Minh Phụng

Nghệ sĩ Ưu tú
Minh Phụng
Ngô Văn Thiệu
NSƯT Minh Phụng
Biệt danhHoàng tử sân khấu
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Ngô Văn Thiệu
Ngày sinh
16 tháng 9, 1944
Nơi sinh
Mỹ Tho, Liên bang Đông Dương
Mất
Ngày mất
29 tháng 11, 2008(2008-11-29) (64 tuổi)
Nơi mất
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nguyên nhân
Bệnh
An nghỉNghĩa trang Chùa Nghệ Sĩ
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpDiễn viên sân khấu
Gia đình
Hôn nhân
Diệu Huê (1968–1976)
Kiều Tiên (1977–2008)
Con cái
Lĩnh vựcSân khấu
Danh hiệuNghệ sĩ Ưu tú (1993)
Sự nghiệp âm nhạc
Vai tròNghệ sĩ
Dòng nhạcTân cổ, vọng cổ
Hợp tác vớiNSƯT Mỹ Châu
NS Minh Cảnh
NSND Lệ Thủy
NS Phượng Liên
NSND Minh Vương
Tác phẩmBông cỏ may
Đừng nói xa nhau
Thương hận
Trả lại thời gian
Sự nghiệp sân khấu
Vai tròDiễn viên
Năm hoạt động1961–2008
Thể loạiCải lương
Thành viên củaTân Đô, Hoa Thảo – Hậu Tấn, Thanh Phương, Kim Chung, Hương Mùa Thu,...
Vai diễnÂu Thiên Vũ trong Xin một lần yêu nhau
Mộ Dung Thạch trong Kiếp nào có yêu nhau

Ảnh hưởng bởi

Minh Phụng (16 tháng 9 năm 194429 tháng 11 năm 2008) là nghệ sĩ cải lương nổi tiếng từ trước năm 1975. Ông được mệnh danh là "Hoàng tử sân khấu" của cải lương Việt Nam.

Cuộc đời và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Minh Phụng tên thật là Ngô Văn Thiệu, còn tên khai sinh sau này là Nguyễn Văn Hoài, sinh ngày 16 tháng 9 năm 1944 tại Mỹ Tho, con nhà nghèo, trong gia đình có 10 anh chị em.

Trước năm 1975

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi lên 7 tuổi, hàng ngày ông phải thức dậy từ 4 giờ sáng để phụ giúp mẹ bày hàng ra chợ Mỹ Tho để mẹ bán. Sau những giờ học buổi chiều, ông còn phải đi bán đậu rang, bánh chuối để kiếm thêm thu nhập. Những lúc đi bán bánh, mỗi khi gặp những cuộc đờn ca tài tử trong xóm tổ chức là ông ở lại nghe và đôi khi ông cũng tham gia ca vài bài.

Vì quá đam mê giọng ca của nghệ sĩ Minh Cảnh mà ông tự học hát cải lương qua radio, ѕau đó ông được nghệ nhân Tư Xuân ở Mỹ Tho dạу ca theo nhịp đờn. Nhân dịp đoàn cải lương Tân Đô tập tuồng tại sân khấu đình Điều Hòa, ông được soạn giả Hương Huyền Anh thử giọng ca và giới thiệu để bầu Công Tạo thu nhận ông vô đoàn hát và đặt cho nghệ danh Tân Tiến. Tân Tiến đóng vai "ông sư" là vai đầu tiên trong tuồng "Bến Tang Thương", hát tại rạp Viễn Trường Mỹ Tho năm 1962.

Sau đoàn hát Tân Đô, Tân Tiến đi hát ở các đoàn hát nhỏ khác như đoàn Hoa Thảo – Hậu Tấn, đoàn hát Thanh Phương. Tại đoàn hát Thanh Phương, ông bỏ nghệ danh Tân Tiến, lấy tên hai đứa cháu của một người bạn là Minh và Phụng để làm nghệ danh Minh Phụng. Ông đã thành công khi thủ vai kép chánh "Ai Dũng Phương" trong tuồng "Bên cầu định mệnh".

