Cao Ly Thái Tổ

Cao Ly Thái Tổ
Vua Cao Ly
Trị vì15 tháng 6, 918 - 4 tháng 7, 943 (âm lịch)
Đăng quang15 tháng 6, 918 (âm lịch)
Tiền nhiệmCung Duệ
Sáng lập nhà Cao Ly
Kế nhiệmCao Ly Huệ Tông
Thông tin chung
Sinh(877-01-31)31 tháng 1, 877
Mất4 tháng 7, 943(943-07-04) (66 tuổi)
Hậu duệ25 vương tử và 9 vương nữ
Thân phụVương Long
Thân mẫuUy Túc Vương hậu
Korean name
Hangul
태조
Hanja
太祖
Romaja quốc ngữTaejo
McCune–ReischauerT'aejo
Tên khai sinh
Hangul
왕건
Hanja
王建
Romaja quốc ngữWang Geon
McCune–ReischauerWang Kǒn
Thụy hiệu
Hangul
신성대왕
Hanja
神聖大王
Romaja quốc ngữSinseong-Daewang
McCune–ReischauerSinsŏng Taewang

Cao Ly Thái Tổ, húy danh là Vương Kiến (Hangul: 왕건 (Wang Geon), chữ Hán: 王建, 31/1/877 - 4/7/943), trị vì từ năm 918 tới năm 943. Ông là vị vua đầu tiên đã thành lập nên triều đại Cao Ly - một triều đại của bán đảo Triều Tiên kéo dài từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV.

Tuổi trẻ

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương Kiến sinh năm 877 (đời vua Tân La Hiến Khang Vương), là con một thương nhân ở Songdo (nay thuộc tỉnh Kaesŏng bên dòng sông Yeseong). Cha của Kiến là Vương Long (Wang Ryung 왕륭, 王隆), là 1 thương nhân rất khéo làm ăn, kiếm được nhiều lợi nhuận thương mại với các thương nhân Trung Quốc, lại có thế lực đứng đầu vùng này. Vì vậy cuộc sống của gia đình họ Vương rất sung túc, khá giả. Tổ tiên của ông và chính ông cũng là người Cao Câu Ly cổ, nhưng gia đình ông lại sống ở nước Tân La.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới quyền Cung Duệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương Kiến sống vào thời điểm cuối đời Hậu Tam Quốc Triều Tiên - là cuộc phân tranh lâu dài giữa 3 tập đoàn: Hậu Cao Câu Ly, Hậu Bách TếTân La. Ông kế thừa cơ nghiệp của cha mình, là một người lái buôn. Bấy giờ, nhà nước Tân La do nữ vương Chân Thánh cai trị. Lúc đó, tình thế bên trong của Tân La rất tạp loạn: giặc cướp nổi lên như ong, hào cường chống chính quyền, quan lại tham nhũng, chính sách hà khắc, bộ máy triều đình thối nát, v.v. biết bao việc xảy ra đã cảnh báo hồi chuông suy sụp của Hậu Tân La. Lúc đó, có 2 cuộc khởi nghĩa lớn bùng nổ tại Tân La do Cung DuệChân Huyên cầm đầu. Các cuộc khởi nghĩa này bùng phát khắp nơi với số lượng quân đông và mạnh, đánh phá các nơi, giết bọn quan lại và bọn giặc cướp địa phương khác. Năm 895, Cung Duệ đem quân đánh vùng Tây Bắc của nước Tân La, là nơi tọa lạc của vùng Songdo - nơi Vương Kiến đang sống. Cha con Vương Long và Vương Kiến thấy quân khởi nghĩa kéo đến, ngay lập tức họ quy hàng. Vương Kiến đến gặp và xin nguyện ở dưới trướng của Cung Duệ - người lãnh đạo quốc gia Hậu Cao Câu Ly sau này.

Từ khi gia nhập nghĩa quân, Vương Kiến tỏ ra là một tỳ tướng có tài và năng lực, được Cung Duệ tin tưởng và coi như người em trai của mình. Năm 900, khi quân của Hậu Bách Tế sang đánh phá, Vương Kiến đem quân đánh thắng nước này tại Trung Châu, thu được nhiều chiến lợi phẩm. Từ đó, ông trở nên nổi tiếng, thanh danh vang dội. Năm 901, Cung Duệ thành lập vương quốc Hậu Cao Câu Ly. Năm 903, ông đem quân đánh tan lực lượng hải quân của Hậu Bách Tế (đời vua Chân Huyên) xâm phạm vùng bờ biển. Trong thời gian đó, Chân Huyên phải lo chống lại quân triều đình Tân La (đời vua Tân La Hiếu Cung Vương). Vương Kiến cũng sai quân đi giúp đỡ Chân Huyên chiến thắng quân Tân La. Trong thời gian chiến tranh đó, Vương Kiến vẫn bảo quân sĩ phải giữ nghiêm quân luật, không được xâm phạm đến của cải của dân, mà còn phải giúp đỡ dân nghèo. Vì vậy mà nghĩa quân của Vương Kiến đi đến đâu cũng được dân chúng hoan nghênh.

Năm 904, vua Cung Duệ đổi quốc hiệu Hậu Cao Câu Ly sang Ma Chấn.[1][2]

Năm 910, Vương Kiến (Wang Geon), tướng của vương quốc Ma Chấn dẫn quân đi tấn công và chiếm được thành Naju, một thành chính và là nơi vua Chân Huyên đã bắt đầu cuộc nổi dậy của mình. Chân Huyên đã có nhiều nỗ lực nhằm chiếm lại thành song không thành công.[3]

Năm 911, vua Cung Duệ nước Ma Chấn (Majin) tiếp tục đổi quốc hiệu từ Ma Chấn thành Thái Phong (Taebong).[1][2]

Năm 912, vua Tân La Hiếu Cung Vương qua đời, Phác Cảnh Huy lên nối ngôi vua Tân La, tức là vua Tân La Thần Đức Vương. Từ năm 912 đến năm 917, Vương Kiến của Thái Phong và vua Chân Huyên của Hậu Bách Tế liên tục tấn công Tân La của vua Tân La Thần Đức Vương.

Làm vua của Cao Ly

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy nhiên, sau khi thành lập quốc gia Thái Phong, vua Cung Duệ đã thực hiện một chính sách khắc nghiệt với dân chúng khiến sự chống đối nổi lên. Vua Cung Duệ buộc tội phản quốc và xử tử tất cả những ai chống đối ông ta, bao gồm cả Khang phu nhân và hai vương tử của ông ta.[4] Năm 918, bốn tướng lĩnh hàng đầu của nước Thái PhongHồng Nho (홍유 Hong Yu; 洪儒), Bùi Huyền Khánh (배현경 Pae Hyŏnkyŏng; 裵玄慶), Thân Sùng Khiêm (신숭겸 Sin Sungkyŏm; 申崇謙) và Bốc Trí Khiêm (복지겸 Pok Chikyŏm; 卜智謙) lên kế hoạch lật đổ Cung Duệ và mời Vương Kiến lên ngôi. Vương Kiến đồng ý. Cung Duệ bị lật đổ và bị sát hại. Vương Kiến lên làm vua, đặt tên nước là Cao Ly (고려 Koryŏ; 高麗), lấy niên hiệu là Thiên Thụ (天授), tôn đạo Phật làm quốc giáo, tiến hành bình định các miền còn lại ở bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, ngay sau khi thành lập Cao Ly, nhiều người đã bác bỏ sự trị vì của Vương Kiến và nổi dậy chống lại vương triều mới được lập ra; một số đã tự nguyện đào thoát sang Hậu Bách Tế của vua Chân Huyên (Gyeon Hwon).

Vua Đại Nhân Soạn của vương quốc Bột Hải ở phía bắc đã ủng hộ việc lập liên minh giữa vương quốc Bột Hải với Cao Ly. Tuy nhiên, tác động này không mạnh và không thể diễn ra vì cuộc xung đột tiếp diễn giữa các quý tộc khác nguồn gốc trong chính quyền Bột Hải (chủ yếu là người gốc Cao Câu Ly và người Mạt Hạt), những người chỉ mong chờ trở thành người tiếp theo bước lên ngai vàng của vương quốc Bột Hải.

Vua Chân Huyên của Hậu Bách Tế đã cử một đội quân lớn khác đến Hapcheon của Tân La vào năm 920 và cuối cùng đã thành công trong việc lập quyền kiểm soát với vùng này, buộc vua Tân La Cảnh Minh Vương của Tân La phải liên minh với Cao Ly của Vương Kiến. Liên minh Tân La - Cao Ly này đã có thể đánh đuổi được quân Hậu Bách Tế trong trận thành Daeya. Tuy nhiên, sau đó nhiều tướng lĩnh Tân La ở biên thùy đã lựa chọn rời bỏ Tân La để gia nhập quân Cao Ly, vì vậy hoàn cảnh của vua Tân La Cảnh Minh Vương vẫn không tốt hơn so với trước. Sau đó Chân Huyên xâm chiếm vùng Andong ngày nay, song cuộc tấn công này đã bị lính Tân La tại địa phương đánh bại. Chân Huyên đã buộc phải sinh sống hòa bình với Cao Ly sau cuộc chiến, thông qua trao đổi con tin là các thành viên vương thất. Tuy nhiên, khi hay tin cháu trai của Chân Huyên chết, Chân Huyên cũng đã sát hại con tin của Cao Ly, anh ẹm họ của Vương Kiến, và tiếp tục cuộc chiến chống lại Cao Ly.[3]

Trong năm 922, hoàng đế Gia Luật A Bảo Cơ của Đại Khiết Đan quốc đã gửi ngựa và lạc đà đến Cao Ly của Vương Kiến để thể hiện tình hữu nghị.

Năm 923 Vương Kiến đưa quân đi tiêu diệt hai tiểu quốc là Hắc Thủy quốc (黒水國) và Bảo Lộ quốc (寶露國) ở phía nam Nam Hải phủ của vương quốc Bột Hải (đời vua Đại Nhân Soạn), đe dọa biên giới vương quốc Bột Hải.

Đầu năm 925, trong lúc đại quân của vương quốc Bột Hải (đời vua Đại Nhân Soạn) đang tấn công vào lãnh thổ của Đại Khiết Đan quốc (đời hoàng đế Gia Luật A Bảo Cơ), một tướng của vương quốc Bột Hải tên là Thần Đức (Sindeok) đã dẫn quân đội của mình từ Nam Hải phủ của vương quốc Bột Hải đến Cao Ly quy hàng vua Vương Kiến.

Cuối năm 925 hoàng đế Gia Luật A Bảo Cơ của Đại Khiết Đan quốc xuất quân xâm lược vương quốc Bột Hải (đời vua Đại Nhân Soạn).[5][6] Sang đầu năm 926, hoàng đế Gia Luật A Bảo Cơ chính thức tiêu diệt vương quốc Bột Hải.[5][7] Đại Nhân Soạn cùng toàn bộ hoàng tộc Bột Hải bị áp giải đến Đại Khiết Đan quốc, nhiều cư dân Bột Hải cũng bị ép phải di cư đến Đại Khiết Đan quốc,[8] trong khi nhiều người dân của vương quốc Bột Hải bao gồm nhiều quý tộc Bột Hải (khoảng 200.000 người) đã chạy trốn đến Cao Ly (đời vua Vương Kiến) ở phía nam.[9][10][11]

Năm 927, cảm thấy vua Chân Huyên của Hậu Bách Tế sắp đánh đến kinh đô Gyẹongu của Tân La, vua Tân La Cảnh Ai Vương đã gửi yêu cầu tiếp viện đến Cao Ly.

Ngay sau đó, vua Chân Huyên của Hậu Bách Tế đã đích thân lãnh đạo quân đội của mình tấn công thẳng vào kinh đô Tân La là Gyeongju. Vua Tân La Cảnh Ai Vương đã không chuẩn bị trước để đối phó. Khi quân đội của Chân Huyên tiến vào cướp phá kinh đô Gyeongju, họ đã tìm ra vua Tân La Cảnh Ai Vương đang dự tiệc tại Bào thạch đình (Poseokjeong). Tân La Cảnh Ai Vương đã tự sát thay vì đầu hàng. Chân Huyên sau đó lập Kim Phó (Kim Bu) làm quốc vương tiếp theo của Tân La, tức là vua Tân La Kính Thuận Vương. Vương Kiến đã đến Tấn La với một đội quân hùng mạnh một thời gian ngắn sau khi Gyeongju thất thủ.

Sau đó Chân Huyên từ Gyeongju trở về phía tây. Trên đường trở về, Chân Huyên đã chạm trán với lực lượng Cao Ly với 10.000 quân của Vương Kiến tại núi Palgong thuộc Daegu ngày nay. Quân đội của Chân Huyên đã dễ dàng đánh bại quân Cao Ly, giết chết nhiều dũng tướng và chiến binh của Vương Kiến, trong khi chỉ một mình Vương Kiến chạy thoát nhờ sự hi sinh anh dũng của tướng Thân Sùng Khiêm (Shin Sung-gyeom) và Kim Nak.

Năm 936, Vương Kiến đánh bại Hậu Bách Tế để thống nhất bán đảo.[12] Sự nghiệp thống nhất bán đảo của Vương Kiến đã thành công. Một số đối thủ của Vương Kiến được ông mời tham gia liên minh, được phong tước và trang ấp. Vương Kiến tổ chức Cao Ly thành một nhà nước phong kiến tập quyền, đặt quan chế ở trung ương, chia đất nước thành các đơn vị hành chính. Vị thế cầm quyền của dòng họ Vương được củng cố vững chắc.

Sau khi diệt Hậu Bách Tế và thống nhất bán đảo Triều Tiên,[12] Vương Kiến phái quân Cao Ly tấn công Nam Hải phủ của thái tử Đại Quang Hiển. Quân của Đại Quang Hiển liên tiếp thua trận, nhiều đất đai thuộc phía tây Nam Hải phủ bị sáp nhập vào Cao Ly. Sau đó quân Cao Ly tiếp tục bắc tiến và đánh chiếm thêm nhiều thành trì phía tây Áp Lục phủ của Đại Quang Hiển. Lãnh thổ của Đại Quang Hiển bị thu hẹp lại đáng kể.

