thờ thần Long Đỗ, vị Thành hoàng của Thăng Long xưa[6]. Theo sử liệu, đền Bạch Mã được khởi dựng dưới thời nhà Đường khi Cao Biền xây La thành vào năm 866. Sau khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long vào năm 1010 thì đền được xây dựng lại. Đền được xây theo hình chữ "tam", bên ngoài là phương đình tám mái. Điểm đặc sắc của công trình kiến trúc này chính là hệ thống mái hình "vỏ cua" (hình mai con cua) liên kết giữa các hạng mục kiến trúc. Đền hiện còn bảo quản được tượng và nhiều di vật quý như tượng thần Long Đỗ từ thời nhà Lê - thế kỷ XVII, 18 bia đá cổ, 17 đạo sắc phong thời Nguyễn, nhiều đồ thờ tự khác.[7][8][9]

Đền Voi Phục

[sửa | sửa mã nguồn]
Đền Voi Phục

Đền Voi Phục có các tên khác là Đền Thủ Lệ, Đền Linh Lang hiện tọa lạc tại phố Kim Mã, quận Ba Đình cạnh công viên Thủ Lệ. Đền thờ thần Linh Lang Đại vương, người có công đánh dẹp quân Tống trên vùng đất Thăng Long xưa[10]. Tương truyền, đền Voi Phục được xây dựng năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 7 (1065) đời vua Lý Thánh Tông trên một khu gò cao thuộc vùng đất của trại Thủ Lệ - một trong 13 làng trại ở phía tây kinh thành Thăng Long. Đền có kết cấu kiểu chữ "công" gồm tiền tế, trung đường, hậu cung. Trong đền có hai pho tượng đồng và hòn đá to có vết lõm, tương truyền là nơi Linh Lang nằm gối đầu lên rồi hóa thành con giao long. Ngoài cổng đền có tượng hai con voi quỳ phục, do đó mà thành tên gọi.[11][12][13]

Đền Kim Liên

[sửa | sửa mã nguồn]
Đền Kim Liên

Đền Kim Liên còn được gọi là Đền Cao Sơn, Đình Kim Liên tọa lạc tại phường Phương Liên, quận Đống Đa. Đền được lập nên từ thời vua Lê Tương Dực để thờ thần Cao Sơn Đại Vương. Tương truyền, thần Cao Sơn là con trai của Lạc Long QuânÂu Cơ, là một trong 50 người con theo mẹ lên núi. Đền Kim Liên nằm trên gò cao, bao gồm tam quan và đền thờ thần. Đền chính được xây theo kiểu chữ "Đinh" gồm tòa bái đường năm gian ở phía trước, phía sau là chính điện (hậu cung) ba gian[14][15]. Về sau người dân làng Kim Liên đã lập thêm cổng tam quan, bổ sung một số kiến trúc mới tạo thành đình Kim Liên, trong đền và đình còn thờ Tam Phủ, thờ Mẫu... Đến nay, tại đình Kim Liên còn lưu giữ 39 đạo sắc phong cho thần Cao Sơn Đại Vương và tấm bia đá dựng phía trái đền.[14][16]

