Mộ Đức
|
|||
---|---|---|---|
Huyện | |||
Huyện Mộ Đức | |||
Một con đường ở thị trấn Mộ Đức | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Duyên hải Nam Trung Bộ | ||
Tỉnh | Quảng Ngãi | ||
Huyện lỵ | thị trấn Mộ Đức | ||
Trụ sở UBND | Số 10, đường 23 tháng 3, thị trấn Mộ Đức | ||
Phân chia hành chính | 1 thị trấn, 12 xã | ||
Thành lập | 1841 | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Phạm Ngọc Lân | ||
Chủ tịch HĐND | Nguyễn Quang Vinh | ||
Bí thư Huyện ủy | Nguyễn Minh Đạo | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 14°56′14″B 108°53′4″Đ / 14,93722°B 108,88444°Đ | |||
| |||
Diện tích | 212,23 km² | ||
Dân số (2019) | |||
Tổng cộng | 144.230 người | ||
Mật độ | 680 người/km² | ||
Dân tộc | Kinh, Hrê... | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 533[1] | ||
Biển số xe | 76-G1 76-AF | ||
Website | moduc | ||
Mộ Đức là một huyện đồng bằng nằm ở phía đông nam tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam.
Mộ Đức là huyện đồng bằng trọng điểm lúa của tỉnh Quảng Ngãi. Có Quốc lộ 1, Quốc lộ 24 và đường sắt Thống Nhất chạy qua. Nghề chính xưa nay vẫn là nghề nông, công thương nghiệp truyền thống có một số làng nghề đáng chú ý và ngày nay đang được đẩy mạnh. Mộ Đức là quê hương của nhà chính trị, nhà văn hóa lớn Phạm Văn Đồng.
Huyện Mộ Đức nằm ở phía đông tỉnh Quảng Ngãi, có vị trí địa lý:
Địa bàn huyện tựa như một hình tam giác, nhọn hẹp ở phía bắc, phình rộng ở phía nam. Diện tích tự nhiên của huyện là 212,23 km², dân số là 144.230 người, mật độ dân số đạt 680 người/km².
Cư dân huyện Mộ Đức chủ yếu là người Kinh, năm 2005 chỉ có 36 người Hrê sống ở phía tây xã Đức Phú. Xưa kia có một số người Hoa đến buôn bán, sinh sống ở Lạc Phố. Cư dân chủ yếu sống bằng nghề nông, kết hợp với đánh cá, làm nghề thủ công, buôn bán.
Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn đi qua đang được xây dựng.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ ở huyện có biên độ dao động thấp, quanh giá trị trung bình hàng năm là 27,5độ C. Thời tiết luôn biến đổi bất thường, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân.
Về tự nhiên, huyện Mộ Đức là dải đồng bằng ven biển, có núi cao ở phía tây như núi Lớn (Đại Sơn), núi Giàng, có các đồi sót ở rải rác trong huyện như núi Long Phụng, núi Điệp, núi Vom, núi Văn Bân, núi Ông Đọ, núi Thụ, núi Long Hồi. Chạy dọc ở phía bắc có sông Vệ (làm ranh giới với huyện Tư Nghĩa), từ sông Vệ có có chi lưu là sông Thoa chảy theo hướng đông nam, qua vùng trung tâm huyện. Từ tây sang đông, Mộ Đức có 4 kiểu địa hình, lần lượt là: vùng cao, vùng trung bình, vùng thấp, doi cát ven biển.
Bờ biển Mộ Đức dài 32 km, nhưng là bãi ngang, chỉ có cửa Lở mở lấp hằng năm.
Đồng bằng Mộ Đức khá màu mỡ, thích hợp với cây lúa nước và nhiều giống cây trồng khác, tuy nhiên một số vùng hay bị úng ngập, nhất là dọc phía đông Quốc lộ 1. Đất gò đồi ở Mộ Đức có nhiều đá ong, có đất cao lanh, ở Tú Sơn, Thạch Trụ có suối khoáng.
Huyện Mộ Đức có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Mộ Đức (huyện lỵ) và 12 xã: Đức Chánh, Đức Hiệp, Đức Hòa, Đức Lân, Đức Lợi, Đức Minh, Đức Nhuận, Đức Phong, Đức Phú, Đức Tân, Đức Thắng, Đức Thạnh; chia thành 69 thôn và tổ dân phố.
Đời nhà Hồ, Mộ Đức có tên là huyện Khê Cẩm thuộc châu Nghĩa, một trong bốn châu của lộ Thăng Hoa (tức Quảng Nam, Quảng Ngãi ngày nay). Đời Lê, Mộ Đức có tên là huyện Mộ Hoa bao gồm rẻo đất từ nam sông Vệ đến hết đèo Bình Đê (giáp giới với tỉnh Bình Định ngày nay).
Đời Lê, huyện Mộ Hoa có 53 xã, thôn. Đến đời Nguyễn, năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), vì kỵ huý, huyện Mộ Hoa phải đổi lại là Mộ Đức, tuy địa giới vẫn như trước, nhưng có đến 6 tổng với 175 xã thôn. Sáu tổng ở Mộ Đức là Quy Đức, Cảm Đức, Triêm Đức, Ca Đức, Lại Đức, Tri Đức.
