Nguyễn Tấn 阮縉 | |
---|---|
Tên chữ | Tử Vân |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 1822 |
Nơi sinh | Quảng Ngãi |
Mất | 1871 |
Giới tính | nam |
Gia quyến | |
Hậu duệ | Nguyễn Thân |
Quốc tịch | Đại Nam |
Thời kỳ | nhà Nguyễn |
Nguyễn Tấn (阮縉, 1822-1871), tự là Tử Vân, là một võ quan nhà Nguyễn đời vua Tự Đức trong lịch sử Việt Nam. Ông thành danh là nhờ công đánh dẹp các cuộc nổi dậy của các dân tộc ở Đá Vách thuộc phía tây tỉnh Quảng Ngãi (Việt Nam) suốt sáu năm liền.
Nguyễn Tấn sinh tại làng Thạch Trụ thuộc huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Trước đây, tổ tiên ông ở Chương Nghĩa (nay là huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi), sau mới dời đến ở làng Thạch Trụ. Chưa tra được cha Nguyễn Tấn là ai, chỉ biết nội ông là Nguyễn Công Tuy, làm Tri phủ Kiến Xương (Thái Bình), vì có lỗi phải miễn chức.
Thuở nhỏ, Nguyễn Tấn chăm học. Năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), ông thi đỗ Cử nhân, được bổ Giáo thụ, rồi trải qua chức Tri huyện, Tri phủ. Năm Tự Đức thứ 3 (1855), ông làm Giám sát ngự sử, đàn hặc nhiều việc hợp ý vua.
Gặp lúc biên giới Bắc Hà không yên, ông được sung chức Bang biện Hưng Yên tỉnh vụ. Đến đó, ông giải vây được Đường Hào [1], nên được làm Thự án sát sứ Thái Nguyên.
Năm Tự Đức thứ 17 (1864), lại gặp lúc các dân tộc ở Đá Vách thuộc phía tây tỉnh Quảng Ngãi nổi dậy, Nguyễn Tấn hay tin liền dâng sớ xin đi đánh dẹp. Nhà vua khen ngợi, thăng cho ông làm Thị độc, sung chức Tĩnh Man tiễu phủ sứ. Đến quân thứ, ông cho đặt thêm đồn bảo, khích lệ tướng sĩ rồi dốc hết lực lượng đánh phá các căn cứ của quân nổi dậy. Khiếp sợ, các sách Man thuộc cơ Thanh Bồng, Lang Lôi, Lang Y, Nước Trang, Nước Lũng, Nước Nhĩ... đều lần lượt ra đầu hàng hoặc trốn xa. Vừa tiểu trừ, vừa phủ dụ, "ác Man" (gọi theo sử nhà Nguyễn) đều dẹp được hết. Lập đại công, Nguyễn Tấn được thưởng một tấm khánh bằng vàng tía khắc bốn chữ: Liêm, Bình, Cần, Cán; được thăng chức Binh bộ Tả thị lang, nhưng vẫn làm nhiệm vụ cũ.
Năm Tự Đức thứ 23 (1870), việc quân ở Bắc Kỳ luôn thất lợi, Nguyễn Tấn xin ra giúp. Xét không có người thay ông để lo việc Đá Vách, nhà vua không cho đi.
Năm Tự Đức thứ 24 (1871), Nguyễn Tấn ốm chết, được truy tặng Binh bộ Tham tri, ban lễ tế và xét dùng các con.
Cuối đời, Nguyễn Tấn đã tổng kết công trận của mình trong cuốn Phủ Man tạp lục thư. Sách được Nguyễn Tấn soạn vào năm 1871, khi ông giữ chức vụ Tĩnh Man Tiễu phủ sứ, lo việc bình định vùng người Thượng ở Quảng Ngãi. Tập sách được khắc in năm 1898 dưới triều vua Thành Thái thứ mườ.
Phủ Man tạp lục (ghi chép về chuyện phủ dụ người Thượng) có thể xem là tập sách đầu tiên viết về dân tộc thiểu số một cách có hệ thống, ghi lại những tri thức cũng như các hoạt động của Nguyễn Tấn trong vai trò một quan phái của triều đình nhà Nguyễn lĩnh nhiệm vụ chiêu dụ các dân tộc ít người ở miền thượng du Trung bộ, mà chủ yếu là vùng phía tây Quảng Ngãi. “Man” là một từ có gốc từ Trung Hoa, được nhà nước phong kiến trước đây sử dụng nhằm chỉ các dân tộc thiểu số ở nơi biên viễn, cụ thể ở đây là các sắc dân miền Thượng Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.[2]
Sách viết bằng chữ Hán, gồm 3 quyển:
Sách Đại Nam chính biên liệt truyện chép:
Tuy nhiên theo nghiên cứu của giáo sư Nguyễn Phan Quang, khi Nguyễn Tấn giữ chức Tĩnh Man tiễu phủ sứ, ông đã không từ một thủ đoạn nào để trấn áp phong trào Đá Vách, từ việc dùng vàng bạc để gây chia rẽ và hận thù giữa các bộ tộc đến những hình phạt tàn khốc (chặt đầu, lột da, phơi nắng, cắt tai, khắc dấu vào mặt...) Trong quá trình đàn áp, bản thân Nguyễn Tấn cũng chấp chiếm nhiều ruộng đất vùng này. Sang đầu thế kỷ 20, con cháu ông Tấn còn thừa hưởng là 215 mẫu ruộng hương hỏa [4].
Nguyễn Tấn có ba người con: