Đài quan trắc sóng hấp dẫn bằng giao thoa kế laser (tiếng Anh: Laser Interferometer Gravitational-Wave Observatory; LIGO) là một thí nghiệm vật lý quy mô lớn nhằm phát hiện trực tiếp sóng hấp dẫn. Đồng thành lập bởi ba nhà vật lý Kip Thorne, Ronald Drever tại Caltech và Rainer Weiss tại MIT vào năm 1992, LIGO là một dự án liên hợp giữa các nhà khoa học tại MIT, Caltech, và nhiều trường đại học viện nghiên cứu khác. Các nhà khoa học tham gia vào dự án và phân tích dữ liệu cho thiên văn sóng hấp dẫn được tổ chức trong Nhóm hợp tác Khoa học LIGO bao gồm hơn 900 nhà khoa học trên toàn thế giới.[1][2] LIGO được tài trợ bởi Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF), với những đóng góp quan trọng từ Hội đồng Khoa học và Công nghệ Anh, Hiệp hội Max Planck của Đức, và Hội đồng nghiên cứu Australia.[3][4] Đến giữa tháng 9 năm 2015 "cơ sở thám trắc sóng hấp dẫn lớn nhất thế giới" đã hoàn thành đợt nâng cấp trong vòng 5 năm với chi phí 200 triệu US$ trong tổng chi phí của dự án là 620 triệu US$.[2][5] LIGO là dự án lớn nhất và tham vọng nhất được tài trợ bởi NSF.[6][7]
Giai đoạn đầu LIGO hoạt động từ năm 2002 đến năm 2010 và không phát hiện ra sóng hấp dẫn. Sau đó nó ngừng hoạt động trong nhiều năm để thực hiện việc nâng cấp và thay thế các thiết bị dò có độ nhạy cao hơn của giai đoạn "LIGO Tiên tiến" (Advance LIGO). Đến tháng 2 năm 2015, hai trạm thám trắc (một ở Livingston, Louisiana và một ở Hanford, Washington) đã hoàn thành việc nâng cấp và đi vào bước chạy thử.[8] Ngày 18 tháng 9 năm 2015, LIGO Tiên tiến bắt đầu giai đoạn quan trắc khoa học với độ nhạy gấp bốn lần so với các giao thoa kế LIGO lần trước.[9] Độ nhạy của nó sẽ dần được nâng cao cho đến khi đạt độ nhạy thiết kế vào năm 2021.[10]
Trong một cuộc họp báo tổ chức bởi Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF) và LIGO vào ngày 11 tháng 2 năm 2016, họ thông báo đã đo được trực tiếp sóng hấp dẫn trong ngày 14 tháng 9 năm 2015 từ kết quả của việc hai lỗ đen có khối lượng 29 và 36 lần khối lượng Mặt Trời,cách Trái Đất khoảng 1,3 tỷ năm ánh sáng sáp nhập vào nhau tạo thành một lỗ đen quay mới có khối lượng 62 lần khối lượng Mặt Trời.Trước đó,bức xạ hấp dẫn mang năng lượng tương đương với khối lượng bằng 3 lần khối lượng Mặt Trời được đo bởi 2 giao thoa kế laser ở Hanford và Livingston của LIGO,sau khi đồng bộ dữ liệu thì hai tín hiệu lệch nhau 7 mili giây.Tín hiệu do hệ lỗ đen này phát ra được công bố rằng có biên độ lớn hơn nhiều so với các sao neutron và kéo dài trong 0,2 giây.[11][12][13][14]
^Shoemaker, David (2012). “The evolution of Advanced LIGO”(PDF). LIGO Magazine (1): 8. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2016.
^B. P. Abbott et al. (LIGO Scientific Collaboration and Virgo Collaboration) (2016). “Observation of Gravitational Waves from a Binary Black Hole Merger”. Physical Review Letters. 116 (6). doi:10.1103/PhysRevLett.116.061102.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
On the detection of low frequency gravitational waves, M.E.Gertsenshtein and V.I.Pustovoit – JETP Vol.43 p. 605-607 (August 1962) Note: This is the first paper proposing the use of interferometers for the detection of gravitational waves.
Wave resonance of light and gravitational waves – M.E.Gertsenshtein – JETP Vol.41 p. 113-114 (July 1961)
Gravitational radiation and the prospect of its experimental discovery, V.B.Braginsky – Soviet Physics Vol.86 p. 433-446 (July 1965)
On the electromagnetic detection of gravitational waves, V.B.Braginsky, L.P.Grishchuck, A.G.Dooshkevieh, M.B.Mensky, I.D.Novikov, M.V.Sazhin and Y.B.Zeldovisch – GR.G. Vol.11 No.6 p. 407-408 (1979)
On the propagation of electromagnetic radiation in the field of a plane gravitational wave, E.Montanari – gr-qc/9806054 (ngày 11 tháng 6 năm 1998)
Earth-Motion studies A brief discussion of efforts to correct for seismic and human-related activity that contributes to the background signal of the LIGO detectors.
Victor gặp Emily trong một hoàn cảnh khá trớ trêu. Emily là một cô gái hồng nhan bạc mệnh, vì trót trao nhầm tình yêu cho một kẻ đểu cáng mà ra đi tức tưởi trong bộ váy cưới