Từ cuối thế kỷ XIX (dưới thời Pháp thuộc), các tổng, xã phía nam tách lập châu rồi huyện Đức Phổ, các xã phía bắc - tây bắc nhập vào huyện Nghĩa Hành.
Năm 1932, huyện Mộ Đức đổi là phủ Mộ Đức.
Sau năm 1945, huyện Mộ Đức mang tên là huyện Nguyễn Bá Loan (tên một chí sĩ yêu nước trong phong trào Cần vương, Duy tân), sau đó lấy lại tên cũ, các tổng được bãi bỏ, các xã cũ hợp lại thành xã mới lớn hơn và trực thuộc huyện.
Sau nhiều lần điều chỉnh, huyện Mộ Đức có 11 xã: Đức Nhuận, Đức Thắng, Đức Chánh, Đức Hiệp, Đức Minh, Đức Thạnh, Đức Tân, Đức Hòa, Đức Phú, Đức Phong, Đức Lân.
Trong thời kỳ chính quyền Sài Gòn kiểm soát, huyện Mộ Đức đổi tên là quận Mộ Đức, kể từ giữa 1958, đổi tên các xã và thành lập xã mới, vẫn giữ chữ "Đức" ở đầu: xã Đức Nhuận đổi là xã Đức Quang; xã Đức Thắng chia thành hai xã Đức Phụng và Đức Hải; xã Đức Chánh đổi là xã Đức Hoài; xã Đức Hiệp đổi là xã Đức Thọ; xã Đức Minh đổi là xã Đức Lương; xã Đức Thạnh đổi là xã Đức Phước; xã Đức Tân đổi là xã Đức Vinh; xã Đức Hòa đổi là xã Đức Thạch; xã Đức Phú đổi là xã Đức Sơn; xã Đức Phong đổi là xã Đức Thuận; xã Đức Lân đổi là xã Đức Mỹ.
Phía Mặt trận Dân tộc Giải phóng vẫn gọi theo tên xã có từ thời kháng chiến chống Pháp. Riêng xã Đức Hải do chính quyền Sài Gòn thành lập, từ ngày 11 tháng 3 năm 1966, đặt tên là xã Đức Lợi.
Sau năm 1975, huyện Mộ Đức thuộc tỉnh Nghĩa Bình, gồm 12 xã: Đức Chánh, Đức Hiệp, Đức Hòa, Đức Lân, Đức Lợi, Đức Minh, Đức Nhuận, Đức Phong, Đức Phú, Đức Tân (trung tâm huyện), Đức Thắng và Đức Thạnh.
Ngày 12 tháng 3 năm 1987, thành lập thị trấn Đồng Cát (thị trấn huyện lỵ huyện Mộ Đức) trên cơ sở tách thôn 2 (trừ xóm Cây Gạo), thôn 4 (trừ xóm Chùa), thôn 5 và thôn 6 (xã Đức Tân).[2]
Ngày 30 tháng 6 năm 1989, tỉnh Quảng Ngãi được tái lập từ tỉnh Nghĩa Bình, huyện Mộ Đức thuộc tỉnh Quảng Ngãi.[3]
Ngày 1 tháng 10 năm 1992, chuyển thôn 4 thuộc thị trấn Đồng Cát về lại xã Đức Tân quản lý (trừ sân vận động và 1,8 ha vùng Gò Giàng), đồng thời sáp nhập 17 ha đất ruộng phía đông bắc cầu Bà Trà, 214 ha đất màu vùng Đá Bàn phía tây kênh nam sông Vệ và diện tích vùng núi lớn (lấy ranh giới là đường phân thủy từ đỉnh Lỗ Tây xuống phía nam hồ Đá Bàn) thuộc xã Đức Tân vào thị trấn Đồng Cát (sau khi điều chỉnh địa giới hành chính) và đổi tên thành thị trấn Mộ Đức.[4]
Huyện Mộ Đức có 1 thị trấn và 12 xã như hiện nay.
Về kinh tế, Mộ Đức là huyện trọng điểm lúa của tỉnh Quảng Ngãi. Nghề nông từ xưa đến nay vẫn là ngành sản xuất chính, một nguồn sống quan trọng của nhân dân trong huyện, trong khi tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao và góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, cải biến cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng tiến bộ.
Nông lâm ngư nghiệp:Tính đến năm 2005, trong số trên 144.500 người dân của Mộ Đức, có đến trên 113.000 người sống bằng nghề nông, lâm và ngư nghiệp (chủ yếu là nghề nông) với gần 55.500 lao động (so với 12.500 lao động trong các nghề khác), chiếm khoảng 5/6 tổng số lao động của toàn huyện. Trừ xã Đức Lợi chủ yếu sống bằng ngư nghiệp, các xã khác hầu hết dân số đều sống bằng nghề nông. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản là 397,803 tỉ đồng (giá trị hiện hành 2005), trong đó nông nghiệp chiếm đến 309,399 tỉ đồng (trồng trọt 229,029 tỉ đồng, chăn nuôi 69,162 tỉ đồng), các dịch vụ nông nghiệp trên 11,208 tỉ đồng, lâm nghiệp trên 5,554 tỉ đồng, thủy sản gần 82,850 tỉ đồng.
Ngành chăn nuôi được chú ý phát triển, trong đó chủ yếu là chăn nuôi gia súc, gia cầm như trâu, bò, heo, gà, vịt, dê...