Mustafa II

Mustafa II
Sultan Đế quốc Ottoman
Khalip
Tại vị1695 - 1703
Tiền nhiệmAhmed II
Kế nhiệmAhmed III
Thông tin chung
Sinh6 tháng 2 năm 1664
Istanbul
Mất29 tháng 12 năm 1703
An tángLăng Turban Sultana
Tên đầy đủ
Mustafa Oglu Mehmed IV
Hoàng tộcNhà Osman
Thân phụMehmed IV
Thân mẫuEmetullah Rabia Gulnus Sultana
Tôn giáoHệ phái Sunni của Hồi giáo
Chữ kýChữ ký của Mustafa II

Mustafa II (còn có tên là Mustafa Oglu Mehmed IV) (1664 – 1703) là vị sultan thứ 22 của Đế quốc Ottoman từ ngày 6 tháng 2 năm 1695 tới ngày 22 tháng 8 năm 1703.[1]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sultan Mustafa II ra đời ngày 6 tháng 2 năm 1664 tại Istanbul. Là con của Sultan Mehmed IV và Emetullah Rabia Gulnus Sultana. Thân mẫu ông là người gốc Crete. Thuở nhỏ, ông học giỏi về môn khoa học. Ba ngày sau khi lên ngôi; vị tân vương tổ chức hội thề (hatti humayun) viết về những điều mình sắp thực hiện với tư cách là một hoàng đế. Trong văn bản của mình ông có nói, Trẫm và các khanh sẽ tuyệt đối được sống vui thú và an hưởng vinh hoa phú quý.[1] Ngoài ra, ông còn viết và gửi cho quan đại thần một văn bản dài hơn, Trẫm đây không lạm dụng quyền lực và vinh hoa phú quý. Nếu quá cần thiết trẫm chỉ ăn bánh mì. Trẫm hiến dâng long thể của mình cho Đạo Hồi. Trẫm nhận thấy đế quốc đang suy vong. Cho tới khi hoàn thành sứ mệnh của mình với đế quốc trẫm sẽ không ra chiến trường. Dĩ nhiên là khi có chiến tranh thì trẫm sẽ chỉ huy quân đội.[1]

Hiệp định Karlofca

[sửa | sửa mã nguồn]

Ba cuộc chiến tranh tàn khốc xảy ra dưới triều sultan Mustafa II. Vào năm 1697, ông mang 10 vạn đại quân đi đánh quân Áo, và trạm chám với danh tướng Eugène de Savoie-Carignan trong trận đánh tại Zenta. Quân của Sultan đại bại. Đồng thời, Venezia xâm lược MoreaDalmatia; Ba Lan xâm lược Moldavia.[2] Năm 1682, Pyotr Đại đế lên trị vì Nga. Ông này cải tổ lại quân đội Nga, và gây chiến với Đế quốc Ottoman. Ông ta bị quân Ottoman đánh bại, nhưng Pyotr phản công và lấy được Thành Azak ngày 6 tháng 8 năm 1696.[1] Sau một thời gian chiến tranh lâu dài, quân đội Ottoman quá mỏi mệt. Kết quả là ngày 26 tháng 1 năm 1699 Mustafa II ký Hiệp định Karlofca.[1] Theo hiệp định này, người Ottoman phải nhượng toàn bộ WallachiaHungary cho Thánh chế La Mã, nhượng Ukraine và Podolia cho Ba Lan và nhượng Morea và Dalmatia cho Venezia. Sau hiệp định này Đế quốc Ottoman bắt đầu suy vong[1]

Ngày 14 tháng 7 năm 1700, Đế quốc Ottoman ký Hiệp định Istanbul với Nga: Ottoman nhượng Nga Thành Azak.

Đến năm 1703, sultan Mustafa II bắt đầu quên lời thề của mình khi lên ngôi.[1] Tuy đã nói mình là ...sẽ không được sống vui thú..., vị hoàng đế này tối ngày đi săn. Ông giao việc triều chính cho tể tướng và thầy học của ông là Feyzullah Efendi. Điều này dẫn tới sự mâu thuẫn trong quân đội Thổ, khiến cho Mustafa bị mất ngôi.[1]

Hoàng đế mất ngôi

[sửa | sửa mã nguồn]
Xu bạc 1 kurus Mustafa II được đúc năm 1695, với trọng lượng 19,7g với 42,5% bạc

Vì thú vui săn bắn, sultan Mustafa II ngày qua ngày sống ở Erdine thay vì ở kinh đô Istanbul.[1] Trước sự thờ ơ về việc trị nước của hoàng đế, quân triều đình Istanbul khởi nghĩa, trực chỉ Erdine. Khi biết tin, Mustafa II thành lập một đạo quân ở Erdine và phản công, nhưng các chỉ huy của đạo quân Erdine rút về với lý do là không muốn thấy cảnh đồng bào chém giết lẫn nhau.[1] Nghĩa quân cuối cùng đã tới được Erdine. Sultan Mustafa II cũng bị lật đổ. Ngày 22 tháng 8 năm 1703, hoàng đệ Ahmed lên ngôi. Cựu hoàng Mustafa II qua đời vào ngày 29 tháng 12 cùng năm đó (1703). Quan tài ông được đưa tới Istanbulchôn cất ở Lăng mộ Turban Sultan, gần lăng mộ của vua cha Mehmed IV.[1]

Các công trình kiến trúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều công trình kiến trúc được Mustafa II cho xây dựng, bao gồm:Kulliye Sarachanebasi Amcazade Huseyin Pasha, Dinh Mesrula nhìn ra biển ở pháo đài Tiểu Á, Thư viện Quốc gia (Millet) ở Fatih và cả Thánh đường Erzurum Kursunlu.[1]

Gia quyến

[sửa | sửa mã nguồn]

Các hoàng phi của Mustafa II:

Các con:

  • Mahmud I - con trai, Sultan thứ 24 của Đế quốc Ottoman
  • Osman III - con trai, Sultan thứ 25 của Đế quốc Ottoman
  • Huseyin - con trai
  • Selim - con trai
  • Mehmed - con trai
  • Murad - con trai
  • Ummugulsun - con gái
  • Ayse - con gái
  • Emetullah - con gái
  • Emine - con gái
  • Rukiye - con gái
  • Sofye - con gái
  • Zahide - con gái
  • Atike - con gái
  • Fatma - con gai
  • Zeyda - con gái
  • Zahide - con gái

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Mustafa II. (2006). (Tiếng Anh) In Encyclopaedia Britannica. Được truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2006 từ Encyclopaedia Britannica Premium Service
  1. ^ a b c d e f g h i j k l Ottoman Web Site - Mustafa II
  2. ^ Christopher Duffy, The fortress in the age of Vauban and Frederick the Great, 1660-1789, trang 236

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nữ thợ săn rừng xanh - Genshin Impact
Nữ thợ săn rừng xanh - Genshin Impact
Nữ thợ săn không thể nói chuyện bằng ngôn ngữ loài người. Nhưng cô lại am hiểu ngôn ngữ của muôn thú, có thể đọc hiểu thơ văn từ ánh trăng.
Ngày đầu tiên đi học ở Đức diễn ra như thế nào?
Ngày đầu tiên đi học ở Đức diễn ra như thế nào?
Ngay cả những cha mẹ không được tặng túi quà khi còn nhỏ cũng sẽ tặng lại túi quà cho con cái của họ.
Những kiểu tóc đẹp chơi tết 2020 là con gái phải thử
Những kiểu tóc đẹp chơi tết 2020 là con gái phải thử
“Cái răng cái tóc là gốc con người”. Tết này bạn hãy “làm mới” mình bằng một trong các kiểu tóc đang biến các cô nàng xinh lung linh hơn nhé.
Nhiệm vụ ẩn – Khúc bi ca của Hyperion
Nhiệm vụ ẩn – Khúc bi ca của Hyperion
Là mảnh ghép cuối cùng của lịch sử của Enkanomiya-Watatsumi từ xa xưa cho đến khi Xà thần bị Raiden Ei chém chết