Ngô Tùng Châu | |
---|---|
Thụy hiệu | Trung Mẫn; Trung Ý |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 1752 |
Nơi sinh | Quy Nhơn |
Mất | |
Thụy hiệu | Trung Mẫn |
Ngày mất | 5 tháng 7, 1801 |
Nơi mất | Thành Bình Định |
Giới tính | nam |
Gia quyến | |
Thân phụ | Ngô Tùng Trang |
Nghề nghiệp | quan viên |
Quốc tịch | nhà Nguyễn |
Ngô Tùng Châu hay Ngô Tòng Chu (chữ Hán: 吳從周, 1752 - 5 tháng 7, 1801) là khai quốc công thần của nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Cùng với Võ Tánh, ông đã ra sức cố thủ thành Bình Định trong nhiều tháng dài, cầm chân được đội quân hùng mạnh của nhà Tây Sơn, tạo cơ hội cho chúa Nguyễn vượt biển đánh lấy được kinh đô Phú Xuân, hoàn thành công cuộc thống nhất Việt Nam.
Ngô Tùng Châu là người thôn Thái Thuận, xã Cát Tài, huyện Phù Cát, trấn Quy Nhơn[Ghi chú 1]. Ông chào đời năm 1752 dưới thời Võ vương Nguyễn Phúc Khoát.
Năm 1764 lúc ông mới 12 tuổi theo cha là Ngô Tùng Trang vào sống ở Vùng Gò Công[Ghi chú 2]. Vào khoảng năm 1783 - 1788 cùng thời gian Võ Tánh cũng tụ tập nhân mã tại vùng Gò Công[Ghi chú 3] để giúp dân phòng thủ các mối nguy hiểm vùng đất mới khai phá, sau này theo chúa Nguyễn lập nghiệp, thì cũng là lúc Ngô Tùng Châu theo học với cụ Võ Trường Toản (? - 1792), người lánh nạn giặc Tây Sơn mà về định cư ở đây và mở trường dạy học. Trong hơn mấy trăm môn đệ của Võ Trường Toản thì Ngô Tùng Châu là môn sinh cao đệ nhất".[1]
Biết tài năng và đức độ, chúa Nguyễn Phúc Ánh cho Ngô Tùng Châu làm Chế các ở Viện Hàn lâm. Rồi ông cùng với Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Hoàng Minh Khánh và chín người nữa, được cử làm Điền tuấn quan để coi việc đốc sức dân khai khẩn ruộng đất ở Gia Định. Về sau thăng đến Tham tri bộ Lễ[2]. Năm 1797, Nguyễn vương sai ông Ngô Tùng Châu hiệp cùng nguyên Lễ bộ kiêm Đốc học Nguyễn Thái Nguyên làm chức phụ đạo, tức là dạy học cho con trưởng của vương là Đông cung Thái tử Nguyễn Phúc Cảnh. Ông cố từ rằng[2]
Nguyễn vương dụ
Từ đó Tùng Châu làm Phụ giảng cho Đông cung, hết lòng sửa chữa nói thẳng không ẩn giấu gì, rất được Đông cung kính trọng[3][4]. Một hôm giảng thiên Nhạc ký, Tùng Châu nói rằng
Đông cung đáp[5]
Giảng bàn đến đêm khuya, vẫn không biết mỏi. Khi Tùng Châu khen ngợi Đông cung chăm đọc sách, Đông cung đáp
Tham tri bộ Hộ là Nguyễn Văn Mỹ có công cầm cương giàn ngựa đi theo Nguyễn vương, nhưng làm quan thì góp nhặt lấy thuế nặng của dân, lúc chết được thờ ở đền Hiển Trung. Ngô Tùng Châu can rằng[2]
Nhưng Nguyễn Ánh cho rằng Mỹ là người có công, không nỡ truất bỏ, mà cũng khen lời Tòng Chu là ngay thẳng[6].
Ở Gia Định tục chuộng đạo Phật. Có nhà sư tên Cao phạm tội, vương muốn giết và truyền lệnh phàm các sư tăng dưới 50 tuổi đều phải chịu sai dịch như người thường. Các quan có ý ngăn cản, Tùng Châu nói với Đông cung rằng[6]
Đông cung bảo là phải, Tòng Chu bèn dâng sớ nói thẳng đến chỗ hại về đạo Phật, ý vua mới quyết[6][7].
Năm Kỷ Mùi 1799, Ngô Tùng Châu theo chúa Nguyễn đem quân ra phía Bắc đánh nhau với quân Tây Sơn. Đến tháng 5, quân của chúa Nguyễn đến vây thành Quy Nhơn. Vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn bèn sai Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng đem binh vào cứu nhưng mới đến Quảng Nghĩa thì bị đánh bại. Quan trấn thủ là Lê Văn Thanh thấy viện binh đến không được, mà lương thực ở trong thành hết cả, bèn cùng các tướng mở cửa ra hàng. Nguyễn vương đem quân vào thành, cho đổi tên là thành Bình Định, rồi giao cho Võ Tánh và Ngô Tùng Châu ở lại trấn giữ.
Đến tháng 1 năm Canh Thân (1800), quân của Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng đến vây thành Bình Định. Võ Tánh cùng Ngô Tùng Châu cố lo phòng thủ, không ra đánh. Hay tin, chúa Nguyễn liền đem đại binh ra, nhưng vì quân bộ và quân thủy không phối hợp với nhau được, nên việc giải cứu không thành. Tùng Châu hiệp theo với Võ Tánh ở lại trấn, quân giặc bao vây, gần đến 2 năm, cùng Tánh giữ lấy thành cố giữ, tùy phương phòng chống, lấy trung nghĩa khuyến khích quân lính, người đều vui lòng liều chết, không ai làm phản cả[6].
Đến tháng 1 năm Tân Dậu (1801), sau khi đốt được gần hết thủy trại cùng tàu thuyền của Tây Sơn ở cửa Thị Nại<, khiến tướng Vũ Văn Dũng bỏ vùng biển chiến lược này về hợp binh với Trần Quang Diệu, thì thành Bình Định càng bị vây ngặt. Liệu không thể đánh phá được, chúa Nguyễn cho người lẻn vào thành bảo Võ Tánh và Ngô Tùng Châu bỏ thành mà ra. Nhưng Võ Tánh phúc thư lại rằng: ...quân tinh binh của Tây Sơn ở cả Quy Nhơn, vậy xin đừng lo việc giải vây vội, hãy nên kíp ra đánh lấy Phú Xuân thì hơn. Nghe lời Võ Tánh, Nguyễn vương dẫn đại quân tiến đánh và thu phục được Phú Xuân vào ngày mùng 3 tháng 5 năm Tân Dậu (15 tháng 6 năm 1801).
Nhận được tin dữ, Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng cử quân ra cứu nhưng bị quân của Lê Văn Duyệt đánh chặn phải lui về, nên càng đốc quân đánh gấp cốt chiếm cho được thành Bình Định.
Hoàng Việt hưng long chí kể:
Nói đoạn, Võ Tánh sai người ra trao cho Trần Quang Diệu một bức thư có câu
Buổi sớm hôm đó, Tùng Châu đến hỏi mưu kế phá giặc, thì Võ Tánh chỉ tay vào lầu Bát Giác nói rằng[6]
Tùng Châu trả lời rằng
Rồi về nhà, mặc triều phục chỉnh tề, trông về cửa khuyết bái lạy, rồi uống thuốc độc chết[8]. Võ Tánh nghe tin báo, đau buồn nói: Thế là Ngô quân đã đi trước ta rồi...Nói đoạn đi ngay đến công dinh của Ngô Tùng Châu, lo việc khâm liệm mai táng... Việc đó xảy ra ngày 25 tháng 5 năm Tân Dậu (ngày 5 tháng 7 năm 1801)[9]. Hai ngày sau, Võ Tánh cũng tự thiêu mà chết ở lầu Bát Giác. Khi chiếm được thành, Trần Quang Diệu tỏ ra xúc động trước sự trung dũng của Võ Tánh và Ngô Tùng Châu, sai người tẩm liệm thi hài hai ông tử tế, rồi theo lời yêu cầu của Võ Tánh, không giết hại hàng binh nhà Nguyễn.
Năm 1802, Nguyễn vương tiêu diệt Tây Sơn, đặt niên hiệu là Gia Long năm 1806 lên ngôi Hoàng đế lập ra Vương triều Nguyễn[10]. Trong năm 1802, truy tặng Ngô Tùng Châu là Tán trị công thần đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu, Trụ quốc Thái sư, tước Châu Quận Công thụy là Trung Ý, cùng với Hoài Quốc công Võ Tánh hợp thờ ở đền Chiêu trung.
Mộ Ngô Tùng Châu hình chữ nhật (đây là mộ giả vì thi hài Ngô Tùng Châu đã được đưa về chôn ở Phù Cát) nằm kề bên mộ Võ Tánh hình tròn trên có đắp biểu tượng một con dơi. Vì thân thể Võ Tánh đã bị cháy hết nên mộ ở thành Bình Định và mộ ở Phú Nhuận, đều chôn hình nhơn bằng sáp. Lăng nằm trên nền cũ của nội cung thành Hoàng Đế của Nguyễn Nhạc, cũng là thành Đồ Bàn của vua Chăm xưa[11][12]. Lấy lầu Bát Giác (nơi Võ Tánh tự thiêu) làm nơi hương hỏa cho họ Võ, họ Ngô.
Lúc Ngô Tùng Châu tuẫn tiết, Nguyễn Ánh thương khóc mãi, và hỏi quan hầu là Phạm Ngọc Uẩn, biết được Ngô Tùng Châu không có con, chỉ có cháu họ gọi là Ngô Tùng Hoảng, nuôi làm thừa tự. Vua bèn dụ Tùng Hoảng rằng
Năm thứ 3 Gia Long (1804), liệt vào thờ tại đền Hiển trung ở Gia Định, lại cấp tự điền, tự dân, mộ phu, sai Tòng Hoảng phụng thờ. Năm thứ 4 (1805), cho tế phụ ở Thái Miếu. Năm thứ 9 (1810), liệt vào thờ ở miếu Trung Hưng công thần. Năm Minh Mạng thứ 2 (1821) cấp cho vợ ông là Võ thị mỗi năm 50 quan tiền, 50 phương gạo. Năm thứ 5 (1824) đổi cho phụ tế ở Thế miếu. Năm thứ 12 (1831) truy tặng là Tá vận Công thần, Đặc tiến Vinh lộc Đại phu, Hiệp biện đại học sĩ, Thiếu sư, kiêm Thái tử Thái sư, đổi tên thụy là Trung Mẫn, tước Ninh Hòa Quận công, phụ tế ở miếu đình như cũ[8].
Sau Tùng Hoảng chết, lấy Tùng Hòa tập ấm là Cẩm y hiệu úy, coi việc thờ tự.
Sách Đại Nam liệt truyện chép[13]
Trong bài Văn tế Phò mã Chưởng hậu quân Võ Tánh và Lễ bộ thượng thư Ngô Tùng Châu do Đặng Đức Siêu[Ghi chú 6] soạn, được đọc trong lễ truy điệu trọng thể, có đoạn:
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu viết[14]:
Ở Thành phố Hồ Chí Minh trước năm 1985 có tới hai con đường mang tên Ngô Tùng Châu. Đường Ngô Tùng Châu của Đô thành Sài Gòn cũ hiện nay là đường Lê Thị Riêng ở quận 1; còn đường Ngô Tùng Châu của tỉnh Gia Định cũ nay là đường Nguyễn Văn Đậu ở quận Phú Nhuận và quận Bình Thạnh. Điều đặc biệt là cả hai con đường mang tên Ngô Tùng Châu này đều bị đổi tên vào cùng ngày 4 tháng 4 năm 1985. Chính vì vậy, khi gia đình nghệ sĩ Thanh Nga bị sát hại vào năm 1978 trên con đường này (thuộc khu vực quận 1) thì lúc đó vẫn còn gọi là đường Ngô Tùng Châu. Ở Mỹ Tho trước đó cũng có đường Ngô Tùng Châu sau đổi thành đường Nguyễn Văn Nguyễn. Tuy nhiên ở thành phố Gò Công, hiện nay vẫn còn đường Ngô Tùng Châu.