Nguyễn Văn Cừ

Nguyễn Văn Cừ
Chân dung Nguyễn Văn Cừ
trước năm 1941

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Đông Dương
Nhiệm kỳ
30 tháng 3 năm 1938 – 9 tháng 11 năm 1940
2 năm, 224 ngày
Tiền nhiệmHà Huy Tập
Kế nhiệmTrường Chinh
Thông tin cá nhân
Sinh(1912-07-09)9 tháng 7 năm 1912
Bắc Ninh, Bắc Kỳ, Liên bang Đông Dương
Mất28 tháng 8 năm 1941(1941-08-28) (29 tuổi)
Trường bắn Hóc Môn, Gia Định, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Đông Dương

Nguyễn Văn Cừ (9 tháng 7 năm 1912[1] - 28 tháng 8 năm 1941) là Tổng Bí thư thứ tư của Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1938 đến năm 1940.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Văn Cừ sinh trong một gia đình Nho giáo, quê ở xã Phù Khê, tổng Nghĩa Lập, huyện Đông Ngạn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là phường Phù Khê, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Cụ tổ 17 đời của ông là Nguyễn Trãi.

Năm 1927, ông lên Hà Nội học trung học ở trường Bảo hộ và tham gia nhiều hoạt động yêu nước của học sinh. Đầu năm 1928, ông tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Tháng 5, ông bị chính quyền thực dân đuổi học, phải ra làng Hà Lỗ (Đông Anh) dạy học. Tháng 8, ông bị bắt và giam giữ 12 ngày. Sau khi ra trại giam, ông được Bí thư Tỉnh bộ Bắc Ninh Ngô Gia Tự giới thiệu cho Bí thư Thành bộ Hải Phòng Nguyễn Đức Cảnh, cử đến hoạt động ở khu mỏ Vàng Danh (Uông Bí) với bí danh Phùng.[2]

Ngày 17 tháng 6 năm 1929, Nguyễn Văn Cừ được kết nạp vào chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng đầu tiên ở Hà Nội. Tháng 9, ông được điều về Thành ủy Hải Phòng, sau đó đến hoạt động ở mỏ Mạo Khê với bí danh Phùng Ngọc Tường.[3] Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, ông được Nguyễn Đức Cảnh điều đi hoạt động ở các khu mỏ thuộc Quảng Yên, Hải Ninh. Tháng 10, ông được Xứ ủy Bắc Kỳ cử làm Đại diện của Xứ ủy bên cạnh Đặc khu ủy Hồng GaiUông Bí do Vũ Văn Hiếu làm Bí thư. Ngày 15 tháng 2 năm 1931, trên đường từ Cẩm Phả về Hòn Gai, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án khổ sai, đày đi Côn Đảo.

Tháng 11 năm 1936, ông được trả tự do, về hoạt động bí mật ở Hà Nội. Nguyễn Văn Cừ đã tập trung vào công tác khôi phục cơ sở Đảng khôi phục và đẩy mạnh phong trào đấu tranh của nhân dân và đã thành công trong việc lập lại Xứ ủy Bắc kỳ và trở thành ủy viên Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ (tháng 3 năm 1937). Tháng 9 năm 1937, Nguyễn Văn Cừ được cử vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ở hội nghị Hóc Môn (Gia Định). Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương (29 tháng 3 năm 1938), ông được bầu làm Tổng Bí thư khi mới 26 tuổi.[4]

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 3 năm 1938, Nguyễn Văn Cừ đã cùng Trung ương Đảng xây dựng Nghị quyết "kiểm điểm các công tác, vạch ra nhiệm vụ của Đảng trong thời kỳ mới, xác định vấn đề lập Mặt trận dân chủ thống nhất là một nhiệm vụ trung tâm của Đảng trong giai đoạn hiện tại". Ngay sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, ông đã xúc tiến ngay việc thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông, Nghị quyết Hội nghị của Ban Chấp hành trung ương (tháng 11 năm 1939) đã quyết định những vấn đề quan trọng trong chuyển hướng chiến lược cách mạng. Đảng chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất và đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc, chống tô cao, chống nặng lãi và tạm gác khẩu hiệu lập chính quyền xô viết công nông binh, thay bằng thành lập chính quyền cộng hòa dân chủ, thành lập Mặt trận Nhân dân Phản đế Đông Dương[5].

Ngày 17 tháng 1 năm 1940, Nguyễn Văn Cừ và Lê Duẩn, Vũ Văn Hiếu (có tài liệu ghi tên đồng chí là “Nguyễn Văn Hiếu”) bị bắt ở Sài Gòn với nhiều tài liệu quan trọng và bị tòa tiểu hình Sài Gòn kết án tù.

Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 1940, ông bị thực dân Pháp ghép vào tội đã thảo ra "Nghị quyết thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương", "chủ trương bạo động" và là "người có trách nhiệm tinh thần trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ" và kết án tử hình.

Ngày 28 tháng 8 năm 1941, Nguyễn Văn Cừ bị bắn cùng lúc với một số đảng viên cộng sản khác như Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu... tại Ngã ba Giồng.

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

v.v

Viết về Nguyễn Văn Cừ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lê Duẩn: "Về tuổi đời anh Cừ kém chúng tôi và các anh Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập từ 5 đến 10 tuổi nhưng anh là một trí tuệ lỗi lạc của Đảng, rất sắc sảo và nhạy bén về chính trị lại có khả năng đoàn kết và thuyết phục anh em".
  • Võ Nguyên Giáp: "...Thật tự hào cho Đảng ta đã có một đồng chí Tổng Bí thư rất trẻ mà đã có tài năng lãnh đạo xuất sắc - đồng chí Nguyễn Văn Cừ".
  • Hoàng Quốc Việt: "Nhớ ngày nào còn về Tam Sơn gặp Nguyễn Văn Cừ, rồi ngày ở Côn Đảo, mắt le lé nhìn, miệng hơi nhô ra tranh luận,... một trí tuệ siêu việt của Đảng đã mất rồi".

Tên của Nguyễn Văn Cừ được đặt cho các đường phố ở thành phố Hà Nội (đoạn Quốc lộ 5 nối cầu Chương Dương với Ngô Gia Tự), Thành phố Hồ Chí Minh (từ ngã sáu Cộng Hòa nối cầu Nguyễn Văn Cừ với Dương Bá Trạc), thành phố Đà Nẵng (từ đèo Hải Vân đến cầu Nam Ô), Đồng Hới (từ Cầu Vượt Thuận Lý tới Lê Lợi), Vũng Tàu (cắt đường Nguyễn An Ninh), Vinh, Cần Thơ, Hạ Long (từ Kênh Liêm đến Cầu Trắng - Vũ Văn Hiếu), Móng Cái (từ trường THPT Trần Phú đến phố Lý Công Uẩn), Tuy Hòa (nối đường Hùng Vương với đường Độc Lập), Rạch Giá, Phú Quốc, Bắc Ninh (khu vực xã Phù Khê), Pleiku (Nối P. Ia Kring,Pleiku Với Xã Ia Đêr,Huyện Ia Grai),Nhơn Trạch, Đồng Nai (Nối đường Trần Phú với Hùng Vương)...,

Nguyễn Văn Cừ còn là tên của nhiều trường trung học, trường đào tạo cán bộ (ví dụ như trường đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ tại Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, vùng đất nơi ông trưởng thành) và một số phường (ví dụ như phường Nguyễn Văn CừQuy Nhơn).

Khu di tích lưu niệm Nguyễn Văn Cừ được xây dựng tại quê hương ông tại thôn Phù Khê Thượng, phường Phù Khê, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.(ko rõ về quá trình hình thành)

Tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội có một ngôi trường Trung học phổ thông mang tên Nguyễn Văn Cừ, đây là ngôi trường rộng thứ 3 thành phố Hà Nội và ở giữa khuôn viên trường có một bức tượng của ông.

Tại phường Mạo Khê, thị xã ĐôngTriều, tỉnh Quảng Ninh có 1 ngôi trường tiểu học của con em thợ mỏ đã được mang tên Nguyễn Văn Cừ. Trong khuôn viên nhà trường đã đặt tượng bán thân bằng đồng của ông. Cùng với đó, 1 tuyến đường đẹp từ chùa Non Đông (Tường Quang tự) xuống đến Công ty xi măng Hoàng Thạch được mang tên ông

Tại Công viên Mỏ than Mạo Khê có đặt tượng Nguyễn Văn Cừ.

“Tuổi trẻ Nguyễn Văn Cừ” là vở chèo của tác giả Đào Thiện đã được dàn dựng và biểu diễn rất thành công những năm 1970, 1980.[6]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ - Nhà lãnh đạo tài năng”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2010.
  2. ^ Đồng chí Nguyễn Văn Cừ: Nhà lãnh đạo xuất sắc, một tấm gương cộng sản mẫu mực
  3. ^ Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ với phong trào cách mạng Khu mỏ
  4. ^ Đồng chí Nguyễn Văn Cừ: Tổng Bí thư trẻ nhất trong lịch sử của Đảng ta
  5. ^ Đồng chí Nguyễn Văn Cừ - Nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam[liên kết hỏng]
  6. ^ “Hình tượng Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ trên sân khấu Chèo”.
Tiền nhiệm:
Hà Huy Tập
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
1938 - 1940
Kế nhiệm:
Trường Chinh
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tóm tắt chương 222: Điềm báo - Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 222: Điềm báo - Jujutsu Kaisen
Mở đầu chương là cảnh Uraume đang dâng lên cho Sukuna 4 ngón tay còn lại. Chỉ còn duy nhất một ngón tay mà hắn chưa ăn
Đôi nét về cuốn sách Nghệ thuật Kaizen tuyệt vời của Toyota
Đôi nét về cuốn sách Nghệ thuật Kaizen tuyệt vời của Toyota
Kaizen được hiểu đơn giản là những thay đổi nhỏ được thực hiện liên tục với mục tiêu cải tiến một sự vật, sự việc theo chiều hướng tốt lên
Vay tiền - con dao hai lưỡi: Bạn có biết cách vay mượn tiền thế nào cho hiệu quả?
Vay tiền - con dao hai lưỡi: Bạn có biết cách vay mượn tiền thế nào cho hiệu quả?
Trong đầu tư, kinh doanh, vay còn được gọi là đòn bẩy tài chính, một công cụ rất hiệu quả được nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư sử dụng.
Review phim Lật mặt 6 - Tấm vé định mệnh
Review phim Lật mặt 6 - Tấm vé định mệnh
Phần 6 của chuỗi series phim Lật Mặt vẫn giữ được một phong cách rất “Lý Hải”, không biết phải diễn tả sao nhưng nếu cắt hết creadit