Đầu năm 1964, Minh Phụng về hát cho đoàn Quốc Việt, nhờ sắc vóc đẹp trai, giọng ca truyền cảm, Minh Phụng được các ký giả kịch trường viết nhiều bài báo khen tặng. Thời gian này Minh Phụng hát với nữ nghệ sĩ Kiều Tiên (là người vợ của ông sau này). Ông yêu Kiều Tiên vì cô trẻ đẹp, thông minh và là đào chánh của đoàn hát. Tình yêu chỉ mới khởi đầu thì Minh Phụng được ông Ba Bản, bầu gánh hát đại ban Thủ Đô mời về cộng tác với một số tiền contrat hậu hỉ. Lúc này, ông từ giã Kiều Tiên, về cộng tác với gánh hát Thủ Đô.

Lực lượng đào kép đoàn Thủ Đô lúc đó có Thanh Hải, Tấn Tài, Phước Trọng, Trương Ánh Loan, Như Ngọc, Thúy Nga, Dũng Thanh Lâm nên tuy được ông bầu Ba Bản mời về cộng tác, khởi đầu Minh Phụng vẫn phải làm công việc của người cầm bổn nhắc tuồng trong những suất hát của đoàn. Nhờ đứng trong cánh gà nhắc tuồng, Minh Phụng thuộc được nhiều vai trong các tuồng hát của đoàn, nắm được kỹ thuật diễn xuất của các diễn viên nên khi có dịp thế tuồng, Minh Phụng đã thể hiện thành công vượt bậc. Sau đó Minh Phụng được phân vai kép chánh hát các tuồng mới của đoàn không còn ở vị trí sơ cua hay đứng cánh gà nhắc tuồng.

Ông bầu Long (chủ đoàn Kim Chung) thấy Minh Phụng được khán giả ái mộ đông đảo và được báo giới kịch trường không tiếc lời khen ngợi, ông lập tức mời Minh Phụng ký hợp đồng với một số tiền contrat kỷ lục. Khi về đại bang Kim Chung, Minh Phụng hợp cùng Minh Cảnh, Minh Vương tạo thành bộ 3 kép chánh vô cùng ăn khách. Đây cũng là lúc giọng ca chín mùi, nét diễn trở nên sắc sảo, Minh Phụng bắt đầu đón nhận vinh quang của một ngôi sao sân khấu. Tên của ông sánh cùng tên với những cô đào hạng nhất thời bấy giờ như: Út Bạch Lan, Diệu Hiền, Mỹ Châu, Lệ Thủy,...

Trong giai đoạn 1965–1966, Minh Phụng hát cặp cùng Mỹ Châu. Cơ duyên cho sự kết hợp này là khi nghệ sĩ Minh Cảnh – ngôi sao đang hát cặp ăn ý với Mỹ Châu – rời Kim Chung để lập đoàn riêng. Ông bầu Long đã lập tức điều Minh Phụng về đoàn Kim Chung 2 thay thế Minh Cảnh hát cặp với Mỹ Châu. Dù hơn Mỹ Châu 6 tuổi nhưng khi Mỹ Châu đang là cô đào nổi danh thì Minh Phụng mới chớm gầy dựng tên tuổi, chân ướt chân ráo về đại bang Kim Chung ở vị trí kép 3. Không chỉ hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm trên sàn diễn, Mỹ Châu còn giới thiệu Minh Phụng đi thu đĩa. Bên cạnh giọng ca liêu trai của Mỹ Châu, chất giọng "quá đẹp và lạ" của Minh Phụng lập tức gây ấn tượng với giới mộ điệu cải lương. Từ Bình rượu nhiệm mầu đến Kiếm sĩ dơi, Tâm sự loài chim biển, Khi rừng mới sang thu, Băng Tuyền nữ chúa,... Liên danh "Minh Phụng - Mỹ Châu" thật sự bùng nổ. Họ sánh vai nhau qua nhiều cung bậc yêu thương của những đôi tình nhân lãng tử, giàu nghĩa hiệp trên sân khấu cải lương.

Vào đầu thập niên 1970, Minh Phụng chuyển sang đoàn Kim Chung 5 hát cặp với Lệ Thủy. Sự kết hợp của hai giọng ca cao vút, hai gương mặt "sáng trưng" và hai nét diễn duyên dáng đã lập tức tạo hiệu ứng. Từ Nhất kiếm bá vương, nối tiếp là những Kẻ bên trời, Người trai sa mạc, Kiếp nào có yêu nhau, Xin một lần yêu nhau, Máu nhuộm sân chùa, Tây Thi - Gái nước Việt,... Báo chí kịch trường đã gọi Minh Phụng - Lệ Thủy là "Cặp bão biển đang dâng cao" đối trọng với "Cặp sóng thần" Hùng Cường - Bạch Tuyết của đoàn Dạ Lý Hương.

Minh Phụng còn là nghệ sĩ độc quyền của Dĩa Hát Việt Nam, ngoài các tuồng đã hát trên sân khấu Kim Chung được thu vào băng đĩa, Minh Phụng còn thâu thanh vọng cổ ca độc chiếc, tân cổ giao duyên ca chung với Út Bạch Lan, Mỹ Châu, Lệ Thủy, Phượng Liên, Diệu Hiền. Các dĩa vọng cổ ca độc chiếc của Minh Phụng có một thời gian dài được khán thính giả ưa thích, được hãng Dĩa Hát Việt Nam tái xuất bản nhiều đợt. Có thể kể đến các bài vọng cổ như: Trả lại thời gian, Nước mắt quê hương, Đêm tiền đồn, Thư cho vợ hiền, Bông cỏ mây, Đừng nói xa nhau, Mai lỡ hai mình xa nhau, Phố đêm, Nhớ nhau hoài,...

Sau năm 1975

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau năm 1975, Minh Phụng làm Trưởng đoàn Tiếng hát quê hương của tỉnh Bến Tre. Đến năm 1976, Minh Phụng về làm kép chánh của gánh hát Hương Mùa Thu và nổi tiếng qua các vở như: Gánh cỏ sông Hàn, Con cò trắng, Lửa phi trường,...

Năm 1994, ông lập lại đoàn hát Hương Mùa Thu với thành phần diễn viên như: Minh Phụng, Linh Cảnh, Kiều Tiên, Bảo Ngọc, Ngọc Cẩm Thúy, Vương Bình, Thanh Phú, Điền Tử Lang, Thanh Thủy, Ngọc Ánh, Diệu Thanh, hề Giang Tâm. Đoàn Hương Mùa Thu của Minh Phụng diễn ở tỉnh Minh Hải (Cà Mau) và các tỉnh lân cận. Sau đó, Minh Phụng đổi tên Hương Mùa Thu thành đoàn Tiếng Chuông Vàng Minh Phụng. Từ năm 1996 trở về sau, các gánh hát thua lỗ, Đoàn Tiếng Chuông Vàng Minh Phụng cầm cự, kéo dài đến qua năm 2000, rồi ngưng hát. Nghệ sĩ Minh Phụng đã thua lỗ khá nhiều cho đoàn hát.

Sau lần phẫu thuật tim vào năm 2005, cùng với điều trị suy thận và hoại tử chân kéo dài, sức khỏe Minh Phụng suy yếu dần. Đầu tháng 11 năm 2008, ông vẫn cố gắng xuất hiện trong liveshow của nghệ sĩ Ngọc Đáng tổ chức tại rạp Hưng Đạo. Đó là lần đứng trên sân khấu cuối cùng của ông.

Phần mộ NSƯT Minh Phụng.