Đền Quán Thánh

[sửa | sửa mã nguồn]
Đền Quán Thánh

Đền nằm ở cuối đường Thanh Niên, nhìn chếch ra Hồ Tây[17]. Theo sử sách, đền Quán Thánh hay Quán Trấn Vũ thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, tương truyền là người đã có công giúp vua An Dương Vương khi xây thành Cổ Loa. Đền được dựng trong Kinh thành từ thời nhà Lý (1160). Năm 1474, khi mở rộng Hoàng thành, vua Lê Thánh Tông cho di chuyển đền ra địa điểm hiện nay. Trong đền có tượng thánh Trấn Vũ bằng đồng đen, đúc năm 1677 đời Lê Hy Tông, cao 3,92 m và nặng khoảng 4 tấn.[18]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Thăng Long tứ trấn được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt”. Cổng thông tin điện tử Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội. 20 tháng 1 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2022.
  2. ^ “Thăm "Tứ trấn Thăng Long" - dấu ấn tâm linh Việt”. Báo điện tử VOV. 5 tháng 3 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2022.
  3. ^ “Thăng Long tứ trấn”. Báo Nhân Dân điện tử. 28 tháng 7 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2022.
  4. ^ “Xếp hạng 5 di tích quốc gia đặc biệt”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. 18 tháng 1 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2022.
  5. ^ “Quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 12)”. Cục Di sản văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2022.
  6. ^ “Chuyện về vị Quốc đô Thành Hoàng Đại Vương của kinh thành Thăng Long”. Báo điện tử Pháp luật. 6 tháng 10 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2022.
  7. ^ “Bạch Mã -ngôi đền cổ nhất Hà Nội”. Báo điện tử Đại biểu Nhân dân. 3 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2022.
  8. ^ “Bạch Mã, ngôi đền lâu đời nhất "Tứ trấn Thăng Long". Báo điện tử Pháp luật. 18 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2022.
  9. ^ “Đền Bạch Mã: Giá trị đặc biệt của một trong tứ trấn Thăng Long”. Cổng thông tin Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội. 2 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2022.
  10. ^ “Đền Voi Phục”. Báo điện tử An ninh Thủ đô. 27 tháng 1 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2022.
  11. ^ “Đền Thủ Lệ - một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa”. Trang thông tin điện tử Nhà xuất bản Hà Nội. 18 tháng 12 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2022.
  12. ^ “Tìm hiểu về "Thăng Long Tứ Trấn" Dấu ấn của kinh đô Thăng Long ngàn năm văn hiến (Phần 1)”. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. 9 tháng 10 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2022.
  13. ^ “Thăng Long tứ trấn: Đền Linh Lang”. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. 3 tháng 5 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2022.
  14. ^ a b “Ngôi đền thờ em trai Hùng Vương thứ nhất”. Báo điện tử Chính phủ. 26 tháng 6 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2022.
  15. ^ “Đền Kim Liên và dấu ấn văn hóa Hà Nội”. Đài Tiếng nói Việt Nam – Ban Văn hóa xã hội. 7 tháng 10 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2022.
  16. ^ “Thăm đình Kim Liên - một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa”. Báo điện tử VOV. 8 tháng 2 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2022.
  17. ^ “Đền Quán Thánh nổi tiếng trong "Thăng Long tứ trấn". Trang thông tin điện tử Nhà xuất bản Hà Nội. 29 tháng 3 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2022.
  18. ^ “Hoàn thành tu bổ trấn Bắc thành Thăng Long”. Báo điện tử Chính phủ. 2 tháng 8 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2022.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Những điều mình học được từ quyển sách tâm lí học về tiền
Những điều mình học được từ quyển sách tâm lí học về tiền
Là một quyển sách tài chính nhẹ nhàng và gần gũi. Với những câu chuyện thú vị về thành công và thất bại của những chuyên trong lĩnh vực tài chính
Kishou Arima: White Reaper trong Tokyo Ghoul
Kishou Arima: White Reaper trong Tokyo Ghoul
Kishou Arima (有馬 貴将, Arima Kishō) là một Điều tra viên Ngạ quỷ Cấp đặc biệt nổi tiếng với biệt danh Thần chết của CCG (CCGの死神, Shīshījī no Shinigami)
NFC và những ứng dụng thú vị của nó
NFC và những ứng dụng thú vị của nó
Chúng ta thường quan tâm đến Wifi, Bluetooth, Airdrop mà bỏ qua NFC và những ứng dụng thú vị của nó
Nhân vật Kugisaki Nobara - Jujutsu Kaisen
Nhân vật Kugisaki Nobara - Jujutsu Kaisen
Kugisaki Nobara (釘くぎ崎さき野の薔ば薇ら Kugisaki Nobara?, Đanh Kì Dã Tường Vi) là nhân vật chính thứ ba (từ gốc: tritagonist) của bộ truyện Jujutsu Kaisen