Chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ
舘使寺 (Quán Sứ tự)
Cổng Tam Quan
Map
Vị trí
Quốc giaViệt Nam Việt Nam
Địa chỉ73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Thông tin
Tôn giáoPhật giáo
Tông pháiGiáo hội Phật giáo Việt Nam
Khởi lậpThế kỷ 15
Người sáng lậpVua Lê Thế Tông
Quản lýGiáo hội Phật giáo Việt Nam
icon Cổng thông tin Phật giáo

Chùa Quán Sứ (舘使寺) là một ngôi chùa ở số 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Trước đây,[khi nào?] địa phận này thuộc thôn An Tập, phường Cổ Vũ, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là tổng Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Chùa Quán Sứ được xây dựng vào thế kỷ 15. Nguyên xưa ở phường Cổ Vũ chưa có chùa, chỉ có mấy gian nhà tranh ở phía Nam, dân làng dùng làm chỗ tế thần cầu yên gọi là xóm An Tập. Theo sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí, vào thời vua Lê Thế Tông, các nước Chiêm Thành, Ai Lao thường cử sứ giả sang triều cống Việt Nam. Nhà vua cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón các sứ thần đến Thăng Long. Vì sứ thần các nước này đều sùng đạo Phật nên lại dựng thêm một ngôi chùa cũng nằm trong khuôn viên Quán Sứ để họ có điều kiện hành lễ. Thời gian đã xóa đi dấu khu nhà Quán Sứ nhưng ngôi chùa thì vẫn tồn tại.

Theo bài văn của Tiến sĩ Lê Duy Trung khắc trên tấm bia dựng năm 1855, vào đầu đời Gia Long (1802-1819) chùa gần đồn Hậu Quân. Đến năm 1822, chùa được sửa sang để làm chỗ lễ bái cho quân nhân ở đồn này. Khi quân ở đồn này rút đi, chùa được trả lại cho dân làng. Nhà sư Thanh Phương trụ trì ở chùa lúc đó mới làm thêm các hành lang, tô tượng, đúc chuông. Tiền đường của chùa thờ Phật, còn hậu đường thờ vị quốc sư Minh Không thời Nhà Lý.

Năm 1934, Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ thành lập, chùa Quán Sứ được chọn làm trụ sở trung ương. Năm 1942 chùa đã được xây dựng lại theo bản thiết kế của hai kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng do chính Tổ Vĩnh Nghiêm duyệt.

Kiến trúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Tam quan của chùa có ba tầng mái, nằm giữa là lầu chuông. Qua tam quan là một sân rộng lát gạch, bước lên 11 bậc thềm là tới chánh điện cao, hình vuông, xung quanh có hành lang. Điện Phật được bài trí trang nghiêm, các pho tượng đều khá lớn và thếp vàng lộng lẫy. Phía trong cùng, thờ ba vị Tam thế Phật trên bậc cao nhất. Bậc kế tiếp thờ tượng Phật A-di-đà ở giữa, hai bên có tượng Quan Thế ÂmĐại Thế Chí. Bậc dưới đó, ở giữa thờ Phật Thích ca, hai bên là A-nan-đàCa-diếp. Bậc thấp nhất, ở ngoài cùng có tòa Cửu Long đứng giữa tượng Quan Âm và Địa Tạng. Gian bên phải chánh điện thờ Lý Quốc Sư (tức Thiền sư Minh Không) với hai thị giả, gian bên trái thờ tượng Đức Ông và tượng Châu Sương, Quan Bình.

Phía Đại Hùng Bảo Điện là nhà thờ Tổ, nơi thời Lịch Đại Tổ Sư của Phật giáo Việt Nam. Đây là ngôi chùa hiếm có trên đất bắc Việt Nam, tuy xây từ lâu đời nhưng luôn gìn giữ chính pháp và đặc biệt " không thờ mẫu tam tứ phủ " trong chùa vì đây là một dạng tín ngưỡng bản địa không thuộc Phật giáo.

Hai bên và đằng sau sân là các dãy nhà dùng làm thư viện, giảng đường, nhà khách và tăng phòng.

Chùa Quán Sứ có lẽ là một trong rất ít ngôi chùa ở Việt Nam mà tên chùa cũng như nhiều câu đối đều được viết bằng chữ quốc ngữ. Phải chăng vì ngôi chùa được xây dựng lại vào giữa thế kỷ 20 và vì chùa đã trở thành trụ sở trung tâm của Tổng hội Phật giáo Bắc Việt, nay là của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngôi Quốc tự chung của các thiện nam tín nữ trên đất Việt. Phân viện Nghiên cứu Phật học thuộc Giáo hội và văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình (ở Việt Nam) cũng đặt ở đây.

Nửa thế kỷ nay, chùa Quán Sứ đã chứng kiến nhiều hoạt động quan trọng của Phật giáo Việt Nam, trong đó có sự thống nhất tổ chức Phật giáo trong nước và sự hòa nhập của Phật giáo Việt Nam với Phật giáo thế giới. Chính nơi đây vào ngày 13 tháng 5 năm 1951 (mồng 8 tháng 4 năm Tân Mão) lần đầu tiên lá cờ Phật giáo thế giới do Thượng tọa Thích Tố Liên mang về từ Colombo đã xuất hiện trên bầu trời Hà Nội.

Danh Tăng Tổ Đình

[sửa | sửa mã nguồn]
Danh Tăng năm sinh - mất sơn môn pháp phái chức vụ, giáo vụ thời gian trụ trì Ghi chú
Thanh Phương Thiền Sư 1822 Sư Trùng Tu chùa, tô tượng, xây gác chuông năm 1822
Tổ Vĩnh Nghiêm

Hòa thượng Thích Thanh Hanh

1840 -1936 Tông Lâm Tế Đệ Nhất Thiền Gia pháp chủ 1934 -1936
Hòa thượng Thích Thanh Tường 1858 Tông Lâm Tế Đệ nhị Thiền Gia Pháp Chủ 1938
Tổ Trung Hậu

Hòa thượng Thích Trừng Thanh

1861 - 1940 Tông Lâm Tế, Kỳ Túc Đạo Sư Sư là Chánh Đốc Công trùng tu chùa quán sứ giai đoạn 1938 - 1940
Tổ Bằng Sở

Hòa thượng Phan Trung Thứ

1871 - 1942 Kỳ Túc Đạo Sư, chủ bút tờ Đuốc Tuệ sư là người trùng tu chùa quán Sứ năm 1940
Tổ Tuệ Tạng

Hòa thượng Thích Tâm Thi

1889 -1959 Thượng Thủ Tăng già 1945 sư là giám viện quán sứ năm 1935
Hòa thượng Thích Mật Ứng 1889 - 1957 Tông Tào Động Thiền Gia Pháp Chủ 1951
Hòa thượng Thích Tố Liên 1903 - 1977 Sơn Môn Hương Tích Tổng thư ký giáo hội tăng già Bắc Việt 1954
Hòa thượng Thích Trí Hải 1906 - 1979 Sơn Môn Tế Xuyên Đệ Nhất Phó Hội Chủ Tổng Hội PGVN

Trị Sự Trưởng

Sư là người vẽ thiết kế và tái thiết chùa QS năm 1936
Hòa thượng Thích Trí Độ 1894 - 1979 Tông Lâm Tế Ủy viên ban Thường vụ Quốc hội nước CHXHCNVN

Ủy viên Đoàn Chủ tịch TWMTTQVN

Ủy viên Uỷ ban Liên Việt

Ủy viên Ủy ban VN bảo vệ hòa bình TG

Hội Trưởng Hội PG thống Nhất

Hiệu Trưởng trường tu học Phật Pháp TW

1954 - 1955
Hòa thượng Thích Đức Nhuận 1897 - 1993 Tông Tào Động Đệ Nhất Pháp Chủ GHPGVN

Hội Trưởng Hội PG Thống Nhất VN

1955 - 1969
Hòa thượng Thích Tâm An 1892 - 1982 Phó Hiệu Trưởng Trường Tu Học Phật Pháp Trung ương 1969 - 1982
Hòa thượng Thích Tâm Tịch 1915 - 2005 Tông Lâm Tế Phó Pháp Chủ Kiêm Chánh Thư ký Hội đồng Chứng Minh

Đệ Nhị Pháp Chủ GHPGVN

1982 - 2005
Hòa thượng Thích Thanh Tứ 1927 - 2011 Đại biểu QH nước CHXHCNVN khóa XI, XII

Uỷ viên Đoàn Chủ tịch TW Mặt Trận TQ VN

Thành viên Hội đồng Chứng Minh GHPGVN

Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị Sự TƯ GHPGVN

2005 - 2011
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu 1952 Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị Sự TƯ GHPGVN
Thượng tọa Thích Thanh Điện Phó Tổng Thư ký Hội đồng Trị Sự

Chánh văn Phòng I. TƯ. GHPGVN

Chánh Đương Gia

Trường Cao Cấp Phật Học Trung Ương

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1981 sau khi thống nhất các tổ chức Phật giáo và thành lập Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, nhiệm vụ cấp bách khi đó là đào tạo tăng tài nên giáo hội đã thành lập Trường Cao Cấp Phật Học Trung Ương tại Hà Nội có cơ sở là Chùa Quán Sứ. Đây chính là tiền thân của Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội sau này. Trường tổ chức chiêu sinh khóa 1 (1981-1985), khi đó tăng sinh đều là con em của các tổ đình lớn đất bắc và sau đó trở thành các nhà lãnh đạo của giáo hội hiện nay như:

  • Hòa Thượng Thích Thanh Thiền, chùa Quán Sứ.
  • Hòa Thượng Thích Mật Hựu.
  • Hòa Thượng Thích Viên Thành (1950 - 2002), Phó ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Phú Thọ, Phó Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Hà Tây,.... Trụ trì Chùa Hương, Chùa Thầy, Chùa Vạn Niên.
  • Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu (1952). Phó chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự TƯ GHPGVN, trụ trì chùa Quán Sứ.
  • Hòa Thượng Thích Thanh Nhã (1950), Chánh văn phòng Hội đồng chứng minh, Phó ban trị sự PG Hà Nội, Trụ trì chùa Trấn Quốc. (Chủ Tịch Hội Cựu Tăng Ni Sinh)
  • Hòa Thượng Thích Thanh Lương (1949), Chứng minh ban trị sự Nam Định.
  • Hòa thượng Thích Thanh Duệ (1951), Trưởng Ban trị sự PG tỉnh Vĩnh Phúc.
  • Hòa Thượng Thích Gia Quang (1954), Phó chủ tịch Hội đồng trị sự, Trưởng ban thông tin truyền thông, trụ trì chùa liên Phái.
  • Hòa thượng Thích Bảo nghiêm (1956), Phó chủ tịch hội đồng trị sự, trưởng ban trị sự PG Hà Nội, trụ trì chùa Lý Triều Quốc Sư.
  • Hòa Thượng Thích Quảng Tùng (1953), Phó chủ tịch hội đồng trị sự, Trưởng ban trị sự PG Hải phòng, trụ trì chùa Dư Hàng.
  • Hòa Thượng Thích Thanh Điện (1958), Phó tổng thư ký Hội đồng trị sư, Chánh văn phòng I TƯ, trụ trì chùa Duệ Tú.
  • Hòa Thượng Thích Thanh Giác (1957), phó ban trị sự PG hải Phòng, trụ trì chùa Phổ Chiếu.
  • Hòa Thượng Thích Thanh Đạt (1955), Nguyên Viện Trưởng Học viện PG VN tại Hà Nội.
  • Hòa Thượng Thích Thanh Hưng (1952), Uỷ viên thừong trực Hội đồng trị sự, trụ trì chùa Thiên Phúc.
  • Thượng Tọa Thích Nguyên Hạnh (1957), Trưởng ban trị sự PG quận Tây Hồ, Hà Nội, trụ trì chùa tảo Sách.
  • Thượng Tọa Thích Thanh Phúc (1954), Phó trưởng ban trị sự PG Hà Nội, trụ trì Chùa Châu long.
  • Thượng Tọa Thích Thanh Phương (1960 - 2013), Chánh Thư Ký Ban Trị Sự PG Tỉnh Thái Bình, Trụ Trì Chùa Vĩnh Quang.
  • Ni trưởng Thích Đàm Nghiêm, Phó trưởng phâ ban thường trực phân ban ni giới Trung ương.
  • Ni sư Thích Đàm Lan (1956), Phó trưởng phân ban ni giới TƯ, trụ trì chùa Bồ Đề.
  • Ni sư Thích Đàm Khoa (1959), Trụ trì chùa Trăm Gian.
  • Ni sư Thích Diệu Hương, Chùa Phong Hanh, Hải Dương.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Agatsuma Zenitsu trong Kimetsu No Yaiba
Nhân vật Agatsuma Zenitsu trong Kimetsu No Yaiba
Agatsuma Zenitsu là một Kiếm sĩ Diệt Quỷ và là một thành viên của Đội Diệt Quỷ
Brooklyn 99 - nét mới trong thể loại sitcom
Brooklyn 99 - nét mới trong thể loại sitcom
B99 đúng là có tình yêu, nói về tình bạn nhưng đều ở mức vừa đủ để khiến một series về cảnh sát không bị khô khan nhàm chán
Yōkoso Jitsuryoku Shijō Shugi no Kyōshitsu e - chương 7 - vol 9
Yōkoso Jitsuryoku Shijō Shugi no Kyōshitsu e - chương 7 - vol 9
Ichinose có lẽ không giỏi khoản chia sẻ nỗi đau của mình với người khác. Cậu là kiểu người biết giúp đỡ người khác, nhưng lại không biết giúp đỡ bản thân. Vậy nên bây giờ tớ đang ở đây
[X-Men] Nhân vật Apocalypse - The First One
[X-Men] Nhân vật Apocalypse - The First One
Câu chuyện của Apocalypse (En Sabah Nur) bắt đầu khi anh ta sinh ra vào khoảng 5000 năm trước công nguyên ở Ai Cập