Hơn 50 năm gắn bó với sân khấu cải lương, trong giai đoạn hưng thịnh nhất của bộ môn nghệ thuật này, Minh Phụng đã đi vào lòng khán giả mộ điệu với hình ảnh một kép đẹp, có giọng hát đặc trưng với thanh âm cao, ngọt ngào và sâu lắng. Nhiều vở diễn có sự góp mặt của ông và do ông thể hiện đã đi sâu vào lòng khán giả như: Bóng hồng sa mạc (vai Thái tử Phi Sơn), Tâm sự loài chim biển (vai Áo Vũ Cơ Hàn), Xin một lần yêu nhau (vai Âu Thiên Vũ), Kiếp nào có yêu nhau (vai Mộ Dung Thạch),...[1]

Ông qua đời ngày 29 tháng 11 năm 2008 và được an táng tại chùa Nghệ Sĩ, Thành phố Hồ Chí Minh.[2][3][4]

Các vai diễn nổi bật

[sửa | sửa mã nguồn]

Cải lương

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Tác giả Vai
Bão biển Yên LangNguyên Thảo Hoàng Kiếm Phi
Bão cát Yên Lang Lã Bình Sơn
Băng Tuyền nữ chúa (Bích Hoa Vương)[5] Yên Lang Đoàn Tất Linh
Đoàn Vũ Chân
Bảy con yêu nhền nhện NSND Viễn Châu Đường Tam Tạng
Bơ vơ Hoàng Thị Nguyệt – Thái Thụy Phong Trọng
Bóng hồng sa mạc Trần HàHà Triều Thái tử Phi Sơn
Cây sầu riêng trổ bông Hoài Linh – Thiếu Linh Trung úy Ngọc
Chiếc quạt trầm hương NSND Viễn Châu Lư Sinh
Chiều đông gió lạnh về Hà TriềuHoa Phượng Kha Minh
Cho trọn cuộc tình Yên Lang Thành
Dốc sương mù Nguyên Thảo Thái điền Thứ Lang
Đợi anh mùa lá rụng Hà TriềuHoa Phượng Nại Lương
Đường lên xứ Thái Mộc Linh Tứ Lang
Giấc mộng đêm xuân Phi HùngNhị KiềuMộc Linh Tuấn[6]
Gió giao mùa Ngọc Điệp Cổ Gia Trường
Giọt máu quân vương NSND Viễn Châu Hà Thiên Bảo
Hẹn một mùa xuân Trần Hà Hoàng tử
Hội chọn chồng Phi Long Khắc Nhựt
Hòn vọng phu Mộc Linh Vinh
Khi rừng mới sang thu Quy SắcLoan Thảo Hoàng Phi Hải
Kiếm sĩ dơi Yên Trang – Mai Bình Tân Xuyên
Kiếp nào có yêu nhau Nguyên ThảoHạnh Trung Mộ Dung Thạch
Lấy chồng xứ lạ Hoàng Khâm Tâm
Mã Siêu báo phụ thù NSND Thanh Tòng Đổng Thừa
Manh áo quê nghèo Yên Lang Hoàng tử
Mắt em là bể oan cừu Văn An Mã Khắc Sinh
Máu nhuộm sân chùa (Pháo hồng tiễn bước em đi) Yên Lang Trần Tự Tâm
Mùa thu lá bay Nhị Kiều Mẫn Vân Lâu
Mùa xuân ngủ trong đêm Nguyên Thảo – Vân Hà Vũ Trường Giang
Người gọi đò bên sông Yên LangMộc Linh Dã Trường
Người phu khiêng kiệu cưới Yên LangNguyên Thảo Giang Châu Vĩnh Hạ
Người tình trên chiến trận Mộc LinhNguyên Thảo Cổ Thạch Xuyên
Nhạn về xóm liễu Ngọc ĐiệpYên Hà Chu Sơn Kiệt
Nhất kiếm bá vương Yên Lang Cam Trường Hận
Nụ cười trong mắt em Yên Hà Thế Phương
Quán khuya sầu viễn khách Yên LangHồng Diệp Vũ Huyền Phương
Ru em vào mộng (Hành khất đại hiệp) Loan Thảo Trương Hoài Phong
San Hậu Đào Tấn (kịch bản) – NSND Viễn Châu Đổng Kim Lân
San Hậu Đào Tấn (kịch bản) – Quy Sắc Khương Linh Tá
Sở Vân cưới vợ Hoàng Loan Lý Quảng
Tấm Cám Huy Tường Hoàng tử
Tâm sự ca nhi NSND Viễn Châu Thái tử Lý Thiên Bình
Tâm sự loài chim biển (Áo Vũ Cơ Hàn) Yên LangNguyên Thảo Áo Vũ Cơ Hàn
Tây Thi gái nước Việt Yên Lang Ngô Phù Sai
Thằng điên vùng bến Hạ Yên Lang Nhật Kiếm Bình
Thiên hạ đệ nhất kiếm Mộc Linh Gia Cát Bảo
Tiêu Anh Phụng Hoàng Loan Hoàng tử
Tình cô gái Huế (Số đỏ) Quy Sắc Lưu
Tình hận trên Băng Hồ Yên Lang Mộ Dung Chinh
Tôn Tẫn hạ san Trương Vũ Tôn Tẫn
Trăng rụng bến Từ Châu Nhị Kiều – Anh Tuyến Lý Du Tiên
Trường tương tư Hoa PhượngThế Châu Bạch Ngọc Hồ
Viên ngọc giải oan Viên Hoàng Nguyên vương
Võ Tòng sát tẩu NSND Viễn Châu Võ Đại Lang
Xin một lần yêu nhau Nguyên Thảo Âu Thiên Vũ

