Nam Phong (phường)

Nam Phong
Phường
Phường Nam Phong
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhNam Định
Thành phốNam Định
Thành lập1/9/2024[1]
Địa lý
Tọa độ: 20°25′39″B 106°11′34″Đ / 20,4275°B 106,19278°Đ / 20.42750; 106.19278
Nam Phong trên bản đồ Việt Nam
Nam Phong
Nam Phong
Vị trí phường Nam Phong trên bản đồ Việt Nam
Diện tích6,58 km²[1][2]
Dân số (31/12/2022)
Tổng cộng9.160 người[1][2]
Mật độ1.392 người/km²
Khác
Mã hành chính13696[3]

Nam Phong là một phường thuộc thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Phường Nam Phong có vị trí địa lý:

Phường Nam Phong có diện tích 6,58 km², dân số năm 2022 là 9.160 người,[1][2] mật độ dân số đạt 1.392 người/km².

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau năm 1945, xã Nam Phong thuộc huyện Nam Trực.

Ngày 21 tháng 4 năm 1965, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quyết định số 103-NQ-TVQH[4] về việc thành lập tỉnh Nam Hà trên cơ sở tỉnh Hà Nam và tỉnh Nam Định. Khi đó, xã Nam Phong thuộc huyện Nam Trực, tỉnh Nam Hà.

Ngày 26 tháng 3 năm 1968, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 41-CP[5] về việc thành lập huyện Nam Ninh trên cơ sở huyện Nam Trực và huyện Trực Ninh. Khi đó, xã Nam Phong thuộc huyện Nam Ninh.

Ngày 27 tháng 12 năm 1975, Quốc hội ban hành Nghị quyết[6] về việc thành lập tỉnh Hà Nam Ninh trên cơ sở tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình. Khi đó, xã Nam Phong thuộc huyện Nam Ninh, tỉnh Hà Nam Ninh.

Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội ban hành Nghị quyết[7] về việc chia tỉnh Hà Nam Ninh thành tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình. Khi đó, xã Nam Phong thuộc huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Hà.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết[8] về việc chia tỉnh Nam Hà thành tỉnh Nam Định và tỉnh Hà Nam. Khi đó, xã Nam Phong thuộc huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Định.

Ngày 2 tháng 1 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 1-CP[9] về việc chuyển xã Nam Phong thuộc huyện Nam Ninh về thành phố Nam Định quản lý.

Ngày 9 tháng 1 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 17/2004/NĐ-CP[10] về việc thành lập phường Cửa Nam trên cơ sở 127,60 ha diện tích tự nhiên và 4.828 nhân khẩu của xã Nam Phong.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Nam Phong còn lại 617,40 ha diện tích tự nhiên và 8.226 nhân khẩu.

Ngày 2 tháng 12 năm 2021, HĐND tỉnh Nam Định ban hành Nghị quyết số 63/2021/NQ-HĐND[11] về việc:

  • Thành lập thôn Vạn Diệp 1 trên cơ sở 3 xóm: Cộng Hòa, Đồng Ích, Tiền Phong.
  • Thành lập thôn Vạn Diệp 2 trên cơ sở xóm Trung Thành và xóm Đồng Lạc.
  • Thành lập thôn Ngô Xá trên cơ sở 3 xóm: Nam Hùng 1, Nam Hùng 2, Nam Phong.
  • Thành lập thôn Phù Long 1 trên cơ sở 3 xóm: Nhất Thanh, Mỹ Tiến 1, Mỹ Lợi 1.
  • Thành lập thôn Phù Long 2 trên cơ sở xóm Mỹ Tiến 2 và xóm Mỹ Lợi 2.
  • Thành lập thôn Đông Đồng Ngãi trên cơ sở xóm Phong Lộc Đông và xóm Đồng Ngãi.
  • Thành lập thôn Vị Lương trên cơ sở 4 xóm: Quang Trung, Long Giang, Hùng Vương, Tân Lập và tổ 1 Đò Quan.

Tính đến ngày 31/12/2022, xã Nam Phong có 6,58 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số là 9.160 người.[2]

Ngày 23 tháng 7 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1104/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Nam Định (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 9 năm 2024).[1] Theo đó, thành lập phường Nam Phong trên cơ sở toàn bộ 6,58 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số là 9.160 người của xã Nam Phong.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e “Nghị quyết số 1104/NQ-UBTVQH15 năm 2024 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Nam Định”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. 23 tháng 7 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2024.
  2. ^ a b c d “Đề án mở rộng địa giới hành chính thành phố Nam Định và thành lập 3 phường thuộc thành phố Nam Định mở rộng” (PDF). Cổng thông tin điện tử tỉnh Nam Định. tháng 1 năm 2023. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2024.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Quyết định số 103-NQ-TVQH năm 1965 về việc phê chuẩn việc thành lập các tỉnh Bắc Thái, Nam Hà, Hà Tây và việc sáp nhập xã An Hòa thuộc huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (cũ) vào xã Tiến Xuân thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình”. Caselaw Việt Nam. 21 tháng 4 năm 1965. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
  5. ^ “Quyết định số 41-CP năm 1968 về sáp nhập 7 xã của huyện Trực Ninh vào huyện Hải Hậu thuộc tỉnh Nam Hà và hợp nhất huyện Trực Ninh và huyện Nam Trực thuộc tỉnh Nam Hà thành một huyện lấy tên là huyện Nam Ninh”. Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Nam Định. 2 tháng 12 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
  6. ^ “Nghị quyết năm 1975 về việc hợp nhất một số tỉnh”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam. 27 tháng 12 năm 1975. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
  7. ^ “Nghị quyết năm 1991 về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số tỉnh”. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp. 26 tháng 12 năm 1991. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
  8. ^ “Nghị quyết năm 1996 về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số tỉnh”. Cơ sở dữ liệu Quốc gia về văn bản pháp luật Trung ương. 6 tháng 11 năm 1996. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
  9. ^ “Nghị định số 1-CP năm 1997 về việc điều chỉnh địa giới thành phố Nam Định thuộc tỉnh Nam Hà”. Cơ sở dữ liệu Quốc gia về văn bản pháp luật Trung ương. 2 tháng 1 năm 1997. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
  10. ^ “Nghị định số 17/2004/NĐ-CP năm 2004 về việc thành lập phường thuộc thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định”. Chỉ dẫn Pháp luật. 9 tháng 1 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
  11. ^ “Nghị quyết số 63/2021/NQ-HĐND năm 2021 về việc sắp xếp, sáp nhập, đổi tên thôn (xóm), tổ dân phố và hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn (xóm), tổ dân phố dôi dư sau sáp nhập thôn (xóm), tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Nam Định” (PDF). Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Nam Định. 2 tháng 12 năm 2021. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Làm thế nào để có lợi thế khi ra trường
Làm thế nào để có lợi thế khi ra trường
Chúng ta có thể có "điểm cộng" khi thi đại học nhưng tới khi ra trường những thứ ưu tiên như vậy lại không tự nhiên mà có.
Thủ lĩnh Ubuyashiki Kagaya trong Kimetsu no Yaiba
Thủ lĩnh Ubuyashiki Kagaya trong Kimetsu no Yaiba
Kagaya Ubuyashiki (産屋敷 耀哉 Ubuyashiki Kagaya) Là thủ lĩnh của Sát Quỷ Đội thường được các Trụ Cột gọi bằng tên "Oyakata-sama"
GPS Là gì? Có phải bạn luôn bị theo dõi khi bật định vị trên điện thoại?
GPS Là gì? Có phải bạn luôn bị theo dõi khi bật định vị trên điện thoại?
Phát triển bởi quân đội Mỹ nhưng tín hiệu GPS được cung cấp miễn phí cho tất cả mọi người.
Đức Phật Thích Ca trong Record of Ragnarok
Đức Phật Thích Ca trong Record of Ragnarok
Buddha là đại diện của Nhân loại trong vòng thứ sáu của Ragnarok, đối đầu với Zerofuku, và sau đó là Hajun, mặc dù ban đầu được liệt kê là đại diện cho các vị thần.