Ngày Anh-Chị-Em

Ngày Anh-Chị-Em (tiếng Anh: Siblings Day) là một ngày lễ hàng năm được công nhận ở một số vùng của Hoa Kỳ và được kỷ niệm vào ngày 10 tháng 4, để tôn vinh các mối quan hệ của anh chị em trong gia đình. Không giống như Ngày của MẹNgày của Cha, ngày này chưa được toàn liên bang Hoa Kỳ công nhận, mặc dù Hội Ngày Anh-Chị Em (Siblings Day Foundation) đang cố gắng vận động điều đó.[1] Từ năm 1998, các thống đốc của 49 tiểu bang Hoa Kỳ đã chính thức công nhận và ban hành Ngày Anh-Chị-Em.[2]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày lễ ban đầu được hình thành bởi Claudia Evart để tưởng niệm anh chị em của cô, hai trong số đó đã qua đời khi tuổi còn nhỏ.[3] Hội được thành lập vào năm 1997 và được công nhận là tổ chức phi lợi nhuận vào năm 1999.[4]

Carolyn Maloney, dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ của New York, chính thức chào mừng ngày lễ và giới thiệu, lưu vào biên bản của Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 06 Tháng 4 năm 2005.[5]

Theo thống kê tại Mỹ, 79% tất cả các trẻ em đều có anh chị em khi lớn lên. 2014 đánh dấu năm thứ 15 tổ chức ngày lễ.[6]

Ngày lễ tương tự

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Ấn Độ cũng có một ngày lễ tương tự ngợi ca tình yêu và bổn phận giữa các anh chị em. có nguốn gốc từ Ấn Độ giáo nhưng cũng là một lễ hội thế tục, gọi là Raksha Bandhan (tiếng Bengal: রাখী বন্ধন tiếng Hindi: रक्षा बन्धन), cũng được gọi là Rakhi Purnima (রাখীপূর্ণিমা) hoặc đơn giản Rakhi hoặc Rakhri, được cử hành vào ngày trăng tròn của tháng Shravana (tương đương vào khoảng giữa tháng 8 dương lịch).[7][8]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Siblings Day Foundation”. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2013.
  2. ^ “Gubernatorial (State) Proclamations”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2013.
  3. ^ Spiegel, Debbi (ngày 10 tháng 4 năm 2013). “Celebrate National Siblings Day!”. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2013.
  4. ^ “Siblings Day Foundation”. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2013.
  5. ^ Maloney, Carolyn B. (ngày 6 tháng 4 năm 2005). “Congressional Record - Extenions of Remarks” (PDF). In Honor of Siblings Day. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2013.
  6. ^ Koonse, Emma (ngày 10 tháng 4 năm 2013). “National Siblings Day 2013 Today”. The Christian Post. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2013.
  7. ^ K. Moti Gokulsing, Wimal Dissanayake (ngày 4 tháng 2 năm 2009), Popular culture in a globalised India, Taylor & Francis, 2009, ISBN 978-0-415-47667-6, truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2011, ... Raksha Bandhan: A popular festival of Indian Sub-continent where sister ties a thread on brother's wrist, signifying love and/or seeking protection...
  8. ^ J Gordon Melton (Editor), Religious Celebrations: An Encyclopedia of Holidays Festivals Solemn Observances and Spiritual Commemorations, ISBN 978-1598842067; pp 733-734

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Teshima Aoi - Âm nhạc... sự bình yên vô tận (From Up on Poppy Hill)
Teshima Aoi - Âm nhạc... sự bình yên vô tận (From Up on Poppy Hill)
Khi những thanh âm đi xuyên qua, chạm đến cả những phần tâm hồn ẩn sâu nhất, đục đẽo những góc cạnh sần sùi, xấu xí, sắc nhọn thành
Tây Du Hắc Tích – Nhị Lang Thần và tầm vóc câu chuyện Game Science muốn kể
Tây Du Hắc Tích – Nhị Lang Thần và tầm vóc câu chuyện Game Science muốn kể
Với những ai đã hoàn thành xong trò chơi, hẳn sẽ khá ngạc nhiên về cái kết ẩn được giấu kỹ, theo đó hóa ra người mà chúng ta tưởng là Phản diện lại là một trong những Chính diện ngầm
Giới thiệu Oshi no ko - Bị kẻ lạ mặt đâm chớt, tôi tái sinh thành con trai idol
Giới thiệu Oshi no ko - Bị kẻ lạ mặt đâm chớt, tôi tái sinh thành con trai idol
Ai sinh đôi một trai một gái xinh đẹp rạng ngời, đặt tên con là Hoshino Aquamarine (hay gọi tắt là Aqua cho gọn) và Hoshino Ruby. Goro, may mắn thay (hoặc không may mắn lắm), lại được tái sinh trong hình hài bé trai Aqua
Giới thiệu truyện: Liệu anh sẽ phải lòng một bộ xương khô chứ?
Giới thiệu truyện: Liệu anh sẽ phải lòng một bộ xương khô chứ?
Anh chàng thám hiểm ngày nọ vào lâu đài cổ thì phát hiện ra bộ xương của công chúa đã die cách đây rất lâu