Ca cảnh, chặp cải lương

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Tác giả Vai
Chiếc áo mùa đông NSND Viễn Châu – Thể Hà Vân Tiết Nhân Quý
Tiết Giao đoạt ngọc NSND Viễn Châu – Thể Hà Vân Tiết Giao
Bá Nha – Tử Kỳ NSND Viễn Châu Bá Nha
Bông ô môi NSND Viễn Châu Hòa
Cô gái bán sầu riêng NSND Viễn Châu Người đàn hát dạo
Dập tắt lửa lòng NSND Viễn Châu Minh
Giấc mơ tiên NSND Viễn Châu Lưu Thần
Hương sen quê ngoại NSND Viễn Châu
Kẻ bên trời Yên Lang – Thiên Lý Lữ Sơn Tùng
Lá trầu xanh NSND Viễn Châu Dũng
Mộ chồng ngọn cỏ còn xanh NSND Viễn Châu Học trò của Trang tử
Mối tình quê NSND Viễn Châu Nhân
Ngọc thủy chung NSND Viễn Châu Hoàng tử
Từ Hải biệt Thúy Kiều NSND Viễn Châu Từ Hải
Trái sầu riêng NSND Viễn Châu Trọng
Vú sữa đầu mùa NSND Viễn Châu Minh
Liên khúc Nghèo Hoàng Song Việt
Lời ruMùa thu lá bay Lê Duy Hạnh – Nguyễn Thị Khánh An
Tạ ơn đời, tạ ơn người Hoàng Song Việt

Các bài tân cổ, vọng cổ

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Tác giả Hát với
Tân nhạc Cổ nhạc
Võ Đông Sơ[7] NSND Viễn Châu Đơn ca
Một ngày gần đây Trần Thiện Thanh NSND Viễn Châu
Thương hận Tú Nhi (Chế Linh) Loan Thảo
Thương về miền Trung Duy Khánh NSND Viễn Châu
Có bao giờ Đài Phương Trang Xuyên Vân Tử NSƯT Thanh Nga
Khi đã yêu Phượng Linh Đông Phương Tử
Giọt buồn quê hương Hoàng TrangNgọc Sơn Thu An NSƯT Ngọc Hương
Một lần dang dở Phạm Vũ – Anh Tứ Thu An
Sao anh nỡ đành quên Tô Thanh Tùng Xuyên Vân Tử
Tan rồi em ơi Mạnh Giác Thu An
Chân trời tím Trần Thiện Thanh – Nguyễn Văn Hạnh NSND Viễn Châu NSND Ngọc Giàu
Đêm Thánh huy hoàng Nguyễn Văn Đông Xuyên Vân Tử
Đêm nhớ người tình Đài Phương Trang NSND Viễn Châu NSND Bạch Tuyết
Trót dại Lê Kim Khánh – Tuấn Hải NSND Viễn Châu
Chuyến đi về sáng Mạnh Phát Loan Thảo Phượng Liên
Chuyện một chiếc cầu đã gãy Trầm Tử Thiêng Thế Châu
Khung trời kỷ niệm Chế Linh Loan Thảo
Người bạn tình xưa Anh Việt Thu Loan Thảo
Nhớ nhau hoài Anh Việt Thu – Thiên Hà Loan Thảo
Nửa đêm ngoài phố Trúc Phương Loan Thảo
Nước mắt quê hương Châu Kỳ Thế Châu
Phận bạc Dzoãn Bình Yên Ba
Rồi hai mươi năm sau Trầm Tử Thiêng Yên Trang
Vòng tay nào cho em Hoàng Lê Vũ Loan Thảo
Nước cuốn hoa trôi Hồng Vân Xuyên Vân Tử Ngọc Bích
Vì sao chưa nói Trần Quý Xuyên Vân Tử
Tình nghèo có nhau Đài Phương Trang NSND Viễn Châu Diệu Nga
Cảm ơn Ngân Khánh (Nhật Ngân) Loan Thảo NSND Lệ Thủy
Đêm tiền đồn Lam Phương Loan Thảo
Đêm trao kỷ niệm Hùng Cường Loan Thảo
Mai lỡ hai mình xa nhau Tú Nhi (Chế Linh) Yên Trang
Mưa trên phố Huế Minh Kỳ – Tôn Nữ Thụy Khương NSND Viễn Châu
Ngày buồn Lam Phương Thế Châu
Người giãi bày tâm sự Trúc Phương Thế Châu
Những chuyện tình mong manh Mai Văn Hiền Thế Châu
Tháng đợi năm chờ Lê Văn Thiên NSND Viễn Châu
Trên dòng sông Hậu Trần Thiện Thanh Huyền Nhung
Bông cỏ may Trúc Phương Loan Thảo NSƯT Mỹ Châu
Đôi lời tâm sự Thanh Hằng Loan Thảo
Đừng nói xa nhau Châu Kỳ Loan Thảo
Em có buồn không em Thu Hồ NSND Viễn Châu
Giận hờn Chưa rõ Chưa rõ
Mưa ngâu dứt hạt Phạm Duy Tuấn Khanh
Thói đời Trúc Phương Loan Thảo
Thư cho vợ hiền Song Ngọc Loan Thảo
Xin gọi nhau là cố nhân Hàn Sinh (Song Ngọc) Chưa rõ NSND Thanh Kim Huệ
Tình đời tay trắng Đài Phương Trang NSND Viễn Châu Kiều Tiên
Trăm nhớ ngàn thương Lam Phương Loan Thảo
Rừng xuân Hoàng Trung Tô Kim Ngọc
Bảy ngày đợi mong Trần Thiện Thanh NSND Viễn Châu Hương Lan, Thanh Vũ
Anh về với em Trần Thiện Thanh NSND Viễn Châu Hương Lan
Chôn vùi tâm sự Giao Tiên Yên Ba
Đoạn tuyệt Tuấn Hải NSND Viễn Châu
Nỗi buồn hoa phượng Thanh Sơn NSND Viễn Châu
Thương muộn Phượng Linh (Nguyễn Văn Đông) Chưa rõ
Trả lại thời gian Thanh Sơn Loan Thảo
Mưa ngâu dứt hạt Chưa rõ Chưa rõ NSƯT Phượng Hằng
Trường cũ tình xưa Duy Khánh Quế Chi (Loan Thảo) Y Phụng
Ai hỏi tên anh Minh Kỳ – Dạ Cầm NSND Viễn Châu Trang Mỹ Dung

Vọng cổ

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Tác giả Hát với
Em là cô gái trời cho đẹp NSND Viễn Châu NSND Ngọc Giàu
Người phu xích lô đạp Văn Giai NSND Bạch Tuyết
Tà áo tím Kỳ Châu NSND Lệ Thủy
Tu là cội phúc NSND Viễn Châu NSND Minh Vương
Gặp em trong quán nhỏ NSND Viễn Châu NSƯT Mỹ Châu
Làng xưa xa bóng mẹ Văn Giai
Nấu bánh đêm xuân Quy Sắc NSND Thanh Kim Huệ
Tiếng đàn đá, tiếng mùa xuân Đằng Giao Kiều Tiên
Nói với mùa xuân Chưa rõ Kim Anh
Tương phùng nơi đất khách Yên Lang Y Phụng
Tần Quỳnh khóc bạn NSND Viễn Châu Đơn ca
Tháng đợi năm chờ NSND Viễn Châu
Tình phụ tử Quy Sắc
Trường hận NSND Viễn Châu
Võ Đông Sơ[7] NSND Viễn Châu

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sống chung với nghệ sĩ Diệu Huê lúc ở đoàn Kim Chung và có ba người con, trong đó có nghệ sĩ Tiểu Phụng. Đến năm 1976, cả hai chia tay.

Năm 1977, khi hát cho đoàn Hương Mùa Thu, ông kết hôn với nghệ sĩ Kiều Tiên, sinh con gái là nghệ sĩ Y Phụng.

Năm 2005, ông đăng báo từ con đối với Tiểu Phụng vì cho rằng Tiểu Phụng lợi dụng lúc ông bị bệnh nặng đã liên lạc với bạn bè, người thân và người ái mộ ông ở bên Mỹ để quyên góp tiền, quà.[8]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Ông hoàng cải lương
Út Trà Ôn | Minh Cảnh | Minh Phụng | Thanh Tòng | Minh Vương | Thanh Tuấn | Chí Tâm | Vũ Linh | Linh Tâm | Kim Tử Long

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "Hoàng tử sân khấu" Minh Phụng - nghệ sĩ cải lương gạo cội - Báo Ấp Bắc điện tử - Tin nhanh - Chính xác”. Báo Ấp Bắc. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2024.
  2. ^ ONLINE, TUOI TRE (30 tháng 11 năm 2008). “NSƯT Minh Phụng, chàng 'lãng tử - kiếm khách' đã qua đời!”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2024.
  3. ^ “NSƯT cải lương Minh Phụng qua đời”. VnExpress. 29 tháng 11 năm 2008.
  4. ^ thanhnien.vn (29 tháng 11 năm 2008). “Nghệ sĩ ưu tú Minh Phụng qua đời”. thanhnien.vn. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2024.
  5. ^ Trong bản thu âm trước năm 1975, ông vào vai Đoàn Tất Linh. Khi quay video sau năm 1975, ông vào vai Đoàn Vũ Chân
  6. ^ Vai này do NSƯT Minh Phụng (diễn đoạn đầu) và NSND Minh Vương (phần còn lại) chia ra diễn
  7. ^ a b Bài Võ Đông Sơ gồm 02 phiên bản. Phiên bản thứ nhất do NS Minh Cảnh ca đầu tiên, sau này NSƯT Minh Phụng có ca lại. Phiên bản thứ hai do NSƯT Minh Phụng ca đầu tiên.
  8. ^ “NSƯT cải lương Minh Phụng đăng báo từ con”. Báo điện tử Tiền Phong. 23 tháng 7 năm 2005. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2024.

Thể loại

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Kakeru Ryūen trong Classroom of the Elite
Nhân vật Kakeru Ryūen trong Classroom of the Elite
Kakeru Ryūen (龍りゅう園えん 翔かける, Ryūen Kakeru) là lớp trưởng của Lớp 1-C và cũng là một học sinh cá biệt có tiếng
Download First Man 2018 Vietsub
Download First Man 2018 Vietsub
Bước Chân Đầu Tiên tái hiện lại hành trình lịch sử đưa con người tiếp cận mặt trăng của NASA
Tổng hợp các thông tin về Thủy Quốc - Fontaine
Tổng hợp các thông tin về Thủy Quốc - Fontaine
Dưới đây là tổng hợp các thông tin chúng ta đã biết về Fontaine - Thủy Quốc qua các sự kiện, nhiệm vụ và lời kể của các nhân vật trong game.
Hướng dẫn Relationships trong Postknight
Hướng dẫn Relationships trong Postknight
Relationships hay cách gọi khác là tình yêu trong postknight