Khu vực có số dân đáng kể | |
---|---|
Việt Nam: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu | |
Ngôn ngữ | |
Chơ Ro, Việt | |
Tôn giáo | |
Tín ngưỡng dân gian, Phật giáo Theravada[cần dẫn nguồn] |
Người Chơ Ro còn gọi là Chrau Jro, người Đơ-Ro, Châu Ro, là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam [1].
Người Chơ Ro có dân số 29.520 người năm 2019 [2]. Người Chơ Ro cư trú đông ở tỉnh Đồng Nai, một số ít ở tỉnh Bình Thuận, Bình Dương và Bình Phước.
Tiếng Chơ Ro là ngôn ngữ thuộc ngữ tộc Môn-Khmer trong ngữ hệ Nam Á.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Chơ Ro ở Việt Nam có dân số 26.855 người, cư trú tại 36 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Chơ Ro cư trú tập trung tại các tỉnh:
Tại Đồng Nai, người Châu Ro sống tập trung chủ yếu tại ấp Lý Lịch, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu; xã Túc Trưng huyện Định Quán; xã Xuân Vinh, xã Xuân Bình, xã Bàu Trâm, xã Hàng Gòn huyện Long Khánh; xã Xuân Trường, xã Xuân Phú, xã Xuân Thọ... huyện Xuân Lộc. Một số hộ dân Châu Ro sống rải rác ở huyện Long Thành, xã Xuân Thiện, huyện Thống Nhất.
Đồng Nai:
Bà Rịa, Vũng Tàu:
Bình Thuận
Trước kia người Chơ Ro sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy, cuộc sống nghèo nàn và không ổn định. Về sau người Chơ Ro đã biến rẫy thành đất định canh, đồng thời nhiều nơi phát triển làm ruộng nước, nhờ vậy cuộc sống có phần khá hơn. Chăn nuôi, hái lượm, săn bắn, đánh cá đều góp phần quan trọng trong đời sống của người Chơ Ro. Ngoài ra họ chỉ đan lát, làm các đồ dùng bằng tre, gỗ,...
Người Chơ Ro không theo chế độ mẫu hệ hay phụ hệ mà coi trọng cả hai như nhau. Trong hôn nhân, tuy nhà trai hỏi vợ cho con, nhưng lễ cưới tổ chức tại nhà gái, chàng trai phải ở rể vài năm rồi vợ chồng làm nhà ở riêng.
Khi chôn người chết theo truyền thống Chơ Ro, người Chơ Ro dùng quan tài độc mộc, đắp nắm mồ hình bán cầu. Sau 3 ngày kể từ hôm mai táng, gia đình có tang làm lễ "mở cửa mả".
Người Chơ Ro vốn ở nhà sàn, lên xuống ở đầu hồi. Từ mấy chục năm nay, người Chơ Ro đã hoàn toàn quen ở nhà trệt. Trong nhà đồ đạc đơn giản, chỉ có chiêng và ché được coi là quý giá. Gần đây nhiều gia đình có thêm tài sản mới như xe đạp.
Một vài dòng họ lớn của người Chơ ro là: Chơ Lưn, Jgo n'he, Vôq Jiêng, Ta jâu, Vôq khlong, Vôq jguc, Smăh, Vôq Prâng, Vôq Dâr, Vôq Glao.
Tên gọi của các dòng họ này có nghĩa là tên của một loài vật nào đó, như dòng họ Chơ Lưn (cá sấu) hay tên của ngay vùng đất nơi họ sinh sống, như dòng họ Vôq nđu (đầu nguồn suối - họ ở khu vực đầu nguồn suối)...
Tuy nhiên, hiện nay, trong các văn bản, hầu hết những người Chơ ro ở huyện Định Quán đều mang dòng họ Điểu; người Chơ ro ở Long Khánh mang họ Thổ, họ Đào; người Chơ ro ở Xuân Lộc thường mang họ Văn, họ Thị; người Chơ ro ở Vĩnh Cửu thường lấy họ Nguyễn, họ Hồng.
Trên những địa bàn cư trú như hiện nay, người Chơ Ro sống gần gũi với người Việt nên trong ngôn ngữ của mình, lượng từ tiếng Việt tham gia ngày càng nhiều hơn, đến nay đại đa số dân cư Chơ Ro đều biết chữ quốc ngữ. Xu hướng xích lại gần với người Việt được biểu hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống hàng ngày, các hoạt động sản xuất, các quan hệ xã hội, những biểu hiện văn hóa vật chất như nhà cửa, y phục, đồ gia dụng,...
Vốn văn nghệ dân tộc của người Chơ Ro phong phú. Nhạc cụ có bộ chiêng 7 chiếc, đây đó còn thấy đàn ống tre, có ống tiêu và một số người còn nhớ lối hát đối đáp trong lễ hội.
Cho đến nay, kiến trúc nhà của người Chơ Ro đã có nhiều biến đổi căn bản, ngôi nhà cổ truyền không mấy khi tìm thấy trong vùng cư trú hiện nay của họ. Từ vài chục năm trở lại đây, người Chơ Ro đã quen xây dựng những ngôi nhà ở theo lối của người dân nông thôn Việt. Đó là những ngôi nhà có kèo, bộ khung bằng tre kết hợp với gỗ, phần nhiều lợp bằng cỏ tranh, vách được thưng lên bằng vách nứa, cửa ra vào mở về phía mái, nhà nằm ngang. Quy mô một ngôi nhà thường có ba gian và thêm một chái hồi để làm bếp, đồng thời là nơi để nông cụ. Nét truyền thống còn lại trong ngôi nhà hiện nay của người Chơ Ro là cái sạp làm bằng tre nứa, chạy dọc theo suốt chiều dài ba gian nhà, bề ngang chiếm nữa lòng nhà
Xưa phụ nữ Chơ Ro quấn váy, đàn ông đóng khố; áo của người Chơ Ro là loại áo chui đầu; trời lạnh có tấm vải choàng. Nay người Chơ Ro mặc như người Kinh trong vùng, chỉ còn dễ nhận ra người Chơ Ro ở tập quán thường đeo gùi theo và ở sở thích của phụ nữ hay đeo các vòng đồng, bạc, dây cườm trang sức nơi cổ và tay.
Tên | Sinh thời | Hoạt động |
---|---|---|
Điểu Cải | 1948-1969 | Biệt danh là "Kon Trô", xã đội trưởng du kích xã Túc Trưng huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai, liệt sỹ QĐNDVN, năm 1978 được truy phong Anh hùng LLVTND VN [4] |
Trần Vĩnh
(PrékiMalamak) |
1937 | Nhà thơ người Chơ Ro hiện sinh sống tại phường Hắc Dịch, Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Ông được trao giải thưởng duy nhất của Hội nhà văn TP.HCM năm 2014[5] |
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Dso2019