Sau khi thất bại trong việc khôi phục vương quốc Bột Hải, liên tục bị Định An Quốc, Cao LyĐại Khiết Đan quốc tấn công, chịu ảnh hưởng từ việc phun trào núi lửa của núi Trường Bạch, thái tử Đại Quang Hiển cùng nhiều người dân, gồm cả quý tộc Bột Hải đã đào thoát tới Cao Ly với hi vọng tập hợp sức mạnh để trả thù cho thất bại nhục nhã và sự sụp đổ của vương quốc Bột Hải. Đại Quang Hiển (khi đó hơn 40 tuổi) cùng với nhiều người dân Bột Hải (chủ yếu là người Bột Hải gốc Cao Câu Ly), gồm cả quý tộc Bột Hải đã chạy trốn tới láng giềng Cao Ly ở phía nam vào tháng 1 năm 937,[13] tức năm thứ 17 đời Vương Kiến trị vì. Theo Cao Ly sử, số người tị nạn Bột Hải đi cùng thái tử lên tới hàng chục nghìn hộ gia đình.[14] Vương Kiến đón tiếp nhóm người của Đại Quang Hiển rất nồng hậu và Đại Quang Hiển còn được Vương Kiến đưa vào gia đình cầm quyền của Cao Ly, mang lại sự thống nhất của hai quốc gia kế thừa cho Cao Câu Ly.[15]

Là hậu duệ của Cao Câu Ly, người Bột Hải và triều đại Cao Ly có quan hệ họ hàng với nhau.[16] Vương Kiến cảm thấy có mối quan hệ họ hàng gia đình mạnh mẽ với người Bột Hải, gọi đó là "đất nước họ hàng" và "đất nước đã kết hôn" của mình,[17] và bảo vệ những người tị nạn Bột Hải.[18] Điều này hoàn toàn trái ngược với Tân La, vốn có mối quan hệ thù địch với Bột Hải.[19]

Nhiều hậu duệ của hoàng tộc Bột Hải tại Cao Ly đã đổi họ thành Thái (Tae, 태, 太)[20] trong khi Thái tử Đại Quang Hiển đổi sang họ Vương (Wang, 왕, 王), tên của hoàng tộc Cao Ly. Điều này đã dẫn đến việc Đại Khiết Đan quốc (sang năm 947 gọi là Đại Liêu quốc) cắt quan hệ ngoại giao với Cao Ly song không đe dọa xâm lược.[21] Vương Kiến tiếp tục đón nhận những người tị nạn từ Bột Hải và theo đuổi chính sách mở rộng về phía bắc (có thể được thực hiện do sự vắng mặt của một vương quốc Triều Tiên ở nơi từng là lãnh thổ Goguryeo).[22]

Năm 938 có 3000 hộ gia đình Bột Hải di cư đến Cao Ly và được Vương Kiến thu nhận.[23]

Năm 939, con cháu của quý tộc Tân LaGyeongjuThôi Tặng Lão (12 tuổi) đã được Vương Kiến đánh giá cao sau khi đọc Luận ngữ trước triều đình Cao Ly. Để gây ấn tượng với nhà vua, ông ta được Vương Kiến phong làm học trò của Nguyên Phụng sảnh học sinh (원봉성학생; 元鳳省學生).[24]

Thời gian này vụ phun trào của núi Trường Bạch tiếp tục giáng những đòn mạnh vào lực lượng còn sống sót của người Bột Hải tại Định An Quốc (đời vua Liệt Vạn Hoa) dựa trên các ghi chép về sự di cư ồ ạt của người Bột Hải đến bán đảo Liêu Đông của Đại Khiết Đan quốc (đời vua Gia Luật Đức Quang) và đến bán đảo Triều Tiên của Cao Ly.[25][26]

Vương Kiến thể hiện sự thù địch mạnh mẽ đối với người Khiết Đan đã tiêu diệt vương quốc Bột Hải. Năm 942, hoàng đế Gia Luật Đức Quang của Đại Khiết Đan quốc gửi thêm 30 sứ giả cùng 50 con lạc đà đến Cao Ly của Vương Kiến, nhưng lần này Vương Kiến đã từ chối món quà, đày 30 sứ thần Khiết Đan đến một hòn đảo và khiến 50 con lạc đà chết đói dưới một cây cầu, sự kiện được gọi là "Sự cố cầu Manbu".[27][28][29] Theo Tư trị thông giám, Vương Kiến còn đề xuất với vua Hậu Tấn Cao Tổ của nhà Hậu Tấn rằng ông tấn công người Khiết Đan để trả thù cho vương quốc Bột Hải.[17] Hơn nữa, trong Mười điều răn dành cho con cháu của mình, Vương Kiến tuyên bố rằng người Khiết Đan là "những con thú man rợ" và cần phải đề phòng.[28][30] Cuộc chinh phục vương quốc Bột Hải của người Khiết Đan đã dẫn đến sự thù địch kéo dài của Cao Ly đối với Đại Khiết Đan quốc.[31]

Ngày 4 tháng 7 âm lịch năm 943 Vương Kiến băng hà, con trai cả là Vương Võ kế vị, tức là vua Cao Ly Huệ Tông.

Gia quyến

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Thần Huệ Vương hậu Liễu thị (신혜왕후 류씨), chính thất yêu quý của Thái Tổ, không con.
  2. Trang Hòa Vương hậu Ngô thị (장화왕후 오씨; 894 ? – 934 ?), kế thất, mẹ của Cao Ly Huệ Tông.
  3. Thần Minh Thuận Thành Vương thái hậu Lưu thị (신명순성왕태후 유씨; 900 – 951), mẹ của Cao Ly Định TôngCao Ly Quang Tông.
  4. Thần Tĩnh Vương thái hậu Hoàng Phủ thị (신정왕태후 황보씨; 900 – 983), nguyên là Đại phu nhân, mẹ của Cao Ly Đới Tông.
  5. Thần Thành Vương thái hậu Kim thị (신성왕태후 김씨), đường muội của Kính Thuận Vương, vị vua cuối cùng của Tân La, bà là hậu duệ đời thứ sáu của Tân La Văn Thánh Vương, mẹ của Cao Ly An Tông.
  6. Trinh Đức Vương thái hậu Liễu thị (정덕왕태후 류씨), nguyên là Phu nhân, tuy không có người con nào làm vua nhưng sau khi qua đời, bà vẫn được đặc cách truy phong là Vương thái hậu vì có con gái làm Vương hậu.
  7. Hiến Mục Đại phu nhân Bình thị (헌목대부인 평씨)
  8. Trinh Mục phu nhân Vương thị (정목부인 왕씨)
  9. Đông Dương Viện phu nhân Dũ thị (동양원부인 유씨)
  10. Túc Mục phu nhân (숙목부인), không rõ họ
  11. Thiên An Phủ Viện phu nhân Lâm thị (천안부원부인 임씨)
  12. Hưng Phúc Viện phu nhân Hồng thị (흥복원부인 홍씨)
  13. Thiên Lương Viện phu nhân Lý thị (대량원부인 이씨)
  14. Hậu Thiên Lương Viện phu nhân Lý thị (후대량원부인 이씨)
  15. Đại Minh Châu Viện phu nhân Vương thị (대명주원부인 왕씨)
  16. Quảng Châu Viện phu nhân Vương thị (광주원부인 왕씨), con gái Vương Quy (왕규), chị gái Hậu Quảng Châu Viện phu nhân của Cao Ly Huệ Tông.
  17. Tiểu Quảng Châu Viện phu nhân Vương thị (소광주원부인 왕씨), em gái Quảng Châu.
  18. Đông Sơn Viện phu nhân Phác thị (동산원부인 박씨), chị gái Văn Cung Vương hậu và Văn Thành Vương hậu của Cao Ly Định Tông.
  19. Lễ Hòa phu nhân Vương thị (예화부인 왕씨)
  20. Đại Tây Viện phu nhân Kim thị (대서원부인 김씨), xuất gia.
  21. Tiểu Tây Viện phu nhân Kim thị (소서원부인 김씨), em gái Đại Tây, xuất gia.
  22. Tây Điện Viện phu nhân (서전원부인), không rõ họ
  23. Tín Châu Viện phu nhân Khương thị (신주원부인 강씨), có một con trai mất sớm, nhận nuôi Cao Ly Quang Tông.
  24. Nguyệt Hoa Viện phu nhân (월화원부인), không rõ họ
  25. Hoàng Châu Viện phu nhân (황주원부인), không rõ họ
  26. Thánh Mậu phu nhân Phu thị (성무부인 박씨)
  27. Nghĩa Thành Phủ Viện phu nhân Hồng thị (의성부원부인 홍씨)
  28. Nguyệt Cảnh Viện phu nhân Phác thị (월경원부인 박씨)
  29. Mộng Lương Viện phu nhân Phác thị (몽량원부인 박씨), con gái Phác Thủ Khanh (박수경), em họ Nguyệt Cảnh.
  30. Hải Lương Viện phu nhân (해량원부인), không rõ họ

