Nguyễn Phương Nam

Nguyễn Phương Nam
Chức vụ
Nhiệm kỳtháng 9 năm 2015 – 31 tháng 5 năm 2021
Tổng Tham mưu trưởngPhan Văn Giang
Tiền nhiệmBế Xuân Trường
Kế nhiệmHuỳnh Chiến Thắng
Nhiệm kỳtháng 4 năm 2011 – tháng 9 năm 2015
Phó Tư lệnhLê Quý Đạm
Nguyễn Xuân Tỷ
Lê Minh Tuấn
Nguyễn Hoàng
Phạm Minh Thắng
Tiền nhiệmTrần Phi Hổ
Kế nhiệmNguyễn Hoàng Thủy
Nhiệm kỳtháng 5 năm 2009 – tháng 4 năm 2011
Tiền nhiệmNguyễn Xuân Tỷ
Kế nhiệmNguyễn Hoàng Thủy
Nhiệm kỳtháng 1 năm 2008 – tháng 4 năm 2011
Tư lệnhTrần Phi Hổ
Nhiệm kỳ – 2008
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh1 tháng 2, 1957 (67 tuổi)
xã Khánh Hoà, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, Việt Nam
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Phục vụ trong lực lượng vũ trang
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Cấp bậc

Nguyễn Phương Nam (sinh 1 tháng 2 năm 1957) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thượng tướng. Ông là nguyên Ủy viên Ban Chấp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XII, nguyên Ủy viên Quân ủy Trung ương, nguyên Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.[1]

Thân thế và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Phương Nam sinh ngày 1 tháng 2 năm 1957 tại xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau[2]. Ông từng đảm nhiệm chức vụ Trung đoàn trưởng Trung đoàn 9, có thời gian là Sư đoàn phó Sư đoàn 330.

Trước năm 2008, Chủ nhiệm Hậu cần Quân khu 9.

Tháng 1 năm 2008, Phó Tư lệnh Quân khu 9[3].

Tháng 5 năm 2009, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 9

Tháng 1 năm 2011, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI.

Tháng 4 năm 2011, ông được bổ nhiệm là Tư lệnh Quân khu 9 đồng thời thăng quân hàm Trung tướng.

Tháng 9 năm 2015, bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam[4].

Tháng 1 năm 2016, ông tái đắc cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII.[5][6][7]

Ngày 1 tháng 6 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 835/QĐ-TTg, Thượng tướng Nguyễn Phương Nam, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, thôi giữ chức vụ Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam kể từ ngày ký.

Lịch sử thụ phong quân hàm

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm thụ phong 1979 1982 1985 1989 1993 1997 2001 2008 2011 2016
Cấp bậc Trung úy Thượng úy Đại úy Thiếu tá Trung tá Thượng tá Đại tá Thiếu tướng Trung tướng Thượng tướng

Kỷ luật

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2015, tại kỳ họp thứ 32 của Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng ông đã bị kỷ luật do các sai phạm: "Quyết định một số việc không đúng thẩm quyền, một số việc chưa trên cơ sở đề xuất của các cơ quan tham mưu; Đồng ý cho Văn phòng Quân khu và một số đơn vị mua xe ô tô không có giấy tờ hợp pháp và sử dụng biển số của quân đội để sử dụng. Những khuyết điểm, vi phạm này có liên quan đến trách nhiệm của Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu trong việc đồng ý về chủ trương; Chưa kê khai đầy đủ nguồn thu nhập của cá nhân và gia đình theo quy định." [8][9][10].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “QK 9 tổng kết”.
  2. ^ Đồng chí Nguyễn Phương Nam
  3. ^ “Báo cáo chuẩn bị diễn tập với Bộ Tư lệnh Quân khu 9”.
  4. ^ 22 đại biểu Quân đội trúng cử BCH Trung ương Đảng Khóa XII
  5. ^ Bổ nhiệm, thăng quân hàm, cấp bậc một số cán bộ của các Bộ Quốc phòng, Công an
  6. ^ “Kỷ niệm 40 năm thành lập Quân khu 9”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2014.
  7. ^ “Chủ tịch nước trao Quyết định thăng hàm cho 4 sĩ quan quân đội”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2016.
  8. ^ “Ủy ban kiểm tra Trung ương xem xét kỷ luật nhiều cán bộ”.
  9. ^ “Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét, kỷ luật nhiều cán bộ lãnh đạo”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2015.
  10. ^ Ủy ban Kiểm tra yêu cầu kiểm điểm Tư lệnh Quân khu 9
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan