Đền Sóc | |
---|---|
Di tích quốc gia đặc biệt | |
Thờ phụng | |
Phù Đổng Thiên Vương | |
Thánh Gióng | |
Thông tin đền | |
Địa chỉ | Núi Sóc, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, Việt Nam |
Tọa độ | 21°17′32″B 105°49′54″Đ / 21,292157°B 105,8315984°Đ |
Lễ hội | Hội Gióng |
Di tích quốc gia đặc biệt | |
Đền Sóc | |
Phân loại | Di tích kiến trúc nghệ thuật |
Ngày công nhận | 31 tháng 12 năm 2014 |
Quyết định | 2408/QĐ-TTg[1] |
Di tích quốc gia | |
Đền Sóc Sơn | |
Phân loại | Di tích kiến trúc nghệ thuật |
Ngày công nhận | 28 tháng 4 năm 1962 |
Quyết định | 313-VH/VP[2] |
Khu di tích lịch sử đền Sóc nằm dưới chân Núi Sóc là nơi gắn với truyền thuyết anh hùng Thánh Gióng bay về trời sau khi đánh thắng giặc Ân.
Tương truyền, đền Sóc bắt nguồn từ ngôi miếu thờ nhỏ mang tên Đổng Vương có từ xa xưa, một lần Lê Hoàn (Lê Đại Hành) cùng các tướng sĩ trên đường hành quân chống giặc Tống xâm lược, vua tôi nhà Tiền Lê vào làm lễ cầu thánh Gióng phù hộ. Trong trận chiến, quân Tống thua to, khi quay về vua Lê Đại Hành vào lễ tạ rồi sai người tìm gốc trầm hương làm tượng thần và xây dựng thành khu đền uy nghi. Đồng thời phong thêm hai chữ "Phù" và "Thiên", tên của ngài được thờ tại đền Sóc là "Phù Đổng Thiên Vương".
Quần thể di tích đền Sóc hiện nay bao gồm đền Trình, đền Mẫu, chùa Đại Bi, đền Thượng, chùa Non Nước, tượng đài Thánh Gióng trên đỉnh Vệ Linh và các lăng bia đá ghi lại lịch sử và lễ hội đền Sóc.
Đền Sóc được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào năm 1962 và xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt năm 2014[3]. Năm 2010, UNESCO đã vinh danh Hội Gióng là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Năm 2010, Hà Nội phê duyệt quy hoạch khu du lịch văn hoá nghỉ ngơi cuối tuần thuộc khu vực đền Sóc - chùa Non Nước. Theo đó, khu du lịch này sẽ được xây dựng trên diện tích hơn 247 ha. Gồm 4 khu chức năng: