Bài viết này cần thêm liên kết tới các bài bách khoa khác để trở thành một phần của bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia. (tháng 11 năm 2016) |
Bài này không có nguồn tham khảo nào. |
Ngón là bộ phận xa nhất của chi, như ngón tay và ngón chân, hiện diện ở nhiều loài động vật có xương sống.
Ở một số ngôn ngữ có tên gọi riêng cho ngón tay và ngón chân (tiếng Anh: tương ứng "finger" và "toe", tiếng Pháp: "doigts" và "orteils", Tiếng Đức: "Finger" và "Zeh"), trong khi ở tiếng Việt, tiếng Nga, tiếng Ba Lan, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ,... không có tên gọi riêng. Năm ngón ở mỗi chi là ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út và ngón út.
Con người thường có 5 ngón trên mỗi chi. Mỗi ngón được hình thành bởi một só xương tên là phalanges và được bao quanh bởi mô mềm. Ngón tay con người thường có móng. Hiện tượng polydactyly xảy ra khi có thêm ngón; con người cũng có thể có ít ngón hơn bình thường và được gọi là hiện tượng ectrodactyly. Một đột biến có thể được điều chỉnh bằng phẫu thuật hay không và sự chỉnh sửa đó có được chỉ định hay không, tùy thuộc vào từng trường hợp[1]. Ví dụ, nhà cựu vô địch cờ vua thế giới Mikhail Tal đã sống cả đời chỉ với ba ngón tay phải.