Hậu duệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương tử

[sửa | sửa mã nguồn]
Tước hiệu Họ tên Mẹ Ghi chú
Cao Ly Huệ Tông
(고려 혜종)
Vương Võ
(王武)
Wang Mu
(왕무)
Trang Hòa Vương hậu Vua thứ hai của Cao Ly
Cha của Khánh Hòa Cung Phu nhân, thiếp thất của Cao Ly Quang Tông
không rõ Vương Thái
(왕태)
Thần Minh Thuận Thành Vương thái hậu Lấy chị/em cùng cha khác mẹ là con gái của Hưng Phúc Viện phu nhân, không rõ phong hiệu
Không con
Cao Ly Định Tông
(고려 정종)
Vương Nghiêu
(王堯)
Wang Yo
(왕요)
Vua thứ ba của Cao Ly
Cao Ly Quang Tông
(고려 광종)
Vương Chiêu
(王昭)
Wang So
(왕소)
Vua thứ tư của Cao Ly
Lấy chị/em cùng cha khác mẹ là Đại Mục Vương hậu, con gái của Thần Tĩnh Vương thái hậu
Cha của Cao Ly Cảnh TôngVăn Đức Vương hậu, vợ của Cao Ly Thành Tông
Cháu nội là Cao Ly Mục Tông
Cháu ngoại là Tuyên Chính Vương hậu, vợ của Cao Ly Mục Tông
Văn Nguyên Đại vương
(문원대왕)
Vương Trinh
(王貞)
Wang Jung
(왕정)
Lấy chị/em cùng cha khác mẹ là Văn Huệ Vương hậu, con gái của Trinh Đức Vương thái hậu.
Cha của Hiến Ý Vương hậu, vợ của Cao Ly Cảnh Tông
Chứng Thông Quốc sư
(증통국사)
không rõ
Cao Ly Đới Tông
(고려 대종)
Vương Húc
(王旭)
Wang Wook
(왕욱)
Thần Tĩnh Vương thái hậu Được con là vua thứ tám của Cao Ly truy phong
Lấy chị/em cùng cha khác mẹ là Tuyên Nghĩa Vương hậu, con gái của Trinh Đức Vương thái hậu
Cha của Cao Ly Thành TôngHiến Ai Vương hậu, Hiến Trinh Vương hậu, đều là vợ của Cao Ly Cảnh Tông
Cháu nội là Nguyên Trinh Vương hậu, Nguyên Hòa Vương hậu, Nguyên Dung Vương hậu, đều là vợ của Cao Ly Hiển Tông
Cháu ngoại là Cao Ly Mục Tông, Cao Ly Hiển Tông
Cao Ly An Tông
(고려 안종)
Vương Uất
(王郁)
Wang Wook(왕욱)
Thần Thành Vương thái hậu Được con là vua thứ mười ba của Cao Ly truy phong
Không rõ vợ nhưng tư thông với cháu gái là Hiến Trinh Vương hậu, con gái của Cao Ly Đới Tông
Cha của Cao Ly Hiển Tông, toàn bộ các vị vua của Cao Ly từ Hiển Tông trở về sau đều là con cháu trực hệ của ông
Vương Vị quân
(왕위군)
không rõ Trinh Đức Vương thái hậu
Nhân Ái quân
(인애군)
không rõ
Nguyên Trang Thái tử
(원장태자)
không rõ Lấy chị/em cùng cha khác mẹ là Hưng Phương Cung chúa, con gái của Thần Minh Thuận Thành Vương thái hậu
Trợ Y quân
(조이군)
không rõ
Thọ Mệnh Thái tử
(수명태자)
không rõ Hiến Mục Đại phu nhân Cha của Hoằng Đức Viện quân
Cháu nội là Văn Đức Vương hậu, vợ của Cao Ly Thành Tông
Hiếu Mục Thái tử
(효목태자)
Vương Nghĩa
(왕의)
Đông Dương Viện phu nhân
Hiếu Ẩn Thái tử
(효은태자)
Vương Viên
(王垣)
Wang Won (왕원)
Là con trai thứ chín của Cao Ly Thái Tổ.Có ý chiếm ngôi của Cao Ly Quang Tông, bị giết
Có hai người con trai đều thoát nạn
Nguyên Ninh Thái tử
(원녕태자)
không rõ Túc Mục phu nhân
Hiếu Thành Thái tử
(효성태자)
Vương Lâm Châu
(왕임주)
Thiên An Phủ Viện phu nhân Lấy cháu gái là con gái của Cao Ly Định Tông, không rõ phong hiệu
Hiếu Chỉ Thái tử
(효지태자)
không rõ
không rõ Vương Tắc
(왕직)
Hưng Phúc Viện phu nhân
Quảng Châu Viện quân
(광주원군)
Vương Ngân
(王銀)
Wang Eun
(왕은)
Tiểu Quảng Châu Viện phu nhân là con trai thứ mười của Cao Ly Thái Tổ
Hiếu Đễ Thái tử
(효제태자)
không rõ Thánh Mậu phu nhân
Hiếu Minh Thái tử
(효명태자)
không rõ
Pháp Đăng quân
(법등군)
không rõ
Tư Lợi quân
(자리군)
không rõ
Nghĩa Thành Phủ Viện Đại quân
(의성부원대군)
không rõ Nghĩa Thành Phủ Viện phu nhân Lấy chị/em cùng cha khác mẹ là con gái của Trinh Đức Vương thái hậu, không rõ phong hiệu
Không con

Vương nữ

[sửa | sửa mã nguồn]
Tước hiệu Mẹ Ghi chú
Yên Trinh Thục Nghi Công chúa
(안정숙의공주)
Thần Minh Thuận Thành Vương thái hậu Còn gọi là Lạc Lãng Công chúa (낙랑공주) hay Thần Loan Cung phu nhân (神鸞宮夫人)
Lấy Kính Thuận Vương, vị vua cuối cùng của Tân La, sinh 5 trai 3 gái
Mẹ của Hiến Túc Vương hậu, vợ của Cao Ly Cảnh Tông
Hưng Phương Cung chúa
(흥방궁주)
Lấy anh/em cùng cha khác mẹ là Nguyên Trang Thái tử, sinh 1 trai 1 gái
Đại Mục Vương hậu
(대목왕후)
Thần Tĩnh Vương thái hậu Lấy anh/em cùng cha khác mẹ là Cao Ly Quang Tông, sinh 2 trai 3 gái
Mẹ của Cao Ly Cảnh TôngVăn Đức Vương hậu, vợ của Cao Ly Thành Tông
Cháu nội là Cao Ly Mục Tông
Cháu ngoại là Tuyên Chính Vương hậu, vợ của Cao Ly Mục Tông
Văn Huệ Vương hậu
(문혜왕후)
Trinh Đức Vương thái hậu Lấy anh/em cùng cha khác mẹ là Văn Nguyên Đại vương, sinh 2 trai 1 gái
Mẹ của Hiến Ý Vương hậu, vợ của Cao Ly Cảnh Tông
Tuyên Nghĩa Vương hậu
(선의왕후)
Lấy anh/em cùng cha khác mẹ là Cao Ly Đới Tông
Mẹ của Cao Ly Thành TôngHiến Ai Vương hậu, Hiến Trinh Vương hậu, đều là vợ của Cao Ly Cảnh Tông
Cháu nội là Nguyên Trinh Vương hậu, Nguyên Hòa Vương hậu, Nguyên Dung Vương hậu, đều là vợ của Cao Ly Hiển Tông
Cháu ngoại là Cao Ly Mục Tông, Cao Ly Hiển Tông
không rõ Lấy anh/em cùng cha khác mẹ là Nghĩa Thành Phủ Viện Đại quân, không con
Thuận An Vương đại phi
(순안왕대비)
Trinh Mục phu nhân Không rõ lấy ai và tại sao được phong Vương đại phi
không rõ Hưng Phúc Viện phu nhân Lấy anh/em cùng cha khác mẹ là vương tử Vương Thái, không con
không rõ Thánh Mậu phu nhân Thiếp của Kính Thuận Vương, không con

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “thời Hậu Tam Quốc”, Bách khoa Văn hóa Hàn Quốc (bằng tiếng Hàn), Nate, Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2011, truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2012.
  2. ^ a b (tiếng Hàn) Taebong[liên kết hỏng] at Doosan Encyclopedia
  3. ^ a b (tiếng Hàn) Gyeon Hwon Lưu trữ 2011-06-10 tại Wayback Machine at Encyclopedia of Korean Culture
  4. ^ (tiếng Hàn) Gung Ye Lưu trữ 2011-06-10 tại Wayback Machine at Encyclopedia of Korean Culture
  5. ^ a b Shin 2014, tr. 66.
  6. ^ Tư trị thông giám, quyển 275.
  7. ^ Liêu sử quyển 2 Lưu trữ 2015-05-18 tại Wayback Machine:"辛未,諲譔素服,稿索牽羊,率僚屬三百餘人出降。"
  8. ^ “Государство Бохай (698-926 гг.)” (bằng tiếng Nga). Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2019.
  9. ^ Dyakova Olga Vasilyevna (2012). “К ПРОБЛЕМЕ ВЫДЕЛЕНИЯ В ПРИМОРЬЕ ПАМЯТНИКОВ ГОСУДАРСТВА ДУНДАНЬ И ИМПЕРИИ ЛЯО” ["TO THE PROBLEM OF IDENTIFYING IN PRIMORYE MONUMENTS OF THE STATE OF DUNDAN AND THE LIAO EMPIRE"]. Bulletin of the Far Eastern Branch of the Russian Academy of Sciences. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2019.
  10. ^ 이상각 (2014). 고려사 - 열정과 자존의 오백년 (bằng tiếng Hàn). 들녘. ISBN 9791159250248. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2018.
  11. ^ “(2) 건국―호족들과의 제휴”. 우리역사넷 (bằng tiếng Hàn). National Institute of Korean History. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2018.
  12. ^ a b (tiếng Hàn) Taejo Lưu trữ 2023-08-10 tại Wayback Machine at Doosan Encyclopedia
  13. ^ “North and South States Period: Unified Silla and Balhae”. Korea.
  14. ^ “발해 유민 포섭”. 우리역사넷 (bằng tiếng Hàn). National Institute of Korean History. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2019.
  15. ^ Lee, Ki-Baik (1984). A New History of Korea. Cambridge, Massachusetts: Harvard University Press. tr. 103. ISBN 067461576X. "Khi vương quốc Bột Hải bị diệt vong dưới tay người Khiết Đan vào cùng thời điểm này, phần lớn giai cấp thống trị ở đây, những người gốc Cao Câu Ly, đã chạy trốn đến Cao Ly. Vương Kiến đã nồng nhiệt chào đón họ và hào phóng trao đất cho họ. Cùng với việc phong tước Wang Kye ("Người kế vị của hoàng tộc họ Vương") cho thái tử Bột Hải, Đại Quang Hiển, Vương Kiến đã ghi tên ông ta vào sổ hộ khẩu hoàng gia, do đó truyền tải rõ ràng ý tưởng rằng họ thuộc cùng một dòng dõi, và cũng có những nghi lễ được thực hiện để vinh danh tổ tiên của mình. Do đó, Cao Ly đã đạt được một sự thống nhất quốc gia thực sự không chỉ bao gồm cả Hậu Tam Quốc mà còn cả những người sống sót thuộc dòng dõi Cao Câu Ly từ vương quốc Bột Hải."
  16. ^ Rossabi 1983, tr. 154.
  17. ^ a b 박종기 (2015). “신화와 전설에 담긴 고려 왕실의 역사”. 고려사의 재발견: 한반도 역사상 가장 개방적이고 역동적인 500년 고려 역사를 만나다 (bằng tiếng Hàn). 휴머니스트. ISBN 9788958629023. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2019.
  18. ^ Rossabi 1983, tr. 323.
  19. ^ “Parhae | historical state, China and Korea”. Encyclopedia Britannica (bằng tiếng Anh). Encyclopædia Britannica, Inc. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2019.
  20. ^ Lee Ki-baik. "The Society and Culture of Parhae." The New History of Korea, page 88-89. Harvard University Press, 1984.
  21. ^ [Mote p. 62]
  22. ^ Rossabi, Morris (20 tháng 5 năm 1983). China Among Equals: The Middle Kingdom and Its Neighbors, 10th-14th Centuries (bằng tiếng Anh). University of California Press. tr. 323. ISBN 9780520045620. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2016.
  23. ^ Jeon, Young-Joon (28 tháng 2 năm 2021). “10~12세기 고려의 渤海難民 수용과 주변국 同化政策*” [A Study on Korea's Accommodation of the Refugees from the Collapsed Kingdom of Balhae and Policy of Assimilating the Neighboring Nations in 10th~12th Centuries]. Society for Jeju Studies. 55: 27–53. doi:10.47520/jjs.2021.55.27. S2CID 233796106. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
  24. ^ 하현강. “최승로(崔承老) - 한국민족문화대백과사전”. Encyclopedia of Korean Culture (bằng tiếng Hàn). The Academy of Korean Studies. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2020.
  25. ^ 발해멸망과 백두산 화산폭발 [The Fall of Bohai and the Mt.]. Khan.co (bằng tiếng Hàn). 30 tháng 5 năm 2012.
  26. ^ “Eruption of Mt. Baekdu and collapse of Balhae”. Dong-a Ilbo. 3 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2020.
  27. ^ “Goryeo: the dynasty that offered Korea its name”. m.koreatimes.co.kr. 4 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2022.
  28. ^ a b 이기환 (22 tháng 6 năm 2015). “[여적]태조 왕건이 낙타를 굶겨죽인 까닭”. 경향신문 (bằng tiếng Hàn). The Kyunghyang Shinmun. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2019.
  29. ^ “거란의 고려침입”. 한국사 연대기 (bằng tiếng Hàn). National Institute of Korean History. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2019.
  30. ^ Lee 2010, tr. 264.
  31. ^ Bản mẫu:Chú thích web web
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sigewinne – Lối chơi, hướng build và đội hình
Sigewinne – Lối chơi, hướng build và đội hình
Sigewinne có đòn trọng kích đặc biệt, liên tục gây dmg thủy khi giữ trọng kích
Review sách: Dám bị ghét
Review sách: Dám bị ghét
Ngay khi đọc được tiêu đề cuốn sách tôi đã tin cuốn sách này dành cho bản thân mình. Tôi đã nghĩ nó giúp mình hiểu hơn về bản thân và có thể giúp mình vượt qua sự sợ hãi bị ghét
Nhân vật Arisu Sakayanagi - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Nhân vật Arisu Sakayanagi - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Arisu Sakayanagi (坂さか柳やなぎ 有あり栖す, Sakayanagi Arisu) là một trong những lớp trưởng của lớp 2-A.
Giả thuyết về tên, cung mệnh của 11 quan chấp hành Fatui và Băng thần Tsaritsa
Giả thuyết về tên, cung mệnh của 11 quan chấp hành Fatui và Băng thần Tsaritsa
Tên của 11 Quan Chấp hành Fatui được lấy cảm hứng từ Commedia Dell’arte, hay còn được biết đến với tên gọi Hài kịch Ý, là một loại hình nghệ thuật sân khấu rất được ưa chuộng ở châu