Long Cần

Long Cần
隆懃
Thân vương nhà Thanh
Túc Thân vương
Tại vị18701898
Tiền nhiệmHoa Phong
Kế nhiệmThiện Kỳ
Thông tin chung
Sinh1840
Mất1898 (57–58 tuổi)
Phúc tấnxem văn bản
Tên đầy đủ
Ái Tân Giác La Long Cần (愛新覺羅 隆懃)
Thụy hiệu
Hòa Thạc Túc Lương Thân vương
(和碩肅良親王)
Hoàng tộcÁi Tân Giác La
Thân phụHoa Phong
Thân mẫuNgô Giai thị

Long Cần (tiếng Trung: 隆懃; 28 tháng 9 năm 184022 tháng 3 năm 1898) là một hoàng thân của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc, người thừa kế 1 trong 12 tước vị Thiết mạo tử vương.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Long Cần sinh vào giờ Dần, ngày 3 tháng 9 (âm lịch) năm Đạo Quang thứ 20 (1840), trong gia tộc Ái Tân Giác La. Ông là con trai thứ ba của Túc Khác Thân vương Hoa Phong, mẹ ông là Trắc Phúc tấn Ngô Giai thị (吴佳氏). Năm Đồng Trị nguyên niên (1862), tháng 11, ông được phong làm Nhị đẳng Trấn quốc Tướng quân (二等鎮國將軍), nhậm Tán trật đại thần. Năm thứ 4 (1865), tháng 9, nhậm Đô thống Mông Cổ Tương Hồng kỳ, quản lý sự vụ Tương Bạch kỳ Hộ quân Thống lĩnh. Năm thứ 9 (1870), phụ thân ông qua đời, ông được thế tập tước vị Túc Thân vương đời thứ 9, được ở Ngự tiền hành tẩu. Năm thứ 10 (1871), tháng 4, quản lý Tổng tộc trưởng của Tương Bạch kỳ.[1] Tháng 6 cùng năm, nhậm Tiền dẫn Đại thần (前引大臣). Năm thứ 13 (1874), tháng 6, thụ chức Nội đại thần. Tháng 12 cùng năm, nhậm Chính Hoàng kỳ Lĩnh thị vệ Nội đại thần.

Năm Quang Tự nguyên niên (1875), tháng 3, thụ Đô thống Hán quân Tương Lam kỳ. Tháng 6 cùng năm, thay quyền Đô thống Hán quân Chính Bạch kỳ. Năm thứ 2 (1876), tháng 3, ông nhận mệnh tra xét Hỏa dược cục (火藥局). Tháng 4 cùng năm, thụ Tổng lý Hành dinh Đại thần (總理行營大臣). Sau đó ông điều làm Tương Hoàng kỳ Lĩnh thị vệ Nội đại thần, Chuyên thao Đại thần (專操大臣). Năm thứ 3 (1877), tháng 5, quản lý Chính Hồng kỳ Giác La học. Tháng 11 cùng năm, thay quyền Đô thống Mông Cổ Chính Lam kỳ. Năm thứ 4 (1878), tháng 2, thụ Duyệt binh Đại thần. Tháng 3, điều làm Đô thống Hán quân Tương Hồng kỳ. Năm thứ 5 (1879), tháng 2, thụ Đô thống Hán quân Chính Lam kỳ rồi Đô thống Hán quân Tương Hoàng kỳ. Tháng 12 cùng năm, quản lý sự vụ Hỏa khí doanh (火器營), thụ Quản yến Đại thần (管宴大臣). Năm thứ 6 (1880), tháng 2, nhậm Tra thành Đại thần (查城大臣). Năm thứ 13 (1887), tháng 2, ông bị cách hết chức vị, chỉ được giữ chức Đô thống Hán quân Tương Lam kỳ. Năm thứ 14 (1888), tháng 3, nhậm Tây Uyển môn Lĩnh thị vệ Nội đại thần. Tháng 8 cùng năm, thay quyền Đô thống Hán quân Chính Hồng kỳ. Năm thứ 15 (1889), tháng 2, quản lý sự vụ Lưỡng dực Tông học Tương Hoàng kỳ Giác La học. Năm thứ 24 (1898), ngày 1 tháng 3 (âm lịch), giờ Dần, ông qua đời, thọ 59 tuổi, được truy thụy Túc Lương Thân vương (肃良親王).

Gia quyến

[sửa | sửa mã nguồn]

Thê thiếp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đích Phúc tấn: Nữu Hỗ Lộc thị (钮祜禄氏), con gái của Bố chính sứ Thường Tích (常绩).
  • Trắc Phúc tấn:
    • Lý Giai thị (李佳氏), con gái của Thường Lâm (常林).
    • An Giai thị (安佳氏), con gái của Ân Lộc (恩禄).
    • Cáp Giai thị (哈佳氏), con gái của Cáp Nhị Bảo (哈二保).
  1. Thiện Kỳ (善耆; 1866 – 1922), mẹ là Trắc Phúc tấn Lý Giai thị. Năm 1898 được thế tập tước vị Túc Thân vương. Sau khi qua đời được truy thụy Túc Trung Thân vương (肃忠親王). Có hai mươi mốt con trai.
  2. Thiện Dự (善豫; 1868 – 1919), mẹ là Trắc Phúc tấn An Giai thị. Được phong làm Trấn quốc Tướng quân (镇国将军) kiêm Hộ quân Thống lĩnh. Có mười hai con trai.
  3. Thiện Hanh (善亨; 1868 – 1899), mẹ là Trắc Phúc tấn Lý Giai thị. Được phong làm Trấn quốc Tướng quân kiêm Tam đẳng Thị vệ. Có ba con trai.
  4. Thiện Tinh (善旌; 1872 – 1909), mẹ là Trắc Phúc tấn Cáp Giai thị. Được phong làm Trấn quốc Tướng quân kiêm Phó Đô thống (副都统). Có một con trai.
TT Tên/Hiệu Sinh Mất Mẹ Ghi chú
1 1860 ? Đích Phúc tấn Nữu Hỗ Lộc thị Năm 1878 kết hôn với Mã Giai thị Thiệu Di (绍彝)
2 1861 ? Năm 1887 kết hôn với Thổ Tạ Đồ Hãn bộ Trát Tát Khắc Quận vương Xa Lâm Ba Bố
3 Bảo Thục Phường 1864 ? Trắc Phúc tấn Lý Giai thị Năm 1884 kết hôn với Đông Giai thị Bảo Thành (葆诚). Là người có tư tưởng cởi mở, bà thường xuyên diễn thuyết và tuyên truyền bảo vệ địa vị phái nữ, khởi xướng việc phụ nữ đi học.
4 1865 ? Năm 1892 kết hôn với Thừa Ân hầu Nữu Hỗ Lộc thị Tín Khác (信恪)
5 Thiện Khôn 1870 1934 Năm 1888 kết hôn với Khách Lạt Thấm hữu kỳ Trát Tát Khắc Quận vương Cống Tang Nặc Nhĩ Bố (贡桑诺尔布) – hậu duệ Hòa Thạc Đoan Tĩnh Công chúa
6 1874 Trắc Phúc tấn An Giai thị Chết yểu

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Những năm Ung Chính, kỳ tịch của Tông thất (Cận chi) được chia theo "Tả dực" (gồm Tương Hoàng, Chính Bạch, Tương Bạch, Chính Lam) cùng "Hữu dực". Mỗi "dực" sẽ được chia làm 20 "Tộc" (như Tả dực có Tương Hoàng 1 tộc, Chính Bạch 3 tộc, Tương Bạch 3 tộc, Chính Lam 13 tộc). Vậy tổng cộng là 40 tộc với 40 Tộc trưởng. Đến những năm Càn Long, tất cả 40 tộc này được xếp vào "Viễn chi", thiết lập 16 "Tổng tộc trưởng". Mỗi Tổng tộc trưởng đều do đích thân Hoàng Đế bổ nhiệm, có thể không thuộc kỳ mình quản lý.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Điều gì làm nên sức mạnh của Alhaitham?
Điều gì làm nên sức mạnh của Alhaitham?
Tạm thời bỏ qua vấn đề DPS của cả đội hình, ta sẽ tập trung vào cơ chế và scaling của bản thân Alhaitham hơn
GPS Là gì? Có phải bạn luôn bị theo dõi khi bật định vị trên điện thoại?
GPS Là gì? Có phải bạn luôn bị theo dõi khi bật định vị trên điện thoại?
Phát triển bởi quân đội Mỹ nhưng tín hiệu GPS được cung cấp miễn phí cho tất cả mọi người.
Profile và tội của mấy thầy trò Đường Tăng trong Black Myth: Wukong
Profile và tội của mấy thầy trò Đường Tăng trong Black Myth: Wukong
Trong Black Myth: Wukong thì Sa Tăng và Tam Tạng không xuất hiện trong game nhưng cũng hiện diện ở những đoạn animation
Yuki Tsukumo - Nhân vật tiềm năng và cái kết đầy nuối tiếc
Yuki Tsukumo - Nhân vật tiềm năng và cái kết đầy nuối tiếc
Jujutsu Kaisen là một series có rất nhiều nhân vật khác nhau, với những khả năng, tính cách và cốt truyện vô cùng đa dạng