Nguyên Huệ Vương hậu

Nguyên Huệ Vương hậu
원혜태후
Vương hậu của Cao Ly
(truy phong)
Thông tin chung
Sinh
Cao Ly
Mất1022
Cao Ly
Phối ngẫuCao Ly Hiển Tông
Hậu duệCao Ly Văn Tông
Tĩnh Giản vương Vương Cơ
Hiếu Tư Vương hậu
Thân phụKim Ân Phó

Nguyên Huệ Vương hậu (Hangul: 원혜태후, chữ Hán: 元惠太后; ? – 31 tháng 7 năm 1022[1]) là Vương hậu thứ 4 của vua Cao Ly Hiển Tông.

Bà là con gái thứ hai của Kim Ân Phó (金殷傅) và An Sơn Quận Đại phu nhân (安山郡大夫人) họ Lý,[2] là em gái của Nguyên Thành Vương hậu, chị gái của Nguyên Bình Vương hậu, là những người vợ khác của Hiển Tông.

Năm 1010, trong khi Cao Ly chiến tranh với nhà Liêu (Khiết Đan), vua Cao Ly Hiển Tông phải bỏ Khai Thành chạy về phía nam đến Naju, Jeolla-do. Hiển Tông đã ở lại qua đêm tại Gongju, Chungcheongnam-do tại nhà của Kim Ân Phó và Kim Ân Phó đã chào đón ông ta và lệnh cho chị bà là Nguyên Thành Vương hậu phục vụ Hiển Tông một cách thoải mái. Người ta cũng nói rằng Nguyên Thành Vương hậu đã may và tặng quần áo cho Hiển Tông. Ngoài ra Hiển Tông cũng gặp thêm bà và người em gái của bà.

Theo Cao Ly sử, bà cùng với chị bà là Nguyên Thành Vương hậu vào cung Khai Thành lần đầu tiên vào năm 1011. Bà được Hiển Tông phong làm An Phúc Cung chúa (안복궁주, 安福宮主) khi sống tại An Phúc cung (안복궁, 安福宮).

Năm 1017 bà hạ sinh Hiếu Tư Vương hậu,[3] người sau này lấy anh cùng cha khác mẹ là Vương Khâm (vua Cao Ly Đức Tông).[4]

Ngày 29 tháng 12 năm 1019, bà hạ sinh vương tử Vương Huy, sau này trở thành là vua Cao Ly Văn Tông. Năm 1020, bà được Hiển Tông đổi từ An Phúc Cung chúa thành Diên Đức Cung chúa' (연덕궁주, 延德宮主) khi bà chuyển đến Diên Đức cung (연덕궁, 延德宮).[5][6]

Năm 1021, bà hạ sinh Vương Cơ (sử gọi là Tĩnh Giản Vương).[7]

Ngày 31 tháng 7 năm 1022, bà qua đời.[8] Năm 1025 bà được Cao Ly Hiển Tông truy phong thành Vương hậu, ban thụy Nguyên Huệ. Năm 1027 bà được Hiển Tông ban thụy hiệuBình Kính, nên bà cũng được gọi là Bình Kính Vương hậu (평경왕후, 平敬王后), và được chôn cất tại Hoài lăng (회릉, 懷陵).[9]

Khi lên ngôi vua vào năm 1046, Cao Ly Văn Tông (con trai lớn của bà) truy tôn bà thành Vương thái hậu (왕태후, 王太后).

Hậu duệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong văn hóa đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trong âm lịch, bà qua đời vào ngày 30 tháng 6 năm 1022.
  2. ^ “김은부”. Goryeosa (bằng tiếng Hàn). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2022.
  3. ^ “고려시대 史料 Database”. db.history.go.kr (bằng tiếng Hàn). Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2021.
  4. ^ “고려사 > 권91 > 열전 권제4 > 공주(公主) > 현종 소생 공주 > 효사왕후”. Goryeosa (bằng tiếng Hàn). Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2022.
  5. ^ Chang-hyun, Kim (2006). 고려 의 남경, 한양 [Goryeo's Namkyung, Hanyang] (bằng tiếng Hàn). University of Michigan: Sinseowon. tr. 95. ISBN 9788979400199. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2022.
  6. ^ Seung-un, Lee (1995). 시흥향토문화총서: 시흥의인물과행적 [Siheung Local Culture Book: Siheung's Key Peoples and Deeds] (bằng tiếng Hàn). University of California: Siheung City. tr. 66. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2022.
  7. ^ “고려사 > 권90 > 열전 권제3 > 종실(宗室) > 현종 소생 왕자”. Goryeosa (bằng tiếng Hàn). Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2022.
  8. ^ 《고려사》 권5 〈세가〉 권5 - 현종 13년 6월 무진(戊辰) 기사
  9. ^ 韓國女性關係資料集: 中世篇(中) [A Collection of Korean Women's Relationships: The Middle Ages (Part 2)] (bằng tiếng Hàn). Ewha Womans University Women's Research Institute: Ewha Womans University Press. 1985. tr. 18. ISBN 9788973000432. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2022.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan