Nhóm ngôn ngữ Samoyed

Nhóm ngôn ngữ Samoyed
Ngữ chi Samoyed
Phân bố
địa lý
Miền bắc lục địa Á Âu
Phân loại ngôn ngữ họcUral
  • Nhóm ngôn ngữ Samoyed
Tiền ngôn ngữSamoyed nguyên thủy
Ngữ ngành con
ISO 639-5:syd
{{{mapalt}}}
Phân bố địa lý của nhóm ngôn ngữ Samoyed trong thế kỷ 17 (nét gạch gạch) và thế kỷ 20 (tô màu).

Nhóm ngôn ngữ Samoyed hay ngữ chi Samoyednhóm ngôn ngữ được nói ở cả hai bên dãy núi Ural, tại vùng cực bắc của lục địa Á Âu. Có 25.000 người sử dụng nhóm ngôn ngữ này như tiếng mẹ đẻ.

Nhóm ngôn ngữ Samoyed bắt nguồn từ một ngôn ngữ tổ tiên chung được gọi là ngôn ngữ Samoyed nguyên thủy. Đây là một nhánh của Hệ ngôn ngữ Ural. Nhóm ngôn ngữ này không có nhiều ngôn ngữ, và có lẽ bắt đầu phân tách từ thế kỷ 1 trước Công nguyên.[1]

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Có phân loại chia nhóm này ra làm nhánh miền Bắc và miền Nam, dù đây ít nhiều là cách phân loại mang tính địa lý.

Samoyed miền Bắc/Lãnh nguyên
Samoyed miền Nam
  • Selkup / Taiga (Ostyak-Samoyed), gồm các phương ngữ:
    • Selkup Taz
    • Selkup Tym
    • Selkup Ket
  • Sayan / Samoyed rừng

Một phân loại mang tính phả hệ cho thấy sự phân tách giữa tiếng Nganasan và tiếng Mator, với cụm Enets–Nenets–Yurats và Kamas–Selkup.[1]

Nganasan
Mator
Samoyed cốt lõi

Phân bố địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay, Vùng lãnh thổ Samoyed kéo dài từ biển Trắng đến biển Laptev, dọc theo bờ biển Bắc Cực khu vực nước Nga thuộc châu Âu, bao gồm cả miền Nam Novaya Zemlya, bán đảo Yamal, cửa của các sông ObEnisei và vào tới bán đảo Taymyr ở cực bắc Sibir.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Janhunen, Juha (1998). “Samoyedic”. Trong Daniel Abondolo (biên tập). The Uralic Languages. London / New York: Routledge. tr. 457–479.
  • Janhunen, Juha (1998). "Samoyedic". Trong: Daniel Abondolo (ed.), The Uralic Languages, tr. 457–479. Luân Đôn / New York: Routledge.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan